HOME
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
Cầu cho các vị Tử đạo mới.
Chúng ta hãy cầu nguyện để việc những ai có nguy cơ phải mất mạng sốngvì Tin Mừng tại nhiều nơi trên thế giới có thể khơi lên trong Giáo hội lòng can đảm và nhiệt thành truyền giáo của họ.
For the Martyrs of our day, witnesses to Christ.
Let us pray that those who risk their lives for the Gospel in various parts of the world might imbue the Church with their courage and missionary drive.

HIỆPTHÔNG

Mừng Chúa Phục Sinh -

Nguồn Gốc & Ý Nghĩa Ngày Chúa Nhật Phục Sinh

Lễ Phục sinh là việc tưởng nhớ sự sống lại của Đức Kitô từ cõi chết. Lễ Phục Sinh có nguồn gốc từ lễ Vượt qua của Do Thái Giáo và là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người theo Kitô giáo.

1. Nguồn gốc:

Lễ Phục Sinh có nguồn gốc từ lễ Vượt qua của Do Thái Giáo. Người Kitô hữu nhận ra qua cái chết và sự phục sinh, Đức Giêsu hoàn thành những gì biến cố Xuất Hành đã biểu hiện trước, đó là giải phóng con người khỏi sự dữ và đưa họ vào cuộc sống mới. Lễ mừng Chúa Giêsu sống lại được cử hành vào mỗi ngày Chúa Nhật.

Kinh Thánh Tân Ước không có đoạn nào nói về lễ Phục Sinh của Kitô giáo. Lễ này chỉ xuất hiện vào thế kỷ thứ hai công nguyên. Các Giáo hội Đông phương thuộc miền Tiểu Á như Êphêxô, Smyrne… theo sát với truyền thống Do Thái giáo, và họ mừng lễ Phục Sinh vào 14 tháng Nisan, cho dù ngày này rơi vào một ngày trong tuần chứ không bắt buộc phải là ngày Chúa nhật.

Ngược lại Giáo hội Tây phương tại Rôma, bên Palestine, Ai cập, Hy Lạp và xứ Gaule (Pháp) lại mừng lễ Phục Sinh vào ngày Chúa nhật vì Chúa Giêsu sống lại ngày Chúa Nhật. Ngày Chúa nhật này có thể rơi vào ngày 14 Nisan của Do Thái, hay là Chúa Nhật kế tiếp nếu như ngày 14 Nisan không là một ngày Chúa nhật.

Cuộc tranh cãi về việc mừng lễ Phục Sinh cũng như việc cử hành phụng vụ đa dạng tại các vùng khác nhau và nêu lên sự hiểu biết khác biệt về lễ Phục Sinh. Khi mừng lễ Phục Sinh vào ngày 14 Nisan, Giáo hội Đông Phương cũng mừng mầu nhiệm Đức Giêsu chết và sống lại, nhưng họ đánh dấu trọng tâm vào cái chết của Người, trong khi đó bên Tây Phương nhấn mạnh vào sự sống lại. Cuộc tranh luận suýt gây ra đổ vỡ giữa hai bên. Vào năm 192, Đức Giáo hoàng Victor quyết định dứt phép thông công các Giáo Hội miền Tiểu Á. Thánh Irênê can thiệp ôn hoà và Đức Giáo hoàng rút lại vạ tuyệt thông. Tại Công đồng Nicêa năm 325, các Giáo hội Kitô giáo đồng ý tách biệt lễ Vượt Qua Do Thái Giáo và lễ Phục Sinh Kitô giáo. Các nghị phụ chấp thuận mừng lễ Phục Sinh vào ngày Chúa nhật tiếp theo tuần trăng tròn (14 Nisan) sau ngày Phân xuân.

Lễ Phục Sinh thường được xem là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người theo Kitô giáo, thường diễn ra vào tháng 3 hoặc 4 mỗi năm để tưởng niệm sự kiện phục sinh của Chúa Giêsu. Phục Sinh cũng được dùng để chỉ một mùa trong năm phụng vụ Công giáo gọi là Mùa Phục Sinh, kéo dài đúng 50 ngày, từ Chúa Nhật Phục Sinh đến Lễ Hiện Xuống.

Năm mươi ngày hoan lạc Phục Sinh của các tín hữu Kitô giáo dựa trên cách tính lễ Ngũ Tuần của người Do Thái. Nhưng theo cách tính của người Do Thái, thì lễ Ngũ Tuần là ngày thứ 50 sau lễ Vượt Qua, trong khi các tín hữu Kitô lại coi đó như là tuần lễ gồm hết 50 ngày. Mùa Phục Sinh bắt đầu với Chúa Nhật Phục Sinh, cũng là ngày cuối của Tam Nhật Vượt Qua và ngày đầu của bát nhật Phục Sinh hay tuần lễ áo trắng (in albis), để kết thúc vào ngày thứ 50, tức Chúa nhật VIII Phục sinh.

 

2. Ý nghĩa:

Lễ Phục sinh là việc tưởng nhớ sự sống lại của Đức Kitô từ cõi chết. Lễ này được cử hành vào ngày Chúa Nhật vốn kết thúc Tuần Thánh và Mùa Chay. Chúa Nhật phục sinh là ngày bắt đầu Mùa Phục sinh của năm phụng vụ.

Như chúng ta biết từ các sách Tin Mừng, ngày thứ ba sau khi Đức Kitô bị đóng đinh vào thập giá, Ngài chỗi dạy từ cõi chết vào ngày Chúa Nhật. Sự phục sinh của Đức Kitô đánh dấu cuộc vinh thắng khải hoàn của Ngài trước sự dữ, tội lỗi và cái chết. Từ đó Phục sinh diễn tả lời hứa của Thiên Chúa đã thành toàn cho cả nhân loại, đó là ngày lễ quan trọng nhất trong lịch phụng vụ Kitô giáo.

Trong các sách Tin mừng, những chi tiết minh thị về Phục sinh thuật lại rất ít, và có những chi tiết không ăn khớp lại xoay quanh một câu chuyện chính là Đức Giêsu đã phục sinh. Thực vậy, người ta tranh cãi rằng những chi tiết không ăn khớp ấy đơn thuần chỉ là những nguyên do văn chương, chứ không phải là bản chất của vấn đề. Mặc dù có những dữ kiện khác nhau ấy, nhưng khía cạnh chính yếu của câu chuyện phục sinh vẫn mạch lạc. Trên hết, người ta đồng ý với nhau thực sự về ngôi mộ trống của Đức Giêsu vốn là dữ kiện chính yếu nhất. 

Dựa trên bằng chứng trực tiếp từ giữa thế kỷ thứ hai, người ta tin rằng Phục sinh thường được cử hành từ những ngày đầu tiên của Giáo Hội.

Ngày Phục sinh có thể được chuyển dời và luôn rơi vào ngày Chúa Nhật giữa 22 tháng 3 và 25 tháng 4. Ngày Phục sinh của Giáo Hội Công Giáo Rôma luôn là ngày Chúa Nhật thứ nhất sau trăng rằm đầu tiên của mùa Xuân.

Hầu hết Người Công giáo tham dự lễ vọng đêm phục sinh, dù những nghi thức có thể kéo dài vì nhiều bí tích được cử hành trong thánh lễ, chẳng hạn như bí tích rửa tội, nghi thức người trưởng thành gia nhập đạo Công giáo. Nghi thức trong ngày Phục sinh thường ngắn ngọn hơn. 

Nghi thức rạng sáng Chúa nhật Phục sinh thường được các anh em Tin Lành cử hành. Họ tề tựu trước bình minh hay rạng sáng Ngày Phục sinh để suy niệm về việc vài phụ nữ đến mộ Đức Giêsu vào tờ mờ sáng. Nghi thức này thường được cử hành trước nhà, trước sân nhà thờ, nơi nghĩa trang hoặc công viên, và họ cử hành cho tới khi mặt trời mọc hẳn. 

Những hoạt động truyền thống của gia đình cũng khác nhau tùy vùng miền. Tại Hoa Kỳ, trẻ em thường đi tìm trứng Phục sinh, đó là những quả trứng đã chín với màu sắc rực rỡ, hoặc có thể là trứng nhựa với những thỏi kẹo hoặc đồng tiền nhỏ đính vào. Kẹo là món quà truyền thống trong ngày Phục sinh mà các trẻ nhỏ thường dùng trong những ngày chay tịnh của các em. Người lớn thường tặng cho nhau bó hoa, tấm thiệp và có thể cùng nhau dùng bữa trong gia đình. Tiếc là những dịp kỷ niệm ấy thường bị tục hóa và chỉ chú trọng vào trẻ em và gia đình hơn là chiều kích tôn giáo của ngày thánh này.    

Sau Chúa nhật Phục sinh, Mùa Phục sinh bắt đầu và kết thúc sau đó bảy tuần, nhằm ngày Chúa Nhật Chúa Thánh Thần Hiện Xuống.

 

Dòng Nữ Đa Minh Thái Bình

 

Tam Nhật Vượt Qua -

Nguồn Gốc & Ý Nghĩa Ngày Thứ Bảy Tuần Thánh 

1. Nguồn gốc:

Ngay từ thế hệ Kitô hữu đầu tiên, đã có việc cử hành hằng năm mừng Chúa sống lại. Trong suốt ba thế kỷ đầu, đây là lễ hội duy nhất được ghi nhận trong Giáo Hội. Việc cử hành nguyên thủy – tiền thân của Lễ Phục Sinh sau này – được thực hiện bằng hình thức một cuộc canh thức (vigilia trong tiếng La tinh có nghĩa là “sự tỉnh thức” hay “đợi chờ”). Thật dễ hiểu tại sao các Kitô hữu đã chọn những giờ khắc của ban đêm để cử hành cảm nghiệm tôn giáo của mình về cuộc khải thắng của Đức Kitô trên sự chết và tội lỗi – đồng thời đó cũng là cuộc khải thắng của chính họ cùng với Đức Kitô. Chính trong những giờ khắc của đêm tối trước ngày thứ nhất trong tuần (ngày Chúa Nhật) mà mầu nhiệm này đã diễn ra. (Mt 28,11; Mc 16,1; Lc 24,1; Ga 20,1).

Vào thời Giáo Hội sơ khai, có một niềm tin rất phổ biến rằng Chúa Phục Sinh sẽ trở lại trong chính những giờ khắc đêm tối này của Đêm Canh Thức Phục Sinh. Vì vậy, điều đương nhiên là tất cả mọi người cùng có mặt và chờ đợi. Đây sẽ là sự trở lại cuối cùng trong vinh quang của Người, và ngày nay trong mỗi Thánh Lễ, lời loan báo về sự cáo chung của thời gian vẫn còn vang lên để xác tín: “Đức Kitô đã chết, đã sống lại và sẽ đến!”.

Ngoại trừ một số thay đổi, nhất là thay đổi về thời lượng, nghi thức đã được canh tân ngày nay phản ảnh rõ chính nghi thức của những thế kỷ ban đầu. Vừa khi sao hôm xuất hiện trên bầu trời, các nghi thức bắt đầu được cử hành và kéo dài suốt cả đêm. Những khoảnh khắc đầu tiên dành cho việc đọc các bài đọc Thánh Kinh và những lời nguyện. Các bài đọc Thánh Kinh – thường gồm 12 bài – nhấn mạnh ý nghĩa tiên tri về một công cuộc sáng tạo và cứu độ mới bằng nước. Đó là những bản văn nói về cuộc tạo dựng ban đầu, sự sa ngã, trận lụt hồng thủy, câu chuyện sát tế Isaac, biến cố các thiên thần vượt qua cửa nhà người Do Thái để tàn sát các con trai đầu lòng của người Ai Cập, cuộc vượt qua Biển Đỏ và hành trình tiến vào Đất Hứa.

Khi bóng tối đã trùm kín không gian cũng là lúc chủ đề nói trên được thể hiện bằng nghi thức sáng tạo mới qua nước của Phép Rửa, nhất là Phép Rửa cho người trưởng thành. Vốn là một nét đặc trưng của Đêm Canh Thức Phục Sinh, nghi thức này bắt đầu với việc làm phép nước Phục Sinh một cách trọng thể. Trong khi cộng đoàn hát Kinh Cầu Các Thánh, cây Nến Phục Sinh cháy sáng được cắm vào nước, và dầu thánh cũng được chế vào hòa lẫn với nước. Giờ đây, những người dự tòng – thường đã được chuẩn bị từ vài năm trước – sẽ tuyên hứa từ bỏ mọi ảnh hưởng của Satan trên con người cũ của mình; họ tuyên xưng đức tin, lãnh nhận Phép Rửa, được xức dầu và mặc áo trắng. Vào thế kỷ thứ 5, trong Giáo Hội Rôma có thực hiện việc xức dầu lần thứ hai do đức giám mục – và đây chính là dạng ban đầu của bí tích Thêm Sức.

Trong những thế kỷ đầu tiên, người ta có thói quen trao sữa và mật ong đã được làm phép cho những người mới lãnh nhận Phép Rửa. Cử chỉ này có ý nghĩa rằng người mới lãnh Phép Rửa là người còn non nớt trong đức tin, gọi là tân tòng. Cử chỉ ấy cũng ám chỉ rằng họ vừa mới tiến vào miền Đất Hứa mới “chảy tràn sữa và mật ong”. Việc thực hành nói trên, có tầm vóc đánh dấu một mốc điểm quan trọng trong cả đời sống, vốn là một thực hành được vay mượn từ các thần thoại ngoại giáo. Cuối cùng, gần lúc tờ mờ sáng, những người mới lãnh Phép Rửa sẽ rước Thánh Thể lần đầu cùng với cộng đoàn tín hữu.

 

2. Ý nghĩa:

Việc tưởng niệm Đức Kitô chịu chết và sống lại đạt tới cao điểm trong đêm nay. Đêm nay là đêm thánh của người Kitô hữu. Đêm nay cộng đoàn Kitô hữu ôn lại tất cả lịch sử cứu độ, từ buổi khai sinh lập địa và việc dân Israel ra khỏi Aicập cho đến việc Đức Giêsu sống lại và được tôn vinh trên trời. Thánh Augustin, trong tác phẩm “Sermo” đã coi Canh thức Vượt Qua trong đêm Vọng Phục Sinh là “Mẹ của mọi lễ Canh Thức”. Khi cử hành Canh thức này, Giáo hội canh thức để mong đợi Chúa Kitô sống lại và cử hành mầu nhiệm Phục sinh ấy trong các bí tích. Vì thế, mọi cử hành trong đêm Canh thức Vượt Qua phải được tổ chức vào ban đêm, nghĩa là khi bắt đầu đêm tối và kết thúc trước rạng đông ngày Chúa nhật. (x. Sách lễ Roma, Quy định tổng quát về năm phụng vụ và Niên lịch, số 21)

Đêm nay, người Kitô tận hưởng niềm vui Chúa Phục Sinh sau 40 đêm ngày ăn chay, hãm mình và cầu nguyện. Đêm nay, niềm vui của người Kitô hữu được thể hiện qua việc đi từ đêm tối đến ánh sáng, đi từ cõi chết âm u tiến vào cõi sống tưng bừng hoan hỷ. Đêm nay người Kitô hữu được mời gọi theo lời khuyên của Đức Kitô, họ cầm đèn sáng trong tay giống như những người đang tỉnh thức đợi chủ trở về để đưa họ vào bàn tiệc. Đêm nay, họ được nếm trước niềm vui của thánh Giêrusalem trên trời. Vì thế, đêm nay, họ hát vang lời Allêluia! Mừng Chúa Phục Sinh!

 

Lời Kết:

Biến cố Chúa Giêsu Kitô chịu đóng đinh và sống lại xảy ra trong bối cảnh lễ Vượt Qua, là cử hành quan trọng nhất trong niên lịch của người Do thái. Ngày quan trọng nhất đối với người Do thái đã trở thành ngày thánh thiêng nhất đối với người Kitô hữu. Việc cử hành phụng vụ Tam nhật thánh không dừng lại ở việc hướng về, tưởng nhớ một sự kiện lịch sử chan hòa ý nghĩa xúc động và đầy sức tác động, nhưng quan trọng trên hết chính là tái diễn cách sống động sự kiện Đức Giêsu đã chết và sống lại trong hiện tại và kéo dài đến tương lai. Vì thế, cuộc sống của người Kitô hữu được mời gọi nối dài các mầu nhiệm của Đức Kitô, đặc biệt là Mầu nhiệm tử nạn và phục sinh của Người. Chúng ta được mời gọi biết chết với Đức Kitô để rồi cũng được sống lại với Ngài. Chính là Chúa Giêsu Kitô là sức mạnh, bình an và nguồn mọi ơn phúc của mỗi người chúng ta.

 

Dòng Nữ Đa Minh Thái Bình

 

Tam Nhật Vượt Qua -

Nguồn Gốc & Ý Nghĩa Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh

1. Nguồn gốc:

Việc cử hành phụng vụ ngày Thứ Sáu Tuần Thánh tại Giêrusalem được ghi nhận đầu tiên vào thế kỷ IV do sử gia Esgerie tường thuật lại về việc cầu nguyện và suy niệm về cuộc Thương khó Chúa trong suốt lộ trình từ Nhà Tiệc Ly đến chân đồi Gôlgôtha. Trên lộ trình này, dân chúng dừng lại từng chặng để nghe các đoạn sách Ngôn sứ nói về cuộc Thương khó của người Tôi Tớ Thiên Chúa, suy niệm các đoạn Tin mừng nói về đau khổ của Chúa, cầu nguyện và hát thánh ca. Cuối lộ trình là nơi Chúa chịu đóng đinh, Giám mục sẽ đưa cao cây Thánh giá cho dân chúng tôn thờ.

Tại Rôma thế kỷ VII, ngày Thứ Sáu Tuần Thánh người ta tưởng niệm cuộc khổ nạn bằng cách suy gẫm trình thuật Thương khó theo Tin mừng Gioan, sau đó cộng đoàn sẽ đọc lời cầu chung cho Giáo Hội, các nhà lãnh đạo thế giới, cầu cho sự hiệp nhất và cho mọi nhu cầu của nhân loại. Vì không cử hành thánh lễ nên nhiều nhà thờ tổ chức cử hành phụng vụ Lời Chúa cách trọng thể: Thánh giá có tượng chịu nạn được để trên bàn thờ cho dân chúng tôn thờ, nghe Lời Chúa và suy gẫm về cuộc khổ nạn của Người, sau đó rước lễ (x. Năm phụng vụ, Nguyễn Thế Thủ, ĐCV Giuse Tp HCM 2001, tr 59).

Trước năm 1955, việc cử hành phụng vụ ngày Thứ Sáu Tuần Thánh có sự khác biệt so với hiện nay: ban sáng cử hành phụng vụ Lời Chúa và suy tôn Thánh giá, buổi chiều đi đàng Thánh giá, buổi tối nghe “giảng đại phúc” về cuộc Thương khó của Chúa Giêsu. Nhưng sau 1955 có sự sắp xếp lại việc cử hành nghi thức: buổi chiều cử hành cuộc Thương khó và tôn vinh Thánh giá, đồng thời cho phép cộng đoàn phụng vụ rước lễ nhưng không cử hành thánh lễ. Nghi thức từ năm 1970 đến nay không thay đổi gì nhiều về cấu trúc và giờ cử hành, nhưng chỉ thay đổi về các bài đọc, sắp xếp lại các lời nguyện cũng như thêm vào một số ý nguyện mới theo tinh thần của Vaticano II. (x.Năm phụng vụ, Nguyễn Thế Thủ, ĐCV Giuse Tp HCM 2001, tr 66)

 

2. Ý nghĩa:

Theo Kinh Thánh, trước ngày Lễ Vượt Qua của người Do Thái, Đức Giêsu đã bị xử án tại dinh Philatô vào lúc tảng sáng, rồi Người bị kết án Tử hình, vác thập giá đến pháp trường, bị đóng đinh vào thập giá, bị treo lên và rồi Người tắt thở trên thập giá vào khoảng 3 giờ chiều. Vì thế, hôm nay Giáo Hội muốn chúng ta hãy chăm chú suy niệm về tình thương của Ngài qua những khổ hình và cuộc tử nạn của Người được trình bày qua bài Thương Khó. Chúng ta hãy suy niệm về mầu nhiệm Thập Giá Chúa Kitô. Hôm nay là ngày thích hợp để mỗi Kitô hữu chúng ta trở về với lòng mình. Chúng ta hãy kết hợp lòng mình với những đau khổ mà Ngài đã chịu vì yêu thương ta và muốn cứu độ ta.

Việc cử hành vào chiều Thứ Sáu không phải là Thánh lễ mà chỉ là một Nghi lễ tưởng niệm việc Đức Giêsu chịu chết. Đây không phải là những lễ nghi chỉ gợi nên một cuộc trình diễn bi kịch cảm động về cuộc thương khó của Đức Giêsu. Đây là một mầu nhiệm Đức Tin. Chúng ta phải luôn tin rằng Đức Giêsu chết và đã sống lại để cứu độ chúng ta. Nhưng để có thể hiểu chúng ta được cứu khỏi một vực thẳm đầy tội lỗi và gian tà như thế nào, chúng ta cùng với Ngài bước xuống vực thẳm đó. Nghi lễ Thứ Sáu tuần thánh nhắc lại việc Đức Giêsu xuống vực thẳm ấy, đó là tội lỗi của loài người, những đau khổ của nhân loại về thể xác cũng như tinh thần (bị hất hủi, bị người thân phản bội, bị thất bại, bị xâm phạm thân thể, bị đối xử bất công, bị nhục nhã, nỗi lo âu khủng khiếp như hấp hối, sợ hãi, chết v.v.). Nghi lễ hôm nay phải giúp ta ý thức tầm mức nghiêm trọng của sự dữ và sự tội; đồng thời ý thức giá trị tuyệt vời của việc Chúa cứu chuộc chúng ta. Hôm nay cũng là dịp thuận tiện để ta giục lòng thống hối, hoán cải tâm hồn qua việc chay tịnh, hãm mình hy sinh và đền tội.

 

Dòng Nữ Đa Minh Thái Bình

 

Tam Nhật Vượt Qua -

Nguồn Gốc & Ý Nghĩa Ngày Thứ Năm Tuần Thánh

1. Thánh Lễ Làm Phép Dầu:

a. Nguồn gốc:

Dầu tượng trưng cho sự phong phú và chúc lành của Thiên Chúa. Dầu cũng là dấu hiệu của sự hân hoan, vui mừng. Đức Kitô, Đấng được xức Dầu, trở thành Tư Tế, thành Tiên Tri và thành Vướng Đế của Tân ước. Y tưởng này bắt nguồn từ Cựu ước. Thời Cựu ước, người ta quen dùng nghi thức xức dầu để tấn phong các vị tư tế, tiên tri và vua.

Dầu đem lại sự hân hoan tươi tắn, đem lại sức mạnh và làm cho tâm hồn trở nên thơm ngoan dịu dàng trước mắt. Chính vì thế, Chúa Kinh Thánh có 3 hình ảnh khác về ý nghĩa của dầu: Hình ảnh Nước Đại Hồng Thủy tẩy sạch trần gian, rồi tiếp đó là cành lá của cây Ôliu do chim câu tha về. Hình ảnh Aharon được tắm rửa, thanh tẩy trước khi được xức dầu. Hình ảnh Chúa Giêsu chịu phép rửa ở sông Giođan. Sau đó, được xức dầu tấn phong nhờ Chúa Thánh Thần qua hình chim bồ câu.

 

b. Ý nghĩa:

Việc làm phép dầu được đưa vào thánh lễ từ sau cuộc canh tân 1955. Trong thánh lễ này Đức Giám mục sẽ làm phép Dầu Bệnh nhân, Dầu Dự Tòng và thánh hiến dầu thánh, sau đó phân phát đến các giáo hạt và các giáo xứ. Điều này có ý nói rằng Dầu từ Nhà thờ Chánh Tòa, là Nhà thờ của Đức Giám Mục Giáo phận chia đi tới các nẻo đường, các vùng trong giáo phận. Và con đường mà Dầu từ trung tâm là Nhà thờ Chánh Tòa được phân chia đi các nhánh đó sẽ được minh họa bằng một từ gọi là Con Đường Dầu. Con Đường Dầu này nói lên vai trò trung tâm của Đức Giám Mục và nói lên sự liên kết đằm thắm giữa ngài các Linh mục trong Giáo phận.

Thông thường, thánh lễ này được tổ chức vào sáng ngày thứ Năm Tuần Thánh. Do đó, thánh lễ Dầu là thời điểm để quy tụ các linh mục bên cạnh Đấng bản quyền của mình để hiệp dâng thánh lễ. Đồng thời, dân chúng cũng được mời gọi tham dự đông đủ vào nghi lễ quan trọng này. Trong thánh lễ, các linh mục lặp lại những lời cam kết của họ khi được thụ phong linh mục vì tình yêu Đức Kitô và tâm tình phục vụ Giáo hội.

 

2. Lễ tưởng niệm Bữa Tiệc Ly của Chúa Giêsu:

a. Nguồn gốc:

Mỗi năm, dân Do thái ăn lễ Vượt Qua để tưởng niệm việc họ đã được Thiên Chúa giải thoát khỏi cảnh áp bức của người Aicập và Thiên Chúa đã ký kết giao ước với họ. Chúa Giêsu Kitô đã mở đầu cuộc Thương Khó khi cùng với các môn đệ dùng bữa tiệc Vượt Qua đó. Từ giờ phút này, Đức Kitô sẽ thực sự dấn thân vào cuộc thương khó tử nạn. Ngài đã khởi đầu bằng một bữa tiệc Vượt Qua cổ truyền để chấm dứt Lễ Vượt qua của Cựu Ước, đồng thời mở đầu cho lễ Vượt Qua của Tân Ước bằng chính máu thịt Ngài. Cuộc hiến tế đẫm máu trên đồi Canvê giờ đây được tiên báo bằng việc lập Bí tích Thánh Thể. Như vậy, Ngài đã muốn cho bữa tiệc này trở thành bữa tiệc của giao ước mới, giao ước Người lập khi đổ máu hy sinh trên thập giá. Nhiệm tích này sẽ tồn tại mãi mãi như một kỷ niệm và là một lễ hy sinh mỗi khi được tái hiện trên bàn thờ. Vì thế, khi trao cho các môn đệ tấm bánh và chén rượu, là đồ ăn thức uống đã trở thành Mình và Máu của Ngài.

Thứ Năm Thánh bắt đầu Tam Nhật Vượt Qua. Ban đầu, Tam Nhật chỉ gồm Thứ Sáu Thánh và Thứ Bảy Thánh (theo cách tính của người Do Thái là ba ngày). Sang thế kỷ 4 Thế kỷ IV, thời Thánh Augustinô ở Bắc Phi, vì Giáo Hội muốn sống từng giờ với Đức Giêsu trong cuộc vượt qua của Ngài nên đã lập ra nghi lễ chiều Thứ Năm Tuần Thánh. Vì ý muốn đó cho nên đây là ngày duy nhất buộc cử hành đúng vào giờ bữa ăn tối. Trước đó, Thứ Năm Thánh có tên là thứ năm Lễ Tiệc Ly. Ngày này tưởng niệm bữa tiệc ly của Chúa và kỷ niệm Chúa lập bí tích Thánh Thể. Và thứ năm này cũng có tên khác là thứ năm của Giới Răn Mới dựa theo Ga 13,34. Trong nghi lễ Thứ Năm có nghi thức rửa chân, để nhớ mãi giới luật tình yêu Chúa đã dạy trong đêm tiệc ly này. Nguyên thủy Thứ Năm Thánh chỉ là ngày chuẩn bị lễ mừng mầu nhiệm Vượt Qua. Vào ngày này, các hối nhân được xá giải và tái nhập vào cộng đoàn để họ được tham dự vào lễ Vượt Qua. Từ hôm nay, dầu thánh cũ bị hủy bỏ, các nhà thờ sẽ sử dụng dầu thánh mới để cử hành bí tích Thánh Thể và Thêm Sức vào đêm Phục Sinh.

Truyền thống cử hành nghi thức Lễ Tiệc Ly tại Giêrusalem, là địa điểm và thời điểm tiến hành bữa tiệc ly của Chúa theo tương truyền. Về sau cả Giáo Hội đã áp dụng nghi thức Thứ Năm Thánh tương tự truyền thống ở Giêrusalem. Tập tục này có từ thế kỷ IX.

 

b. Ý nghĩa:

Thánh Lễ hôm nay bắt đầu cho Tam Nhật Vượt Qua. Trong Thánh Lễ này, chúng ta tưởng niệm lại 3 ý nghĩa chính sau đây: Tái diễn lại bữa tiệc của Chúa Giêsu với các môn đệ. Đây là thời điểm Đức Giêsu lập bí tích Thánh Thể và chức Linh Mục Thượng Phẩm để qua những con người này Ngài trực tiếp hiện diện với nhân loại cho đến ngày tận thế. Hôm nay Giáo Hội cũng kỷ niệm lại với những lời trăn trối tâm huyết cuối cùng mà Ngài đã dành cho các môn đệ đó là việc Ngài ban giới luật yêu thương được cụ thể hóa bằng việc rửa chân cho các Tông đồ. Ba sự việc này diễn ra trong thời gian sau cùng mà Đức Giêsu còn ở giữa các môn đệ. Như vậy, chiều hôm nay, Giáo Hội sống lại những giây phút cao quí nhất, tuyệt vời nhất của tình yêu nơi Đức Kitô, một tình yêu không thể đo lường hay sánh ví.

 

Dòng Nữ Đa Minh Thái Bình

 

Vatican News -

Chủ Tịch Hàn Lâm Viện Tòa Thánh Về Sự Sống Nói Về Sự Phục Sinh 

Trong cuộc trò chuyện với phóng viên Báo Quan sát viên Roma của Tòa Thánh gần đây, với sứ vụ là Chủ tịch Hàn lâm viện Tòa Thánh về Sự sống, Đức Tổng Giám Mục Vincenzo Paglia đã có những suy tư về ý nghĩa của việc tin vào sự phục sinh trong thời đại hôm nay.

Thưa Đức Tổng Giám Mục, có phải ngày nay đang có sự suy giảm chú ý và nhạy cảm đối với các mầu nhiệm sự sống, cái chết và sự phục sinh? Có phải con người ngày nay không còn tin vào sự sống lại?

Vấn đề tôi nhận thấy là sự im lặng gần như hoàn toàn ở hai điều cuối cùng của Kinh Tin Kính: “Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại. Tôi tin hằng sống vậy”. Lời tuyên xưng này đã trải qua nhiều thế kỷ, ở mọi nơi, mọi nền văn hóa, và luôn luôn vững chắc và thiết yếu. Đức tin của dân Thiên Chúa vào Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần tìm thấy kết luận tự nhiên trong câu này của Kinh Tin Kính. Tuy nhiên, thật không may ngày nay điều này dường như bị bỏ qua, được tuyên xưng nhưng không phải theo cách đầy hương vị, hiểu biết. Lời tuyên xưng vẫn ở đó, và tôi nói thêm thật may là vẫn ở đó. Rõ ràng là nếu chúng ta có thể mở được tráp kho báu mà câu này ẩn giấu thì cuộc sống của chúng ta sẽ tươi sáng hơn. Cuộc sống trước và sau. Và đức tin Kitô giáo sẽ trở nên lôi cuốn.

 

Do công việc, Đức Tổng thường đối thoại với thế giới không tin. Dọc theo biên giới này, Đức Tổng đã đối diện với chủ đề sự sống sau cái chết như thế nào? Ngài thấy có những phản ứng gì?

Chắc chắn đó là một chủ đề hiện diện trong tâm trí của nhiều người, bất kể niềm tin tôn giáo, và với những liên can tâm lý quan trọng. Tôi có thể kể cho bạn nhiều giai thoại về điều này. Chẳng hạn, tôi nghĩ đến mối quan hệ của tôi với hai nhà nhân văn quan trọng không có đức tin và tôi rất quý mến: Luigi Manconi và Eugenio Scalfari. Khi tôi đối diện với họ về những vấn đề lớn của cuộc sống, tôi ghi nhận một sự bối rối nhất định. Manconi mỉm cười nói với tôi: “Nếu được chọn, tôi sẽ vui lòng đón nhận cuộc sống sau khi chết”; và tôi vẫn cười nói: “Và may mắn, điều đó không phụ thuộc vào ông nhưng phụ thuộc vào Chúa Cha Hằng Hữu”. Trong cuộc đối thoại với Scalfari, tôi nhận thấy rằng, sau khi “phải lòng” Đức Thánh Cha Phanxicô, chủ đề này đã mạnh mẽ đi vào suy nghĩ của ông. Điều tôi muốn nói là, nếu chủ đề này được diễn đạt một cách chính xác và không do dự, thì nó sẽ làm cho đức tin trở nên lôi cuốn hơn. Trong tâm trí tôi xuất hiện những lời của Thánh Inhaxiô Antiochia, khi được đưa đến Roma chịu tử đạo, rằng: “Trong những lúc khó khăn, Kitô giáo không phải là một hoạt động của niềm tin nhưng là một ý tưởng về sự vĩ đại”. Và tôi chuyển dịch là “ý tưởng lôi cuốn”.

 

Vậy làm cách nào ý tưởng về sự phục sinh có thể được diễn tả bằng những thuật ngữ lôi cuốn?

Trước hết, đây không chỉ là việc giải thích nhưng còn khơi dậy: khơi dậy những cảm xúc, say mê, hy vọng. Tóm lại, để tái tạo một khôn ngoan của cuộc sống, cũng nối liền với sự sống “đời sau”. Một sự khôn ngoan không khẳng định rằng cái chết không tồn tại hoặc nó không gây đau khổ, nhưng chắc chắn không gây tuyệt vọng. Chính vì - như Thánh Tông đồ nói - chúng ta đau khổ, điều đó đúng, nhưng không đau khổ như những người không có niềm hy vọng. Và điều này làm cho tôi phải nói rằng Kinh Tin Kính Kitô giáo kỳ lạ, ngạc nhiên, thậm chí mỉa mai theo một cách nào đó. Bởi vì chúng ta có thể nói rằng “điều tốt đẹp nhất vẫn chưa đến”, và điều này làm chúng ta cười vì nó giống như sự tương phản giữa nỗi đau, bi kịch của sự chia ly và một tương lai mà chúng ta hầu như không biết gì ngoại trừ việc biết rằng nó sẽ tươi đẹp, trước sự hiện diện của Thiên Chúa. Chúa Giêsu đã bảo đảm với chúng ta về điều này, đây là chủ đề mà chúng ta phải tự mình thực hiện. Và ở đây, tôi rất đồng ý với von Balthasar khi nói về những điều cuối cùng, cha nói: “Cánh chung học là một công trường đã bị đóng một thời gian và chúng ta phải mở lại”.

 

Đây có phải là lúc không?

Vâng, tôi tin chắc rằng thời điểm đã đến. Chúng ta đang sống trong một thời đại quá kịch tính, đến nỗi nó khiến chúng ta phải quay trở lại với kinh cầu cổ xưa “Lạy Chúa, xin giải thoát chúng con khỏi dịch bệnh, đói khát và chiến tranh”. Covid, thảm kịch biến đổi khí hậu, nạn đói ở phần lớn thế giới, “chiến tranh thế giới thứ ba từng phần”. Tất cả bối cảnh khủng khiếp này phải làm chúng ta khôi phục lại khái niệm khôn ngoan. Sự khôn ngoan của thời kỳ cuối cùng. Bởi vì mọi thế hệ đều được mời gọi suy tư về chủ đề cuối cùng, nhưng không giống như những người không có niềm hy vọng. Bởi vì ngày nay, ngay cả đối với những người không tin, triết học lượng tử mở ra những chìa khóa mới cho sự hiểu biết, và của hy vọng. Bản thân khoa học cho chúng ta biết rằng chúng ta không kết thúc trong hư vô, nếu bất cứ điều gì chúng ta trở thành năng lượng. Hơn nữa, đức tin Kitô giáo giúp chúng ta hiểu cái chết như một sự đi qua, một thời điểm khó khăn nhưng không khép kín. Nó giống như sự sinh ra. Ngay cả khi mới sinh ra em bé cũng khóc nhưng đó là tiếng khóc mở ra một cuộc sống mới. Và ngay cả khi mới sinh ra, đó là một thế giới chưa biết, không thể tưởng tượng được, những đặc điểm mà đứa trẻ không biết.

Những lời trong Kinh Tin Kính mà chúng ta đã trích dẫn làm cho chúng ta hiểu rằng trọng tâm của đức tin là “đích đến”. Một đích đến đã được viết ngay từ đầu bởi vì chúng ta được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa, do đó, chiều kích thần hóa - như những người anh em Chính thống nói - thuộc về chúng ta ngay từ đầu. Chúng ta đã được thần hóa rồi. Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng lịch sử của chúng ta, lịch sử ơn cứu độ của chúng ta, là lịch sử thần hóa. Sự sống lại được hiểu là sự nên trọn. Nếu chúng ta hiểu rằng chúng ta tồn tại trong mối quan hệ với tạo vật xung quanh thì chúng ta cũng hiểu rằng sự sống lại của thân xác liên quan đến toàn thụ tạo quanh chúng ta.

 

Đức Tổng đã nói ngay cả khoa học cũng thừa nhận năng lượng có thể biến đổi. Nhưng làm thế nào có thể giải thích sự chuyển đổi từ năng lượng sang thực tế tương lai được cá nhân hóa?

Tôi giải thích luận chứng về sự sống lại của thân xác, nghĩa là của một cá nhân bằng một câu hỏi: chúng ta sẽ như thế nào khi được sống lại? Câu trả lời đơn giản và rõ ràng nhất là: chúng ta sẽ giống Chúa Giêsu. Chúng ta đã có được hồng ân tuyệt vời này là bốn mươi ngày của Chúa Giêsu sau khi Người phục sinh, điều mà chúng ta ít khi nghĩ tới. Trong bốn mươi ngày đó, chúng ta thấy một Giêsu không phải là thần linh thuần khiết (cũng không phải xác thịt thuần khiết) nhưng là đã sống lại. Chúa Giêsu để cho bà Madalena ôm lấy, nhưng bằng cách nào? Tôi không biết, vì chính Maria Madalena còn không nhận ra Người. Chúng ta có gặp lại nhau khi sống lại không? Tất nhiên, Chúa Giêsu đã nói như một người sống lại. Bốn mươi ngày đó, trong bố cục Tin Mừng, giúp chúng ta hiểu rõ mình sẽ trở thành người như thế nào, điều gì đang chờ đợi chúng ta. Bốn mươi ngày đó là hồng ân tuyệt vời nhất của Chúa Giêsu. Trong bốn mươi ngày đó, nỗ lực lớn nhất của Chúa Giêsu đã bùng nổ: đó là làm cho các môn đệ hiểu rằng chính là Chúa nhưng đã sống lại. Tôi nói đó là một nỗ lực lớn bởi vì không thể nghĩ về điều này, không thể tưởng tượng, chỉ đơn giản là nói về. Không thể tin được. Và thực tế là những ngày đầu tiên - Tin Mừng cho chúng ta biết - thật là kịch tính.

 

Có một đoạn rất hay trong bài giảng của Thánh Gioan Kim Khẩu về Thư thứ nhất gửi tín hữu Côrintô, trong đó ngài nói rằng chính những người đó, vì sợ hãi, đã chạy trốn dưới Thánh giá, bỏ Chúa Giêsu một mình, nhiều năm sau đó chấp nhận tử đạo. Thánh Gioan Kim Khẩu nói điều này là bằng chứng xác thực nhất về sự phục sinh: chỉ khi chứng kiến một sự kiện phi thường như sự sống lại mới có thể xóa bỏ nỗi sợ hãi về cái chết của họ.

Tôi nhớ đoạn này; nếu tôi nhớ không lầm thì ở trong giờ kinh phụng vụ lễ Thánh Bartôlômêô. Và bạn nói rất đúng, nhưng hôm nay chúng ta phải tập trung vào những điểm yếu trong lời loan báo kerygma ban đầu về Chúa Kitô sống lại từ cõi chết. Tôi tin rằng khuyết điểm chính nằm ở chỗ ngày nay chúng ta vẫn dựa quá nhiều vào tư tưởng Plato về sự tách biệt giữa thể xác và tinh thần. Nơi mà linh hồn có tính quyết định còn thể xác thì không, đúng hơn đó là gánh nặng trên con đường nên thánh. Sự sống lại của thân xác không được hiểu là sự sống lại của một thân xác thể lý, nhưng là sự sống lại của một con người, của một cá nhân duy nhất, với kinh nghiệm trước đây của họ. Ý nghĩa sâu xa sự phục sinh của Chúa Giêsu là: Đấng phục sinh là Chúa Giêsu, không chỉ là Ngôi Lời. Không phải năng lượng, mà là con người, với tất cả lịch sử, ký ức, những liên hệ, với tất cả tình cảm của Người. Chúng ta sẽ không phải là những linh hồn thuần khiết. Thiên Chúa nhập thể trở về Thiên Đàng với thân xác.

 

Nhưng sự phục sinh của thân xác này xảy ra vào ngày tận thế.

Tôi tin rằng điều đó sẽ xảy ra ngay lập tức. Bởi vì cái chết và sự phục sinh đã ở ngoài thời gian. Vì lý do này, tôi khẳng định một hình ảnh về sự sống đời đời không phải là một ca đoàn của các linh hồn đang chiêm niệm. Khi Chúa Giêsu nói về điều này, đúng hơn, Người so sánh sự sống đời đời với một bữa tiệc, nghĩa là thể lý, vật chất, thể chất. Nước Trời, trong tường thuật Tin Mừng, bắt đầu bằng việc nâng ly chúc mừng: “Thầy sẽ không uống sản phẩm của cây nho nữa, cho đến ngày Thầy uống thứ rượu mới trong Nước Thiên Chúa”. Việc từ khước sự sống lại theo những thuật ngữ này khiến những người khác trong chúng ta phải nói “Phúc cho những ai tin vào điều đó!”.

 

Sự từ khước này có những hệ luỵ quan trọng về cách sống đức tin không?

Chắc chắn rồi. Chẳng hạn, đi vào luận lý của đức tin tập trung vào đích đến có nghĩa là chúng ta không thể coi thường thụ tạo cũng sẽ đồng hành với chúng ta trong thế giới mới, có nghĩa là chúng ta không thể tiếp tục giết hại lẫn nhau trong các cuộc chiến tranh. Bởi vì sự phục sinh là một tương lai mà chúng ta phải chuẩn bị ngay bây giờ. Chúa Giêsu nói, Nước Trời đã ở giữa anh em. Niềm hy vọng mà chúng ta ấp ủ dựa trên những gì chúng ta đã trải qua ngày hôm nay. Câu cuối cùng của Kinh Tin Kính, từ đó chúng ta bắt đầu, buộc chúng ta phải sống một sự phục sinh từ nỗi buồn.

 

Tuy nhiên, tại sao việc từ khước “đích đến” này lại bị phân tán trong lời loan báo của Giáo hội? Tại sao, thay vì công bố “kerygma” ban đầu, Giáo hội lại thường được coi là người ban hành một hệ thống quy phạm có tính chất đạo đức?

Bởi vì chúng ta đã hoán đổi Tin Mừng với việc dạy giáo lý. Chúng ta giải thích đức tin, chúng ta không làm cho đức tin bùng nổ trong cuộc sống hàng ngày để biến đổi thế giới. Bùng nổ đức tin có nghĩa là làm chứng cho cuộc cách mạng này trong lịch sử nhân loại, đó là sự xuất hiện của Chúa Giêsu thành Nazareth. Nếu điều này không xảy ra, tôi tin rằng đó là do chúng ta đã hơi cản trở Thánh Thần. Ví dụ hãy nghĩ đến sự bùng nổ quan trọng của Công đồng, nhưng sau đó không được đồng hành thích đáng. Cách giải thích về những dấu hiệu của thời đại liên quan đến bạn và những xáo trộn khiến bạn khựng lại; nỗi sợ hãi ngự trị, bảo vệ bản thân và sự an toàn của chính mình. Chúng ta thậm chí còn coi mình là thiểu số, đã trở thành pháo đài. Chỉ có một con đường để theo, luôn là con đường đã cho phép chúng ta có hai ngàn năm lịch sử: đơn giản là mở lòng cho Thánh Thần.

 

Vatican News

 

Tìm Hiểu Chúa Nhật Lễ Lá -

Ý Nghĩa Của Chúa Nhật Lễ Lá 

Với Lễ Lá, chúng ta bắt đầu tuần lễ quan trọng nhất của Năm Phụng Vụ gọi là Tuần Thánh. Trong Tuần Thánh, chúng ta cử hành cuộc khổ nạn, sự chết và nhất là sự Phục Sinh của Chúa Giêsu, Ðấng Cứu Thế. Dầu cho với cái nhìn chính trị, xã hội của con mắt người đời, việc Chúa Giêsu vào thành Giêrusalem để mừng lễ Vượt Qua, là một việc có tính cách gây rối chính trị, vì đế quốc Rôma đang cai trị và Hêrôđê đang làm vua. Nhưng Chúa Giêsu, Người biết rõ việc Người làm. Trước mặt Philatô, Người tuyên bố rõ ràng: “Tôi là Vua nhưng nước tôi không thuộc về thế gian này”.

 

Vậy Phụng vụ Lễ Lá có thể gợi lên cho chúng ta ba ý nghĩa:

1. Trước tiên Chúa Nhật Lễ Lá là việc tưởng niệm cuộc vào thành Giêrusalem long trọng của Chúa Giêsu trước khi Người chịu khổ hình và chết. Biến cố đó cho chúng ta thấy Chúa Giêsu biết rằng giờ của Người đã đến, biết rằng Người phải làm gì và Người đã tự nguyện bước vào cái chết sinh ơn cứu độ, như hạt lúa miến đã chết đi để sinh sự sống mới. Người tự hiến mình để chu toàn thánh ý của Chúa Cha. Vì thế trước đó nhiều lần, những người Do Thái chống đối lập mưu để giết Người, như ném đá Người hoặc xô Người xuống vực thẳm, nhưng họ không làm được việc gì, vì giờ của Người chưa đến. Và cũng đã nhiều lần dân chúng hợp lại định tôn phong Người lên làm vua, nhưng Người đã lẩn trốn sang nơi khác cũng chỉ vì giờ của Người chưa đến.

2. Ý hướng thứ hai của Lễ Lá là ngày lễ để tôn kính Chúa Kitô là Vua. Ðây là lần đầu tiên trong suốt cuộc đời trần thế của Người, Chúa Giêsu đồng ý để cho dân chúng tung hô vạn tuế Người là Vua: “Hoan hô chúc tụng Ðấng nhân danh Chúa mà đến. Hoan hô trên các tầng trời.” Người vào Giêrusalem, thành của vua cả trong phong cách đế vương, và chính vì phong cách đế vương này mà Người đã bị kết án tử hình. Bản án của Người được viết bằng ba thứ tiếng, Do Thái, La Tinh và Hy Lạp, “Giêsu Nagiarét Vua dân Do Thái.” Vì thế, dầu cho Người bị kết án tử hình bằng một hình khổ dã man và nhục nhã, đóng đinh chân tay căng thây trần truồng trên Thập Giá, nhưng các sách Phúc Âm đều ghi đậm nét vẻ vương giả của Người để khai mào một vương quốc mới. Vương quốc của sự thật và sự sống, vương quốc của yêu thương và an bình như Người đã nói trước mặt Philatô: “Tôi sinh ra và đến trong thế gian này là để làm chứng cho sự thật. Ai tôn trọng sự thật thì nghe tiếng Tôi.” Vậy Chúa Nhật Lễ Lá cho chúng ta một cơ hội nữa để tuyên xưng niềm tin của chúng ta vào Vua các vua, Vua cả trời đất, nhất là Vua của mọi cõi lòng.

3. Với ý nghĩa thứ ba, Chúa Nhật Lễ Lá nhắc cho chúng ta biết sống trên đời là đối đầu với đau khổ, vì Lễ Lá dẫn đưa chúng ta vào cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, chuẩn bị chúng ta chiêm ngắm cái chết đau thương của Người trên đồi Canvê. Khi chấp nhận bằng lòng vác thập giá mình mà theo chân Chúa Giêsu, đó là chúng ta cũng chia sẻ gánh nặng của Người, noi gương Người để vác thập giá, nhưng điều quan trọng là không phải vác đi trong than khóc mà trong hy vọng. Vì với Chúa Giêsu, đau khổ và chết chóc không dồn con người vào ngõ bí, mà là dẫn đưa đến vinh quang của ngày sống lại.

 

Hôm nay trong cái nghịch lý của Lễ Lá, vị Vua của chúng ta tiến lên, vị Vua đã bênh vực nhân vị của con người, đã xoa dịu mọi đau khổ thể xác như tinh thần của những ai đến cùng Người. Vị Vua đó đã thu, đã hút tất cả những đau khổ của thể xác và tinh thần của con người vào chính bản thân mình, để chết đi một lần cho tất cả và đã mở ra cánh cửa vào chốn trường sinh. Ðó là niềm hy vọng của chúng ta.

 

Ðể có việc làm cụ thể trong tuần này, chúng ta sẽ tìm cách tế nhị giúp cho một người đang gặp khó khăn vật chất hoặc đau buồn tinh thần, để họ lấy lại được niềm hy vọng. Và noi gương Chúa Giêsu nơi vườn cây Dầu, khi Người cầu nguyện: “Lạy Cha nếu có thể được, xin cất chén đắng này xa Con, nhưng xin đừng theo ý Con một theo ý Cha mà thôi,” chúng ta cũng xin Chúa cho chúng ta biết vui lòng vâng phục thánh ý Chúa, dầu lắm khi chúng ta không hiểu được tại sao.

 

Nguồn: WGPVL

 

19/3: Thánh Giuse Bạn Trăm Năm Đức Maria -

Ý Nghĩa Của Tên Thánh Giuse – JOSEPH 

J: Justice (Công chính)
O: Obedient (Vâng phục)
S: Silent (Thinh lặng)
E: Exemple (Mẫu gương)
P: Patient (Kiên nhẫn)
H: Humble (Khiêm tốn)

 

Theo tiếng Do Thái, Giuse là (יוסף) – Josef, nghĩa là “chính Người sẽ thêm vào”. Đó là một cái tên đẹp. Cái tên ấy trở nên đầy ý nghĩa khi được gắn vào cuộc đời Thánh Giuse. Tất cả những gì ngài có thể làm chỉ là hoàn tất sứ mạng được trao phó cho mình.

Khi được trao sứ mạng, Thánh Giuse đã không đặt bất cứ câu hỏi gì về việc mình phải làm, cũng không thắc mắc liệu việc ấy sẽ đi đến đâu, kết quả sẽ như thế nào. Ngài cộng tác với kế hoạch của Thiên Chúa bằng cách làm hết sức mình, hết phần của mình. Tất cả những gì còn lại, chính Thiên Chúa sẽ ra tay. “Chính Người sẽ thêm vào”. Sau khi hoàn tất sứ mạng được trao, ngài âm thầm rút lui và ẩn mình vào thinh lặng. Biết đặt mình đúng vị trí, biết khiêm tốn đảm nhận vị trí của mình. Ấy là cách Thánh Giuse trở nên đặc biệt và bất khả thay thế trong kế hoạch của Thiên Chúa.

Làm con cái Chúa, mỗi người được mời gọi sống một cuộc đời đặc biệt. Mỗi người đều có một cái tên đặc biệt, một vị trí đặc biệt trong kế hoạch của Thiên Chúa. Sự đặc biệt này được làm nên không phải vì phẩm chất hay khả năng riêng của từng người, cũng không phải vì thành tích hay công trạng của người đó. Ai cũng có khả năng trở nên đặc biệt khi biết cộng tác hết mình với Thiên Chúa, làm hết những gì có thể trong khả năng, đồng thời xác tín chính Thiên Chúa sẽ hoàn tất những gì Người đã khởi sự. “Chính Người sẽ thêm vào”. Điều quan trọng là tin rằng chính mình được đóng góp một phần nhỏ bé trong kế hoạch của Thiên Chúa, và biết lấy đó làm đủ.

Khi mỗi người học được cách trở nên một Thánh Giuse khác cho cuộc đời, ngang qua họ, Thiên Chúa có thể làm nên những kỳ công vĩ đại cho con người và thế giới hôm nay.

 

Kim Lan 

 

Vatican News -

Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô 

Ngày 14/3/2024, Báo Corriere della Sera - Người đưa tin chiều của Ý đã cho công bố một bản tóm cuốn tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô, với tựa đề “Cuộc sống. Câu chuyện của tôi trong Lịch sử”.

Tự truyện được thực hiện bởi Đức Thánh Cha với phóng viên Vatican Fabio Marchese Ragona, và sẽ được nhà xuất bản HarperCollins phát hành vào ngày 19/3 tới tại Mỹ và Âu châu, với những điểm đáng chú ý sau:

 

Thoát khỏi vụ đắm tàu

Ở điểm thứ nhất, Đức Thánh Cha nói về gia đình, nhấn mạnh đến việc gia đình thoát khỏi vụ đắm tàu trong chuyến di cư đến Argentina: Vào năm 1927, ông bà nội và cha của Đức Thánh Cha dự định rời cảng Genova ở Ý đến quốc gia châu Mỹ, nhưng do không thể xoay sở đủ tiền vé tàu, nên gia đình phải hoãn chuyến đi. Chính con tàu này sau đó đã bị đắm ngoài khơi bờ biển Brazil, với 300 người chết. Vào tháng 02/1929, gia đình lên tàu và sau hai tuần đến Argentina và được chào đón tại trung tâm tiếp nhận người di cư, một nơi theo Đức Thánh Cha không quá khác biệt so với những gì chúng ta nghe nói ngày nay.

 

Phim và bài hát Ý

Trong thời thơ ấu, cha mẹ của Đức Thánh Cha thường đưa con cái đến rạp chiếu phim ở khu phố để xem phim với nội dung sau chiến tranh. Vì thế ngài thấy tất cả những hậu quả của cuộc chiến. Ngài nhớ đặc biệt bộ phim nổi tiếng “Roma, Thành phố mở” và một số bộ phim khác về chiến tranh. Đức Thánh Cha cũng đề cập đến phim “La strada-Con đường”, không liên quan đến chiến tranh mà ngài xem khi đã lớn hơn và rất yêu thích.

Về âm nhạc, khi còn nhỏ vị Giáo hoàng tương lai rất thích bản “O sole mio-Mặt trời của tôi”, và “Dove sta Zazà- Zazà đang ở đâu”.

 

Hiroshima và Nagasaki

Câu chuyện được tiếp tục với chiến tranh hạt nhân, cụ thể là Hiroshima và Nagasaki. Đức Thánh Cha nói việc sử dụng năng lượng hạt nhân cho mục đích chiến tranh là một tội ác chống lại nhân loại, chống lại phẩm giá con người và tương lai ngôi nhà chung. Ngài đặt câu hỏi: “Làm sao chúng ta có thể trở thành những người đấu tranh cho hoà bình và công lý nếu đồng thời chúng ta chế tạo vũ khí chiến tranh mới”.

 

Giáo viên Cộng sản

Đức Thánh Cha tiết lộ rằng ở đại học ngài có một giáo viên là người Cộng sản. Đó là một phụ nữ tuyệt vời, một người vô thần nhưng biết tôn trọng người khác. Thực vậy, mặc dù có ý kiến riêng nhưng không bao giờ nữ giáo sư này tấn công đức tin của người khác. Ngài đã được học nhiều điều từ người phụ nữ này, trong đó có những tác phẩm về Cộng sản.

Ngài cho biết chính vì thế sau khi được bầu chọn, có người nhận xét là ngài hay nói về người nghèo vì có lẽ ngài là một người cộng sản hoặc theo chủ nghĩa Macxit. Đức Thánh Cha khẳng định: “Nói về người nghèo không tự động có nghĩa là người cộng sản. Người nghèo là ngọn cờ của Tin Mừng và ở trong trái tim Chúa Giêsu. Trong các cộng đoàn Kitô, tài sản được chia sẻ: điều này không phải là chủ nghĩa cộng sản, đây là Kitô giáo trong sự thuần khiết”.

 

Bạn gái và tình yêu

Chủ đề tiếp theo được nói đến trong tự truyện của Đức Thánh Cha là “bạn gái và tình yêu”. Ngài chia sẻ trong thời chủng viện có lúc ngài cũng bị lệch hướng một chút, nhưng cho rằng đó là chuyện bình thường, nếu không chúng ta sẽ không phải là người. Trong quá khứ ngài đã có một bạn gái, một thiếu nữ rất dịu dàng, làm việc trong thế giới điện ảnh và sau đó đã kết hôn và có hai con. Và trong thời gian chủng viện, khi dự đám cưới của một người thân ngài đã bị hoa mắt bởi một thiếu nữ. Chính sự xinh đẹp và thông minh của cô đã làm cho đầu óc ngài quay cuồng. Trong một tuần hình ảnh của người này luôn ở trong tâm trí làm cho ngài khó cầu nguyện. Nhưng sau đó mọi chuyện qua đi, và ngài đã dâng hiến toàn thể xác và tâm hồn cho ơn gọi.

 

Phá thai “kẻ giết mướn”

Trong nhiều chủ đề, phá thai cũng là một chủ đề được Đức Thánh Cha nhấn mạnh. Ngài kêu gọi bảo vệ sự sống con người từ khi thụ thai đến khi chết, khẳng định sẽ không bao giờ mệt mỏi khi nói phá thai là giết người, một tội ác. Đó là một sự thất bại đối với những ai thực hiện và cả những người đồng phạm, và ngài gọi đó là “kẻ giết mướn”. Ngài còn lên án việc mang thai hộ, một việc làm vô nhân đạo đang lan rộng đe doạ phẩm giá con người, coi trẻ em như hàng hoá.

 

Lý do không xem TV

Trong cuốn sách Đức Thánh Cha nói về Maradona, Messi và đam mê  bóng đá, nhưng giải thích tại sao không xem các trận đấu của Argentina trên TV: Ngày 15/7/1990, trong khi cùng với các tu sĩ khác xem TV, một cảnh tế nhị đã được phát sóng, điều không tốt cho tâm hồn. Không quá nguy hại nhưng khi trở về phòng riêng, ngài tự nhủ: “Một linh mục không thể xem những điều này”. Và ngày hôm sau, trong Thánh lễ kính Đức Mẹ núi Cát Minh, Đức Thánh Cha đã khấn không xem TV nữa.

 

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI bị khai thác

Đức Thánh Cha thú nhận rất đau lòng khi thấy hình ảnh Đức Giáo Hoàng Biển Đức bị khai thác cho các mục đích ý thức hệ và chính trị bởi những người bất lương, những người không chấp sự từ nhiệm của ngài, họ chỉ nghĩ đến lợi ích riêng. Để tránh những điều không hay, sau khi được bầu chọn, Đức Thánh Cha đã đến thăm Đức Biển Đức ở Castel Gandolfo. Ngài nói: “Chúng tôi cùng nhau quyết định rằng tốt hơn Đức Biển Đức không nên sống ẩn dật như ngài đã nghĩ ban đầu, nhưng nên gặp gỡ mọi người và tham gia vào đời sống của Giáo hội. Thật không may, điều này chẳng có tác dụng mấy vì đã không thiếu những cuộc bút chiến trong 10 năm qua và nó đã làm tổn thương cả hai chúng tôi”.

 

Những người đồng tính

Về những người đồng tính, Đức Thánh Cha nói ngài hình dung Giáo hội như một người mẹ ôm lấy tất cả mọi người, cả những người cảm thấy sai lầm và những người đã bị chúng ta phán xét trong quá khứ. Ở điểm này, Đức Thánh Cha xác nhận khi cho phép chúc lành cho các cặp không hợp lệ, ngài chỉ muốn nói rằng Thiên Chúa yêu thương mọi người, đặc biệt là những người tội lỗi. Và nếu các Giám mục anh em quyết định không đi theo con đường này, không có nghĩa là khởi đầu của một cuộc ly khai, bởi vì giáo lý của Giáo hội không bị đặt vấn đề. Hôn nhân đồng tính không được chấp nhận, nhưng các kết hợp dân sự thì được: “Đúng là những người sống hồng ân tình yêu này có thể được bảo vệ pháp lý như mọi người khác. Chúa Giêsu thường ra ngoài gặp gỡ những người sống bên lề, và đó là điều Giáo hội phải làm ngày nay đối với những người thuộc cộng đồng LGBTQ+, những người thường bị ở ngoài lề của Giáo hội: giúp họ cảm thấy như ở nhà, đặc biệt những người đã lãnh nhận Bí tích Thánh tẩy và về mọi hiệu quả họ là thành phần của dân Chúa. Và bất cứ ai chưa lãnh nhận phép rửa và mong muốn lãnh nhận, hoặc những ai mong muốn trở thành cha mẹ đỡ đầu, xin cho họ được đón nhận điều này”.

 

Các cuộc tấn công

Về các cuộc tấn công, Đức Thánh Cha cho biết nếu ngài quan tâm đến tất cả những gì người ta nói và viết về ngài, thì mỗi tuần ngài phải đến gặp nhà trị liệu tâm lý. Nhưng ngài cảm thấy bị tổn thương khi có người nói “Đức Thánh Cha Phanxicô đang phá hủy triều Giáo hoàng”. Đức Thánh Cha nhấn mạnh ơn gọi của ngài trước hết là một linh mục, một mục tử. Và các mục tử phải ở giữa mọi người. Trong mật nghị năm 2013, có một mong muốn lớn thay đổi mọi thứ, từ bỏ một số thái độ, nhưng tiếc là ngày nay việc này vẫn còn phải làm nhiều. Thực tế, luôn có những người muốn làm chậm lại cuộc cải tổ.

 

Từ nhiệm

Từ nhiệm là điểm cuối cùng được Đức Thánh Cha nói đến trong tự truyện. Với những gì đã nói trước đây, ngài cho biết thêm nếu từ nhiệm ngài không muốn gọi là nguyên Giáo hoàng nhưng chỉ là Giám mục Roma về hưu, và sẽ đến sống ở Đền thờ Đức Bà Cả để trở lại làm cha giải tội và mang Mình Thánh Chúa cho các bệnh nhân. Nhưng đây chỉ là giả thuyết xa, bởi vì cho tới nay chưa có lý do thực sự nghiêm trọng để ngài đưa ra quyết định này. Ngài nói: “Tạ ơn Chúa, tôi có sức khoẻ tốt, và theo ý Chúa, vẫn còn nhiều dự án cần thực hiện”

 

Vatican News

 

Vatican News -

Tòa Thánh kêu gọi các tín hữu quyên góp cho Thánh Địa

Đức Hồng Y Claudio Gugerotti, Tổng trưởng Bộ các Giáo hội Đông phương kêu gọi các tín hữu trên toàn thế giới, vào thứ Sáu Tuần Thánh tới đây quảng đại tham gia cuộc lạc quyên hàng năm để trợ giúp các Kitô hữu tại Thánh Địa, đặc biệt trong bối cảnh chiến tranh đang leo thang làm cho nhiều người đau khổ và đói nghèo.

Trong lời kêu gọi được công bố ngày 07/3, Đức Hồng Y Gugerotti nói về tình trạng hiện nay ở Thánh Địa: Nhiều người hành hương vẫn ở xa Giêrusalem, trong khi cư dân của Thánh Địa tiếp tục đau khổ và chết. Ngài mong các tín hữu đáp lại lời kêu gọi quyên góp của Toà Thánh cho Thánh Địa vào thứ Sáu Tuần Thánh để các cư dân, những người chưa bao giờ thiếu “sự gần gũi” của Đức Thánh Cha, cảm nhận được “trái tim liên đới của Giáo hội”.

Đức Hồng Y hy vọng các tín hữu tiếp tục ủng hộ hoạt động của các tu sĩ Dòng Phanxicô ở Thánh Địa và của các Giáo hội Đông phương đang trông giữ những địa điểm thánh, để những nơi này vẫn có thể sống và hoạt động mặc dù có hàng ngàn bi kịch và khó khăn.

 

Tiếng kêu giúp đỡ từ Iran, Syria, Libăng và các vùng đất khác

Tổng trưởng Bộ các Giáo hội Đông phương mô tả chiến sự ở vùng đất này với tiếng gầm của vũ khí giết người vang khắp thế giới, không có thời gian đình chiến, và nhiều Kitô hữu ở Thánh Địa không thể chịu đựng được phải rời bỏ những nơi mà cha mẹ họ đã sống Tin Mừng. Tiếng kêu giúp đỡ từ Iraq, Syria, Libăng và từ nhiều vùng đất khác không được được lắng nghe. Vì thế, với lòng quảng đại của các tín hữu trên thế giới, Đức Thánh Cha có thể hỗ trợ các Giáo hội địa phương tìm ra những cách thức, cơ hội mới về nhà ở, công việc, học tập và đào tạo nghề. Bởi vì nếu các Kitô hữu rời đi, phương Đông sẽ mất đi một phần linh hồn của mình mãi mãi.

 

Năm 2023 quyên góp được hơn sáu triệu euro

Trong lời kêu gọi, Đức Hồng Y cũng cho biết số tiền quyên góp hỗ trợ các hoạt động xung quanh các địa điểm thánh và các cộng đoàn Giáo hội của Trung Đông. Các hoạt động liên đới được thực hiện nhờ cuộc quyên góp bao gồm từ việc duy trì các cơ cấu mục vụ đến các cơ cấu giáo dục, phúc lợi, y tế và xã hội trên các lãnh thổ Giêrusalem, Palestine, Israel, Jordan, Đảo Síp, Syria, Libăng, Ai Cập, Ethiopia, Eritrea, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran và Iraq. Tổng cộng số tiền quyên góp nhận được trong năm 2023 là hơn 6,5 triệu euro (6.571.893,96), số tiền này cũng sẽ dùng để hỗ trợ các chủng sinh và linh mục trẻ, các tu sĩ nam nữ và một số giáo dân.

 

Một dự án ở Gaza hoặc Bờ Tây

Số tiền nhận được cũng được dùng cho các trường hợp khẩn cấp cần phải giải quyết, bao gồm hậu quả của trận động đất ngày 06/02 năm ngoái ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria.

Chiến tranh bùng nổ ở Gaza, sau sự kiện ngày 7/10 đã làm tê liệt Thánh Địa. Việc thiếu người hành hương và khách du lịch đã khiến hàng ngàn gia đình gặp khó khăn, đó là lý do tại sao Toà Thánh đang theo dõi diễn biến của tình hình, thể hiện sự gần gũi thông qua Phái đoàn Tông tòa tại Giêrusalem, Tòa Thượng phụ Latinh và Dòng Phanxicô.

Đức Hồng Y cho biết Đức Thánh Cha dự định thực hiện một dự án với mục đích nhân đạo ở Gaza hoặc Bờ Tây để có thể giúp người dân tiếp tục cuộc sống xứng đáng hơn và có thể tạo ra cơ hội việc làm sau khi chiến tranh kết thúc. Dự án này có thể được thực hiện nhờ sự đóng góp của các tín hữu từ khắp nơi trên thế giới tham gia quyên góp cho Thánh Địa.

 

Vatican News

 

 

Ý Cầu Nguyện Của Đức Thánh Cha - Tháng 3/2024 -

The Pope’s Monthly Intention (Mar, 2024)

For The Martyrs of our day, witnesses to Christ:

Let us pray that those who risk their lives for the Gospel in various parts of the world might imbue the Church with their courage and missionary drive.  

Cầu cho các vị Tử đạo mới:

Chúng ta hãy cầu nguyện để việc những ai có nguy cơ phải mất mạng sốngvì Tin Mừng tại nhiều nơi trên thế giới có thể khơi lên trong Giáo hội lòng can đảm và nhiệt thành truyền giáo của họ.

 

Trong video ý cầu nguyện trong tháng 3, được Mạng lưới Cầu nguyện Toàn cầu của Đức Giáo hoàng công bố ngày 27/2/2024, Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu cầu nguyện “để những người sẵn sàng hy sinh mạng sống vì Tin Mừng ở nhiều nơi trên thế giới có thể thấm nhuộm lòng can đảm và động lực truyền giáo của họ vào Giáo hội”.

Mở đầu video Đức Thánh Cha kể một câu chuyện mà theo ngài là sự phản chiếu của Giáo hội ngày nay. Khi tôi đến thăm một trại tị nạn ở Lesbos, một người đàn ông nói với tôi: “Thưa Đức Thánh Cha, tôi là người Hồi giáo. Vợ tôi là một Kitô hữu. Những kẻ khủng bố đã đến chỗ chúng tôi, nhìn chúng tôi và hỏi về tôn giáo của chúng tôi. Họ đến gần vợ tôi với một cây thánh giá và yêu cầu cô ấy ném xuống đất. Cô ấy đã không thực hiện và họ đã cắt cổ cô ấy ngay trước mặt tôi”. Ngài nói rằng người vợ này đã để lại một “gương mẫu của tình yêu dành cho Chúa Kitô và sự trung thành cho đến chết”.

Trong video, câu chuyện của người phụ nữ này được xen kẽ với những hình ảnh khác về các cộng đồng Kitô giáo đang lữ hành và trưng dẫn những tấm gương can đảm, ví dụ như vị Tôi Tớ Chúa đầu tiên đến từ Pakistan – Akash Bashir – người đã qua đời vào năm 2015 để ngăn chặn một cuộc tấn công khủng bố vào một Nhà thờ có đông đảo tín hữu ở Lahore.

 

“Chứng tá của các vị tử đạo là một phúc lành cho mọi người”

Xuyên suốt dòng lịch sử của Giáo hội, nhiều tín hữu đã bị bách hại và sát hại vì đức tin của họ. Có rất nhiều vị tử đạo âm thầm, những anh hùng của thế giới ngày nay, những người sống cuộc sống bình thường một cách chính trực và can đảm chấp nhận ân sủng là chứng nhân cho đến cùng, thậm chí cho đến chết. Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng “giữa chúng ta luôn có những vị tử đạo. Đây là dấu hiệu cho thấy chúng ta đang đi đúng hướng. Sự can đảm của các vị tử đạo, chứng tá của các vị tử đạo là một phúc lành cho mọi người”.

Có các vị tử đạo nghĩa là có những người đã liều mạng đi theo Chúa Giêsu, sống theo thông điệp của Người và đưa Tin Mừng tình yêu, hòa bình và tình huynh đệ của Người vào thế giới. Họ không chối bỏ hay quên Người, nhưng vẫn vững vàng trong đức tin, qua đó chứng tỏ lòng trung thành của họ với Chúa Giêsu Kitô. Đây là cách họ chỉ ra con đường đúng đắn cho Giáo hội.

 

“Làm thế nào chúng ta có thể làm chứng cho Chúa Kitô ngay tại nơi chúng ta đang sống?” 

Theo Cha Frédéric Fornos S.J., Giám đốc Quốc tế của Mạng lưới Cầu nguyện Toàn cầu của Đức Thánh Cha, video ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha đặt ra thách đố cho chúng ta: “Làm thế nào chúng ta có thể làm chứng cho Chúa Kitô ngay tại nơi chúng ta đang sống?” Cha nhận định rằng không phải ai cũng được kêu gọi sẵn sàng hy sinh mạng sống để trung thành với Chúa Giêsu Kitô. Nhưng mỗi người chúng ta có thể tự hỏi: “Khi tôi gặp những tình huống tại nơi làm việc, trong các hoạt động, mạng lưới xã hội hoặc trong gia đình mình trái ngược với đạo đức Kitô giáo hoặc Tin Mừng, tôi có đứng lên đi theo dấu chân Chúa Kitô bất chấp những khó khăn, thách thức có thể nảy sinh? Hay tôi trốn tránh nó?”

Vì vậy, cha mời gọi, cùng với Đức Thánh Cha, “chúng ta hãy cầu nguyện để tất cả những người ở nhiều nơi trên thế giới đang chấp nhận nguy hiểm vì Tin Mừng có thể thấm nhuần lòng can đảm và động lực truyền giáo của họ vào Giáo hội”.

 

Vatican News

 

Vatican News -

Tổng trưởng Bộ Bác ái mời gọi cầu nguyện xin phép lạ hoà bình cho Ucraina

Nhân hai năm đánh dấu cuộc chiến bùng nổ ở Ucraina, Đức Hồng Y Konrad Krajewski, Tổng trưởng Bộ Bác ái đưa ra một suy tư về cuộc xung đột, nhấn mạnh tầm quan trọng của cầu nguyện và nhắc lại tình liên đới đối với dân tộc đang bị tổn thương.

Trong hai năm qua, đại diện của Đức Thánh Cha đã thực hiện 7 chuyến đi đến đất nước này. Lần đầu tiên ngài đã chứng kiến cảnh người này giết người kia, và cảnh anh em giết hại nhau. Cuộc chiến dường như bị kích động bởi sự trả thù chống lại một dân tộc có quyền được sống trong hoà bình.

Nhưng trong hai năm qua, Tổng trưởng Bộ Bái ái cũng đã thấy được rất nhiều tình liên đới. Ngài nói: “Tôi đã gặp nhiều người thiện chí cống hiến thời gian, nguồn lực để giúp đỡ hàng triệu người, vì chiến tranh, bị buộc phải rời bỏ nhà cửa chỉ với một chiếc túi nhựa. Ngày nay, vẫn còn nhiều người tốt tiếp đón người Ucraina tị nạn đến gõ cửa nhà. Đây là mặt thứ hai của cuộc chiến đáng bị nguyền rủa, đó là niềm hy vọng. Tạ ơn Chúa, chỉ riêng từ Roma, chúng tôi đã gửi hơn 240 xe tải viện trợ nhân đạo đến các vùng lãnh thổ đang có chiến tranh”.

Đề cập đến việc ngày này hầu như tất cả các nước đều sản xuất vũ khí, Đức Hồng Y đặt câu hỏi: “Khi nào bình an ngự trị trong tâm hồn tôi? Khi nào tôi có thể trở thành người gieo hoà bình?”. Về điều này, Đức Hồng Y nói rằng ngài có được sự bình an khi cảm nhận được lòng thương xót Chúa, sau khi xưng tội, cảm nhận được tha thứ và khi bắt đầu tha thứ cho người khác. Trong giây phút đó ngài cảm nhận tràn đầy bình an, bình an không đến từ thế gian nhưng đến trực tiếp từ Chúa. Hoà bình không chỉ có nghĩa là dập tắt lửa, ngừng bắn, nhưng là mặc lấy lòng thương xót, nghĩa là tha thứ và cầu xin sự tha thứ.

Cuối cùng, Đức Hồng Y mời gọi mọi người cầu nguyện với niềm xác tín rằng sức mạnh của cầu nguyện có thể chuyển núi dời non huống gì việc ngăn chặn cuộc chiến ngu ngốc này. Ngài dâng lời cầu nguyện: “Lạy Chúa, con khiêm tốn xin Chúa phép lạ hoà bình. Chúa là Đấng Toàn Năng biết chúng con cần hoà bình, điều mà chỉ có Chúa mới có thể trao ban. Xin ban cho những người thúc đẩy hoà bình luôn kiên trì trong điều thiện và những ai cản trở hoà bình tìm được sự chữa lành, được giao hoà với Chúa và với anh chị em, tránh xa sự ác, bởi vì mọi cuộc chiến đều là một thất bại”.

 

Vatican News

 

 

Vatican News -

ĐTC Phanxico Tình yêu Chúa Cha mạnh hơn mọi quyền thế gian

Mở đầu, Đức Thánh Cha nhận xét rằng nhờ kinh nghiệm cá nhân, thánh I-nhã nhận ra mỗi Kitô hữu đều phải chiến đấu để vượt qua cám dỗ khép kín chính mình, để tình yêu Chúa Cha có thể ở trong mỗi người, và từ đó nhận ra cuộc sống thực sự là một ân ban từ Chúa.

Ngài nói: “Qua cái chết và sự phục sinh, Chúa Giêsu đã chiến thắng cuộc chiến này. Bằng cách này Chúa Cha đã mặc khải cho chúng ta một lần và mãi mãi rằng tình yêu của Người mạnh mẽ hơn bất kỳ quyền lực nào của thế gian”.

Tuy nhiên, theo Đức Thánh Cha, có được chiến thắng này và biến nó thành hiện thực vẫn còn là một thách đố. Bởi vì con người tiếp tục bị cám dỗ khép mình lại trước ân sủng đó, sống theo đường lối thế gian trong ảo tưởng có toàn quyền và làm được mọi sự. Mọi cuộc khủng hoảng hiện nay đều có nguồn gốc từ việc từ chối thuộc về Thiên Chúa và thuộc về nhau.

Đức Thánh Cha chỉ ra, trong cuộc chiến này, Giáo hội giúp các tín hữu bằng nhiều cách: các truyền thống và giáo huấn, các thực hành cầu nguyện và xưng tội, các cử hành Thánh Thể thường xuyên là các “kênh ân sủng” mở ra để chúng ta đón nhận ân ban Chúa tuôn để trên mỗi người. Và trong các truyền thống của Giáo hội có các bài tập linh thao của thánh I-nhã.

Đức Thánh Cha giải thích về truyền thống này: Một khoá linh thao khác với một kỳ nghỉ dưỡng, vì linh thao không tập trung vào chính mình nhưng là Chúa, Mục Tử Nhân Lành; Linh thao là thời gian Đấng Tạo Hoá nói trực tiếp với thụ tạo của Người; Tình yêu và phục vụ là hai trục của linh thao; Trong thời gian này Chúa Giêsu đến gặp gỡ chúng ta, phá vỡ xiềng xích để chúng ta có thể bước đi với Người như các môn đệ, như trong trường hợp Chúa chữa người bị bại liệt ở hồ Bếtdatha.

Trong phần giới thiệu, Đức Thánh Cha cũng đề cập đến tựa đề của cuốn sách và nhấn mạnh đến việc trước hết thuộc về Thiên Chúa và sau đó là công trình sáng tạo và anh chị em, đặc biệt những người đang kêu đến chúng ta. Ngài nói: “Tôi muốn nhắc đến hai cuộc khủng hoảng lớn trong thời đại chúng ta: phá hoại ngôi nhà chung và tình trạng di cư hàng loạt. Cả hai đều là triệu chứng của các khủng hoảng không thuộc về. Vì thế, tôi muốn Giáo hội tái khám phá hồng ân truyền thống hiệp hành, để mở lòng ra cho Thánh Thần, Đấng nói trong Dân Chúa, toàn thể Giáo hội trỗi dậy và bước đi, ca ngợi Thiên Chúa và góp phần cho việc ngự đến của Vương quốc Người”.

 

Vatican News

 

Tâm Tình Mùa Chay -

Ý NGHĨA MÙA CHAY

I. Ý nghĩa phụng vụ Mùa Chay:

Trong tiếng Latinh, Mùa Chay là QUADRAGESIMA, từ nầy có nghĩa là “40”. Trong Mùa Chay, chúng ta cùng sống với Đức Kitô 40 ngày trong sa mạc, để trải qua cuộc hành trình 40 năm của dân Itraen tiến về Đất hứa. Trong suốt thời gian dài đằng đẳng này, đoàn dân ông Môsê lãnh đạo thường phải đói khát, đôi khi nản chí và lắm lần quị ngã bất trung. Nhưng đặc biệt, chính trong cuộc “trường hành” này, họ đã có được cái kinh nghiệm độc nhất vô nhị về sự dạy bảo và lòng ưu ái thiết tha của Thiên Chúa dành cho họ.

Cuộc trải nghiệm đó cũng chính là kinh nghiệm thân mật với Chúa mà tất cả cộng đoàn Dân Mới, những người đã chịu phép rửa, cũng như các Dự Tòng, muốn sống một lần nữa trong lúc lên đường chuẩn bị mừng Đại Lễ Phục sinh, và để tìm được trong đó niềm vui của tâm hồn được thanh luyện, khi thông hiệp với Đức Kitô Đấng đã hoàn tất cuộc Vượt Qua bằng cái chết và sự sống lại của mình.

Trong Mùa Chay, Dân Chúa bắt đầu một cuộc cố gắng tuy đòi hỏi nhưng đem lại sự giải thoát, đưa họ tới chỗ lắng nghe tiếng gọi của Chúa cũng như tiếng kêu của cộng đồng nhân loại. Khi họ tự cắt giảm những của ăn trần thế, dưới những hình thức khác nhau, họ sẽ học biết cách thưởng thức hơn Bánh Lời Chúa và Bánh Thánh Thể; đồng thời cũng am hiểu hơn những nghĩa vụ của sự sẻ chia bác ái huynh đệ.

Ngày xưa, khi bước vào Mùa Chay, Hội Thánh nhấn mạnh đến những cách thế hy sinh hãm mình. Ngày nay, Hội Thánh nhắc lại cho chúng ta mục đích và ý nghĩa của công việc đó. Việc hy sinh hãm mình trong Mùa Chay qui hướng về Thiên Chúa, tôn vinh Người, đồng thời cũng qui hướng về tha nhân, để lưu tâm giúp đỡ, sống tình bác ái huynh đệ.

Khi ăn chay hãm mình như thế,chúng ta chứng tỏ một cách hùng hồn lòng tuân phục khiêm tốn của người môn đệ Đức Kitô đối với hai giới răn yêu mến. Bài Kinh Tiền Tụng thứ III của Mùa Chay đã tìm được lời lẽ thích hợp để nói lên điều đó như sau: “Cha dạy chúng con là những kẻ tội lỗi phải ăn chay hãm mình, làm của lễ hy sinh đền tạ. Như vậy, chúng con vừa bớt được tính kiêu căng, vừa biết noi gương Cha từ bi nhân hậu, mà chia cơm xẻ áo cho kẻ đói nghèo…”

Đối với tất cả những ai không đóng cửa lòng lại, nhưng lắng nghe tiếng Chúa, thì ngay từ bây giờ, Hội Thánh hứa hẹn là khi đi hết độ đường trong ánh sang Đêm Thánh, “họ sẽ được tràn đầy ân sủng mà Chúa dành sẵn cho con cái thảo hiền.”

 

II. Sứ điệp Lời Chúa trong Mùa Chay:

Khi một con người, vào lúc nào đó trong đời, bừng tỉnh dậy trước đức tin và khám phá ra Đức Kitô, nếu muốn bước vào sự hiệp thông trọn vẹn với Hội Thánh, họ cần được chuẩn bị và học hỏi.

Hơn nữa, không người Kitô hữu nào có thể tự hào rằng vì mình đã sống lâu năm trong đức tin, nên đã biết đầy đủ về mầu nhiệm phục sinh của Chúa Kitô, và đã chuẩn bị sẵn sàng để tham dự mầu nhiệm ấy.

Do đó, chúng ta phải qua 6 tuần lễ liên tục, vượt qua chặng đường 40 ngày để chuẩn bị lễ Phục Sinh. Sáu tuần lễ chăm chú lắng nghe Lời Chúa và tăng cường tập luyện sống đức tin chính là trọng tâm ý nghĩa thiêng liêng và định hướng sống đạo của Mùa Chay thánh.

Đối với các Dự Tòng sắp lãnh nhận các bí tích gia nhập Kitô giáo vào dịp Phục sinh, thì mấy tuần lễ này là thời gian tối quan trọng và cần thiết. Đây chính là thời điểm mà mầu nhiệm Kitô giáo, dưới ánh sáng của Lời Chúa, được trình bày cho họ trong tất cả vẽ rực rỡ của chân lý cứu rỗi, và với tất cả những đòi hỏi nghiêm túc của hành trình đức tin. Bởi vì thời gian nầy cũng chính là lúc họ phải chấp nhận đời sống trong Hội Thánh như một cuộc dấn thân đi theo Chúa Kitô và phụng sự Người.

 

III. Sống Tinh Thần Mùa Chay:

Chúng ta đã vào Mùa Chay. Cũng như mọi năm, Mùa Chay bắt đầu từ thứ tư Lễ Tro và kéo dài trong 40 ngày. 40 ngày này nhằm chuẩn bị cho chúng ta sống mầu nhiệm cuộc Thương khó của Chúa Giêsu, đón nhận cái chết và mừng ngày Phục sinh của Người. Ngoài ra, Mùa Chay còn nhắc cho chúng ta thời gian 40 đêm ngày Chúa ăn chay cầu nguyện, trước khi công khai ra truyền đạo, để mặc khải cho nhân loại sứ mệnh cứu nhân độ thế của Người. Trong Mùa Chay, Hội thánh muốn đón nhận sứ điệp cứu độ với một tấm lòng quảng đại đặc biệt. Vì thế, Hội thánh rất chú ý lắng nghe những lời của Chúa Kitô loan báo Nước Thiên Chúa. Lời nói cuối cùng của Người chính là cái chết trên cây Thập Tự để làm lễ giao hòa chúng ta với Thiên Chúa.

Vậy có ba ý tưởng chính cho chúng ta suy nghĩ và đem ra thực hành trong Mùa Chay.

1. Thánh giá:

Trong Mùa Chay, mọi người chúng ta phải chú ý đặc biệt nhìn lên Thánh Giá để tìm hiểu thêm ý nghĩa hùng hồn mà Thánh Giá muốn nói với chúng ta. Khi nhìn lên Thánh Giá, chúng ta không chỉ nhớ lại những biến cố đã xảy ra cách đây hơn hai ngàn năm mà còn đón nhận một bài học cho thời đại chúng ta, cho người ngày nay vì “Đức Kitô hôm qua cũng như hôm nay và muôn đời vẫn là một” (Dt 13,8). Thánh Giá của Người là một lời kêu mời mạnh mẽ thúc giục chúng ta ăn năn hối cải và thay đổi đời sống, vì chính Người đã bằng lòng chịu chết treo trên cây Thập Tự để cứu chuộc chúng ta, để biến đổi chúng ta từ tình trạng là những kẻ thù nghịch với Thiên Chúa trở nên con cái và thừa hưởng gia nghiệp muôn đời. Cho nên, chúng ta phải coi lời kêu gọi này là gửi đến cho mỗi người và mọi người nhân dịp Mùa Chay. Nói khác đi, sống Mùa Chay có nghĩa là nhờ Chúa Giêsu mà thay đổi đời sống và qui hướng về Thiên Chúa.

 

2. Cầu nguyện:

Ý tưởng thứ hai là cầu nguyện. Trong Tin Mừng, rất nhiều lần Đức Giêsu nói đến cầu nguyện và gắn liền cầu nguyện với thay đổi đời sống. Phải cầu nguyện, tiếp xúc với Thiên Chúa mới mong thay đổi được đời sống, vì nhờ cầu nguyện, con người chúng ta được lay động thức tỉnh, từ đó nhìn ra những điều cần phải thay đổi trong đời sống của mình mà ăn năn hối cải. Trong Mùa Chay, chúng ta phải cầu nguyện, cố gắng cầu nguyện, tìm thời giờ và những nơi để cầu nguyện. Cầu nguyện đưa chúng ta ra khỏi thái độ dửng dưng và làm cho chúng ta nhậy cảm với những điều có liên quan đến Chúa và các linh hồn. Cầu nguyện cũng giáo dục lương tâm chúng ta và Mùa Chay rất thích hợp cho công việc này. Trong Mùa Chay, Hội Thánh nhắc bảo chúng ta phải xưng tội để lương tâm được trong sạch mà sống mầu nhiệm Phục sinh của Chúa Kitô, không phải trong phụng vụ mà thôi nhưng trong cả tâm hồn nữa.

 

3. Ăn chay, chia sẻ:

Làm phúc, bố thí và ăn chay là những phương thế liên hệ mật thiết với nhau để giúp chúng ta ăn năn hối cải. Ăn chay không chỉ có nghĩa là bớt ăn hay không ăn mà còn có nghĩa là thắng mình, là đòi hỏi với chính mình, sẵn sàng từ chối ăn uống và chấp nhận hy sinh những vui thích. Và làm phúc có nghĩa là chia vui sẻ buồn với người khác, giúp đỡ người ta, nhất là những ai lâm cảnh thiếu thốn, phân phát cho người ta không nguyên của cải vật chất mà cả tinh thần nữa. Chính vì thế, chúng ta phải tỏ ra cởi mở đối với người khác, biết nhận ra những nhu cầu của họ và cảm thông những nỗi đau buồn của họ, đồng thời tìm cách đáp ứng những nhu cầu đó và làm cho những nỗi đau thương của họ vơi nhẹ đi.

Như vậy, cầu nguyện để kết hợp với Thiên Chúa đồng thời cũng hướng chúng ta tới tha nhân. Khi chúng ta đòi hỏi đối với bản thân và quảng đại đối với tha nhân, nhất là đối với những ai đau khổ và thiếu thốn là chúng ta sống kết hợp với Chúa Kitô chịu đau khổ và bị đóng đinh vì Người tự đồng hóa với họ như Người nói: “Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi từ thuở tạo thiên lập địa. Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi đã thăm viếng; Ta ngồi tù, các ngươi đã hỏi han” (Mt 25, 35-36).

Trong Mùa Chay, chúng ta thường nghe đọc: “Đây là lúc Chúa thi ân, đây là ngày Chúa cứu độ." Vậy chúng ta hãy tận dụng thời gian này vì là thời thuận tiện và là thời Chúa ban ơn để chúng ta sám hối và tin vào Tin Mừng như Chúa dạy: “Thời kỳ đã mãn và triều đại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào tin Mừng” (Mc 1, 15).

 

IV. Ý nghĩa “Tro”:

Hàng năm, mỗi người Công Giáo đều đến tham dự Thánh Lễ vào Thứ Tư đầu Mùa Chay. Còn được gọi là Thứ Tư Lễ Tro.

“Tro” có ý nghĩa gì đối với con người? Có liên quan gì đến đời sống Đức Tin người Công Giáo chúng ta? Và tại sao lại phải xức “tro” trên trán?

Từ ngàn xưa vào thời Cựu Ước, “tro” đã mang hai ý nghĩa nhắc nhớ con người phải biết sống như thế nào. Thứ nhất, “tro” tượng trưng cho “sự thống hối ăn năn” và thứ hai, cho “đời sống khiêm nhường.”

Trong sách Sáng Thế 18,27, chúng ta nghe Abraham tự thú nhận: “Này tôi quả đường đột thưa với Chúa tôi – tôi chỉ là tro bụi.”

Về sau vào thế kỷ thứ 4, Giáo Hội mới bắt đầu dùng tro trong các nghi thức phụng vụ. Trong thời điểm này, những kẻ tội lỗi và hối nhân rắc tro trên thân mình. Họ bị trục xuất ra khỏi cộng đoàn trong một thời gian ngắn để thống hối ăn năn vì những trọng tội họ đã phạm – như tội phản đạo, chối đạo, sát nhân và ngoại tình.

Đến thế kỷ thứ 7, nghi thức thống hối này đã biến dạng và được áp dụng vào ngày Thứ Tư Lễ Tro. Kẻ có tội phải mặc áo nhặm và xức tro trên mình. Đồng thời, phải sống xa gia đình suốt cả Mùa Chay. Những người này không được bước vào Nhà Thờ và cũng không được nói chuyện với bất cứ một ai. Họ phải làm việc đền tội, cầu nguyện và ngủ dưới đất hoặc trên rơm và cũng không được tắm rửa hoặc cắt tóc cạo râu. Vào ngày Thứ Năm Tuần Thánh, những hối nhân này được ban ơn xá giải và trở về với gia đình.

Truyền thống này bắt đầu phổ biến và được áp dụng cho toàn thể Giáo Hội hoàn vũ vào thế kỷ thứ 11 – dưới triều đại của Đức Thánh Cha Urbanô đệ II.

Ngày nay, vào mỗi Thứ Tư Lễ Tro, các linh mục dùng tro gạch dấu Thánh Giá trên trán của bản thân mình và từng Giáo hữu. Tro này chính là tro của những chiếc lá vạn tuế của Lễ Lá năm trước đã được đốt đi. Tro nhắc nhở các giáo hữu về thân phận con người. Con người được dựng nên từ bụi tro. Tro được sức lên trán để khắc ghi vào tâm trí thực tại cát bụi của con người chúng ta. Vì vậy, khi dùng tro ghi dấu Thánh Giá trên trán, linh mục sẽ đọc: “Ta là thân cát bụi – sẽ trở về cát bụi” (St 3,19) hoặc “Hãy ăn năn sám hối và đón nhận Tin Mừng” (Mc 1,15).

 

1. Thế thì “Mùa Chay” và “Lễ Tro” có liên can gì đến tôi?

Lá vạn tuế năm trước được đốt đi thành tro là một dấu chỉ thích đáng cho ý nghĩa của Mùa Chay. Lá vạn tuế năm trước được đốt đi cốt ý mời gọi mỗi một tín hữu chúng ta phải nhìn lại cuộc sống của chúng ta trong năm qua. Ta phải xét lại những thói hư tật xấu, cách cư xử và thái độ sống của mình đối với tha nhân. Ta phải thiêu đốt tất cả những gì xấu xa tội lỗi của ta thành tro bụi và quyết tâm tu sửa cuộc đời mình.

Đồng thời, ta cũng cương quyết theo gương Chúa Giêsu bước vào sa mạc cát bụi để đối diện kẻ thù của mình – chính là Satan. Satan hằng luôn xúi dục ta chiều theo tính đam mê xác thịt, ham hố quyền hành và tham lam tiền của. Nhìn nhận mình là bụi cát, ta noi gương Chúa Giêsu sống tín thác, tự khiêm và kính sợ Thiên Chúa.

Thiên Chúa kêu gọi chúng ta trở nên một tạo vật mới. Ngài muốn tái tạo và ban ơn cứu độ cho chúng ta. Song Ngài chỉ có thể tái tạo và cứu độ chúng ta khi nào ta tự hạ để nhìn nhận thân phận cát bụi của mình. Chỉ lúc đó, như Đavít nói, Thiên Chúa sẽ: “Cất nhắc tôi lên từ đống phân tro.”

Mùa Chay trao tặng cho chúng ta cơ hội để thay đổi và hoán cải cuộc đời. Tro là dấu chỉ nhắc nhở chúng ta thực tại Ơn Cứu Độ của Thiên Chúa.

 

2. Tôi phải làm gì đây?

Nếu quý anh chị em thật sự muốn thực hiện những điều sau đây, thì chúng ta cần phải xin ơn can đảm để nói thật và sống thật với bản thân và với Thiên Chúa. Điều kiện căn bản và tiên quyết là: Sống Thật.

Một vài đề nghị:

Gia đình tề tựu với nhau trong giờ cầu nguyện. Trong buổi cầu nguyện, ông bà, cha mẹ và mỗi một người con trong gia đình nêu lên một thái độ, cách ăn nết ở, hoặc một cách cư xử nào đó mà mình muốn thay đổi để làm cho mối tình gia đình chan hòa đầm thắm hơn. 

Thí dụ về thái độ cần sửa đổi:

- Bất cập: “Đâu phải việc của tôi đâu mà tôi phải “xía” vào. Đổi thành quan tâm và tích cực hơn: “Tôi có thể giúp được gì không?”

- Ôm đồm: “Không có tôi thì chẳng có ai làm được gì cả.” Đổi thành chia sẻ, cộng tác và thoát ly – không dính bén: “Tôi cần sự giúp đỡ của bạn.”

- Hấp tấp – Nhiều người tự bào chữa rằng làm nhanh làm lẹ tức là nhanh nhẹ, tháo vát, sáng trí. Nhiều công việc kéo dài trì trệ vì hấp tấp. Đổi lại thành điềm đạm, thận trọng và nhẫn nại hơn.

- Lê thê – chậm chạp cà rề. Nói cách khác, lười. Đổi lại thành phấn khởi, tổ chức và chủ động hơn. 

Thí dụ về cách ăn nết ở:

- Dọn dẹp phòng ở hằng ngày.

- Gìn giữ vệ sinh cá nhân thường xuyên: đầu tóc, quần áo, thân thể ...

- Tập thể dục thường xuyên để gìn giữ sức khỏe

- Bớt ăn bớt uống.

- Bỏ bớt những đam mê về phim ảnh, rượu bia, thuốc lá.

- Đọc kinh cầu nguyện thường xuyên hơn

- Đọc một đoạn Thánh Kinh mỗi ngày và suy niệm.

Thí dụ về cách cư xử:

- Thay vì âu sầu, đổi thành tươi vui với người.

- Thay vì dửng dưng, đổi thành niềm nở tiếp đón – chào hỏi người thân, khách lạ hoặc bạn đồng nghiệp.

- Thay vì nói lại chuyện xấu của người khác – tức là phao đồn tin xấu, thì tìm những điều tốt để bàn thảo và noi theo.

- Thay vì chê trách nhau, khen ngợi và cảm ơn nhau nhiều hơn.

- Thay vì nói một lời có nhiều ngụ ý ám chỉ, thì nói lời chân thành yêu mến, khích lệ người nghe.

- Thay vì nói lời làm buồn lòng hoặc gây hoang mang, nghi kỵ và phân bì cho người nghe, thì ta quyết tâm nói những điều có lợi, tức là tạo niềm vui, bình an và tin tưởng cho người nghe.

- Đặt ra kế hoạch giúp đỡ người nghèo. Để dành tiền lẻ, đồ hộp, quần áo, thức ăn khô, rồi chọn một ngày trong tháng, đem đến Nhà Xứ hoặc một cơ quan từ thiện nào đó để để trao tặng.

 

MJTruongLuan C.Ss.R

 

Vatican News -

Sứ điệp của ĐTC Phanxicô cho Mùa Chay 2024

Trong Sứ điệp Mùa Chay năm 2024, được công bố ngày 1/2/2024, với tựa đề: “Thiên Chúa dẫn chúng ta đi qua sa mạc đến tự do”, Đức Thánh Cha thừa nhận rằng nhân loại ngày nay đã đạt đến “các trình độ phát triển khoa học, kỹ thuật, văn hóa và pháp lý có khả năng bảo đảm phẩm giá cho tất cả mọi người”, nhưng có nguy cơ là nếu không xem xét lại lối sống thì chúng ta sẽ nhượng bộ trước “sự nô lệ” của những thực hành hủy hoại hành tinh và nuôi dưỡng bất bình đẳng.

 

SỨ ĐIỆP CỦA ĐTC PHANXICÔ
MÙA CHAY 2024
Thiên Chúa dẫn chúng ta đi qua sa mạc đến tự do

Anh chị em thân mến!

Khi Thiên Chúa mặc khải về Người, thông điệp của Người luôn là thông điệp tự do: “Ta là Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, đã đưa ngươi ra khỏi đất Ai Cập, khỏi cảnh nô lệ” (Xh 20,2). Đây là những lời mở đầu Mười Điều Răn được ban cho ông Môsê trên Núi Sinai. Những người nghe những lời này biết rõ về cuộc xuất hành mà Thiên Chúa đang nói đến: kinh nghiệm nô lệ vẫn còn đè nặng trên thân xác họ. Trong sa mạc, họ đã nhận được “Mười Lời” như một con đường dẫn đến tự do. Chúng ta gọi đó là “các điều răn”, để nhấn mạnh sức mạnh của tình yêu mà Thiên Chúa dùng để dạy dỗ dân Người. Lời kêu gọi đến với tự do là một lời kêu gọi đòi hỏi, khắt khe. Nó không thể được đáp lại chỉ trong một biến cố, nhưng được thực hiện cách trọn vẹn trong hành trình. Giống như Israel trong sa mạc vẫn bám chặt lấy Ai Cập – thực ra, họ thường luyến tiếc quá khứ và lẩm bẩm chống lại Đức Chúa và chống lại ông Môsê – thì ngày nay dân Chúa cũng mang trong lòng những mối ràng buộc đè nặng tâm hồn mà họ phải chọn từ bỏ. Chúng ta nhận ra điều đó khi chúng ta thiếu hy vọng và lang thang trong cuộc sống như thể đang ở một vùng đất hoang vắng, không có một miền đất hứa để cùng nhau hướng đến. Mùa Chay là thời gian ân sủng, trong đó sa mạc một lần nữa trở thành - như ngôn sứ Ôsê đã loan báo - nơi của tình yêu ban đầu (x. Os 2,16-17). Thiên Chúa giáo dục dân Người để họ thoát khỏi cảnh nô lệ và trải nghiệm quá trình chuyển đổi từ sự chết sang sự sống. Như một chàng rể, Người lại kéo chúng ta đến với Người và thì thầm những lời yêu thương vào trái tim chúng ta.

Cuộc xuất hành từ nô lệ đến tự do không phải là một hành trình trừu tượng. Để Mùa Chay của chúng ta cũng trở nên cụ thể, bước đầu tiên là muốn nhìn thấy thực tế. Khi Chúa gọi ông Môsê từ bụi gai đang cháy và nói với ông, ngay lập tức Người mặc khải Người là Thiên Chúa Đấng nhìn thấy và trên hết là lắng nghe: “Ta đã thấy rõ cảnh khổ cực của dân Ta bên Ai Cập, Ta đã nghe tiếng chúng kêu than vì bọn cai hành hạ. Phải, Ta biết các nỗi đau khổ của chúng. Ta xuống giải thoát chúng khỏi tay người Ai Cập, và đưa chúng từ đất ấy lên một miền đất tốt tươi, rộng lớn, miền đất tuôn chảy sữa và mật” (Xh 3,7-8). Ngay cả ngày nay, tiếng kêu than của nhiều anh chị em bị áp bức đã thấu tới tận trời. Chúng ta hãy tự hỏi: tiếng kêu than đó có thấu đến chúng ta không? Nó có đánh động chúng ta không? Nó có làm chúng ta cảm động không? Nhiều yếu tố khiến chúng ta xa cách nhau, phủ nhận tình anh em vốn nối kết chúng ta từ thuở ban đầu.

Trong chuyến viếng thăm của tôi đến Lampedusa, tôi phản đối việc toàn cầu hóa của sự thờ ơ bằng hai câu hỏi vốn ngày càng trở nên hợp thời hơn: “Ngươi đang ở đâu?” (St 3,9) và “Anh/em ngươi đang ở đâu?” (St 4,9). Hành trình Mùa Chay sẽ cụ thể nếu khi nghe lại những câu hỏi này, chúng ta nhận ra rằng ngày nay chúng ta vẫn còn ở ách thống trị của Pharaô. Đó là sự thống trị khiến chúng ta kiệt sức và tê liệt. Đó là một mô hình tăng trưởng chia rẽ chúng ta và đánh cắp tương lai của chúng ta. Trái đất, không khí và nước bị ô nhiễm, nhưng tâm hồn cũng bị ô nhiễm. Thực ra, mặc dù Bí tích Rửa Tội bắt đầu tiến trình giải thoát của chúng ta g, nhưng trong lòng chúng ta vẫn còn một nỗi nhớ nhung không thể giải thích được về tình cảnh nô lệ. Nó giống như sự thu hút hướng tới sự an toàn của những thứ quen thuộc, gây tổn hại đến tự do của chúng ta.

Tôi muốn chỉ ra cho anh chị em, trong câu chuyện Xuất Hành, một chi tiết không kém quan trọng: chính Thiên Chúa là Đấng nhìn thấy, cảm động và giải thoát; không phải là Israel yêu cầu điều đó. Trên thực tế, Pharaô cũng dập tắt những giấc mơ, chặn tầm nhìn lên trời cao, khiến cho có vẻ như là thế giới này, trong đó phẩm giá bị chà đạp và những mối ràng buộc đích thực bị phủ nhận, không bao giờ có thể thay đổi. Ông ta cột chặt mọi thứ với ông. Chúng ta hãy tự hỏi: tôi có muốn một thế giới mới không? Tôi có sẵn sàng bỏ lại đàng sau những thỏa hiệp với thế giới cũ không? Chứng từ của nhiều anh em giám mục và đông đảo những người hoạt động vì hòa bình và công lý càng ngày càng thuyết phục tôi rằng chúng ta cần đấu tranh chống lại sự thiếu hy vọng. Đó là một trở ngại cho giấc mơ, một tiếng kêu thầm lặng thấu tới trời và lay động trái tim của Thiên Chúa. Nó giống như nỗi hoài niệm về cảnh nô lệ đã làm dân Israel tê liệt trong sa mạc, ngăn cản họ tiến lên. Cuộc xuất hành có thể bị gián đoạn: nếu không thì không thể giải thích được tại sao một nhân loại đã đạt tới ngưỡng của tình huynh đệ đại đồng và trình độ phát triển khoa học, kỹ thuật, văn hóa và pháp lý có khả năng bảo đảm phẩm giá cho tất cả mọi người lại đang mò mẫm trong bóng tối của những bất bình đẳng và xung đột.

Thiên Chúa không hề mệt mỏi vì chúng ta. Chúng ta hãy đón nhận Mùa Chay như thời gian mạnh mẽ trong đó Lời Chúa lại được ngỏ với chúng ta: “Ta là Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, đã đưa ngươi ra khỏi đất Ai Cập, khỏi cảnh nô lệ” (Xh 20,2). Đó là thời gian hoán cải, thời gian tự do. Chính Chúa Giêsu, như chúng ta nhớ hàng năm vào Chúa Nhật thứ nhất Mùa Chay, đã được Thánh Thần thúc đẩy vào sa mạc để thử thách sự tự do. Trong bốn mươi ngày, Người sẽ ở trước mặt chúng ta và ở với chúng ta: Người là Ngôi Con nhập thể. Không giống như Pharaô, Chúa không muốn thần dân mà là con cái. Sa mạc là nơi chốn trong đó sự tự do của chúng ta có thể lớn lên thành một quyết định của cá nhân không quay trở lại tình trạng nô lệ. Trong Mùa Chay, chúng ta tìm thấy những tiêu chuẩn phán đoán mới và một cộng đoàn mà chúng ta có thể cùng tiến bước trên con đường chúng ta chưa từng đi.

Điều này đòi hỏi một cuộc chiến đấu: sách Xuất hành và những cơn cám dỗ của Chúa Giêsu trong sa mạc thuật lại điều này với chúng ta cách rõ ràng. Những lời dối trá của kẻ thù chống lại tiếng nói của Thiên Chúa, Đấng phán: “Con là Con yêu dấu của Cha” (Mc 1,11) và “Ngươi sẽ không có thần nào khác ngoại trừ Ta” (Xh 20,3). Những thần tượng còn đáng sợ hơn Pharaô: chúng ta có thể coi chúng như tiếng của hắn đang nói trong lòng chúng ta. Có thể làm được mọi việc, được mọi người ngưỡng mộ, thống trị người khác: mỗi con người đều ý thức được sự quyến rũ của lời nói dối này trong lòng mình. Đó là một con đường cũ chúng ta đã quen đi. Chúng ta có thể trở nên gắn bó với tiền bạc, với những dự án, ý tưởng, mục tiêu, với địa vị của mình, với một truyền thống, thậm chí với một số người. Thay vì giúp chúng ta tiến bước, chúng sẽ làm chúng ta tê liệt. Thay vì đưa chúng ta gặp gỡ nhau, chúng sẽ khiến chúng ta xung đột. Tuy nhiên, cũng có một nhân loại mới, một dân tộc của những người nhỏ bé và khiêm tốn không khuất phục trước sự quyến rũ của sự dối trá. Trong khi các thần tượng làm cho những người phục vụ chúng trở nên câm, mù, điếc, bất động (xem Tv 114,4), thì những người có tinh thần nghèo khó lại ngay lập tức cởi mở và sẵn sàng: một sức mạnh tốt lành thầm lặng chăm sóc và nâng đỡ thế giới.

Mùa Chay là thời gian hành động, và trong Mùa Chay, hành động cũng có nghĩa là dừng lại. Dừng lại trong cầu nguyện, để đón nhận Lời Chúa, và dừng lại như người Samaria, trước sự hiện diện của người anh em bị thương tích. Tình yêu Thiên Chúa và tình yêu tha nhân là một tình yêu duy nhất. Không có các thần khác có nghĩa là dừng lại trước sự hiện diện của Thiên Chúa, bên cạnh thân xác của tha nhân. Vì thế, cầu nguyện, bố thí và ăn chay không phải là ba việc làm độc lập, mà là một động tác duy nhất cởi mở và dứt bỏ: loại bỏ những thần tượng đang đè nặng chúng ta, loại bỏ những ràng buộc đang giam cầm chúng ta. Khi đó trái tim teo tóp và cô độc sẽ thức tỉnh. Vì thế hãy chậm lại và dừng lại. Chiều kích chiêm niệm của cuộc sống mà Mùa Chay giúp chúng ta khám phá lại, sẽ sinh ra những nguồn năng lượng mới. Trước sự hiện diện của Thiên Chúa, chúng ta trở thành anh chị em, nhạy cảm hơn với nhau: thay vì những mối đe dọa và kẻ thù, chúng ta tìm thấy những người bạn đồng hành. Đây là giấc mơ của Thiên Chúa, miền đất hứa mà chúng ta hướng tới một khi thoát khỏi cảnh nô lệ.

Hình thức hiệp hành của Giáo hội mà chúng ta đang tái khám phá và vun trồng trong những năm gần đây, gợi ý rằng Mùa Chay cũng là thời gian của những quyết định của cộng đoàn, của những lựa chọn lớn nhỏ đi ngược với dòng đời. Những quyết định này có khả năng thay đổi cuộc sống hàng ngày của con người và của toàn bộ khu xóm: thói quen mua sắm, quan tâm đến thụ tạo, nỗ lực hòa nhập những người không được nhìn đến hoặc bị coi thường. Tôi mời gọi mọi cộng đoàn Kitô hữu hãy làm điều này: tạo cho các tín hữu của mình những giây phút để họ suy nghĩ lại về lối sống của mình; hãy dành thời gian để xét lại sự hiện diện của mình trong khu vực và sự đóng góp của mình để làm cho nó tốt hơn. Khốn cho chúng ta nếu việc sám hối của Kitô giáo giống như loại sám hối đã khiến Chúa Giêsu buồn lòng. Người cũng nói với chúng ta: “Anh em chớ làm bộ rầu rĩ như bọn đạo đức giả: chúng làm cho ra vẻ thiểu não, để thiên hạ thấy là chúng ăn chay” (Mt 6,16). Ngược lại, hãy để người khác nhìn thấy niềm vui trên khuôn mặt, ngửi mùi hương của tự do và trải nghiệm một tình yêu làm cho mọi thứ trở nên mới mẻ, bắt đầu từ những người bé nhỏ nhất và gần gũi chúng ta nhất. Điều này có thể xảy ra trong mọi cộng đồng Kitô giáo.

Tùy theo mức độ chúng ta thực hành hoán cải thế nào trong Mùa Chay này mà nhân loại đã lạc hướng sẽ cảm nhận được một sự sáng tạo trào dâng: một tia sáng hy vọng mới. Tôi muốn nói với anh chị em, như với những người trẻ tôi đã gặp ở Lisbon mùa hè năm ngoái: “Hãy tìm kiếm và sẵn sàng mạo hiểm. Vào thời điểm lịch sử này, chúng ta đối diện với những thách đố to lớn, chúng ta nghe những tiếng van nài đau đớn của nhiều người. Chúng ta đang chứng kiến một cuộc chiến tranh thế giới thứ ba từng mảnh. Nhưng chúng ta hãy can đảm để thấy rằng thế giới của chúng ta không phải đang hấp hối mà là đang trong quá trình sinh nở; không phải ở cuối, mà là ở đầu của một chương mới vĩ đại của lịch sử. Chúng ta cần phải can đảm để nghĩ như thế” (Diễn từ với sinh viên đại học, ngày 3 tháng 8 năm 2023). Đó là lòng can đảm của sự hoán cải, nảy sinh từ việc thoát khỏi cảnh nô lệ. Vì đức tin và đức ái nắm tay hy vọng, đứa bé này. Chúng dạy nó bước đi, và đồng thời, nó kéo chúng về phía trước. (1)

Tôi chúc lành cho tất cả anh chị em và hành trình Mùa Chay của anh chị em.

 

Roma, San Giovanni in Laterano, ngày 3 tháng 12 năm 2023, Chúa nhật I Mùa Vọng.

(1) Xem Ch. Péguy, Il portico del mistero della seconda virtù, Milano 1978, 17-19.

 

Vatican News

 

Vatican News -

ĐTC Phanxicô công bố Năm Cầu nguyện chuẩn bị cho Năm Thánh 2025 

Trong buổi đọc kinh Truyền Tin vào trưa Chúa Nhật 21/1/2024, Đức Thánh Cha đã công bố Năm Cầu nguyện để chuẩn bị cho Năm Thánh 2025. Năm này được bắt đầu từ ngày 21/1/2024.

 

Sống tốt thời gian ân sủng 

Đức Thánh Cha nói với các tín hữu hiện diện tại Quảng trường Thánh Phêrô: “Anh chị em thân mến, những tháng tới sẽ dẫn chúng ta đến việc mở Cửa Thánh, và với sự kiện này chúng ta sẽ bắt đầu Năm Thánh. Tôi xin anh chị em gia tăng lời cầu nguyện để chuẩn bị cho chúng ta sống tốt thời gian ân sủng này và cảm nghiệm được sức mạnh của niềm hy vọng của Thiên Chúa. Đó là lý do tại sao hôm nay chúng ta bắt đầu Năm Cầu Nguyện”.

Ngài giải thích thêm rằng đây sẽ là “một năm dành cho việc tái khám phá giá trị to lớn và nhu cầu tuyệt đối của việc cầu nguyện trong đời sống cá nhân, trong đời sống của Giáo hội và trên thế giới”.

Đức Thánh Cha cũng cho biết rằng Bộ Loan báo Tin Mừng sẽ chuẩn bị tài liệu để hỗ trợ việc cử hành Năm này.

 

Các sáng kiến của các Giáo phận trên thế giới

Để chuẩn bị cho Năm Thánh 2025, các Giáo phận được mời gọi cổ võ những giây phút cầu nguyện cá nhân và cộng đoàn. Đề xuất này là “các cuộc hành hương cầu nguyện” hướng tới Năm Thánh hoặc các khóa học cầu nguyện với các giai đoạn hàng tháng hoặc hàng tuần, do các giám mục chủ trì, trong đó tất cả Dân Chúa đều tham gia.

 

Tài liệu của Bộ Loan báo Tin Mừng 

Để giúp sống Năm Cầu nguyện cách tốt hơn, Bộ Loan báo Tin Mừng sẽ xuất bản tập sách về “Các Điểm về cầu nguyện”, nhằm đặt mối quan hệ sâu sắc với Chúa trở lại trung tâm, thông qua nhiều hình thức cầu nguyện được suy gẫm trong truyền thống Công giáo phong phú. Thứ Ba ngày 23/1/2024, tại Phòng Báo chí của Tòa Thánh, Đức Tổng Giám mục Rino Fisichella, người đứng đầu Phân bộ về các Vấn đề Cơ bản về Truyền giáo trên Thế giới, thuộc Bộ Loan Báo Tin Mừng, và Đức ông Graham Bell, Phó Tổng Thư ký của Bộ, sẽ trình bày về loạt bài này cũng như toàn bộ Năm Cầu nguyện.

 

Vatican News

 

Vatican News -

Ngoại trưởng Tòa Thánh: ĐTC Phanxicô muốn viếng thăm Việt Nam 

Nhận xét về cuộc viếng thăm Vatican của phái đoàn đảng Cộng sản Việt Nam vào sáng thứ Năm 18/01, Đức Tổng Giám Mục Paul Richard Gallagher, Ngoại trưởng Toà Thánh nói rằng “Cuộc gặp gỡ tích cực”, và cho biết “Đức Thánh Cha muốn thăm Việt Nam. Cộng đoàn Công giáo rất muốn điều này và đó sẽ là một thông điệp rất đẹp cho toàn khu vực”.

Đức Thánh Cha đã tiếp phái đoàn đảng Cộng sản Việt Nam tại Dinh Tông Tòa. Sau đó phái đoàn đã được Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc phụ khanh Toà Thánh, và Đức Tổng Giám Mục Gallagher tiếp tại Phủ Quốc vụ khanh.

Sau đó, bên lề hội nghị tại Phòng Báo chí Tòa Thánh nhân kỷ niệm 200 năm ngày qua đời của Đức Hồng Y Ettore Consalvi, chính Ngoại trưởng Tòa Thánh đã tường thuật chi tiết cuộc gặp gỡ.

Trước hết, ngài đánh giá đó là một cuộc gặp gỡ tích cực, bày tỏ hy vọng rằng cộng đoàn Công giáo sẽ có thể hưởng lợi từ điều này, điều mà từ quan điểm ngoại giao, là một bước tiến xa hơn trong quan hệ song phương, bên cạnh những kết quả quan trọng khác đã đạt được.

Đáng chú ý là thỏa thuận vào tháng 12/2023 về việc bổ nhiệm Đại diện Tòa Thánh Thường trú tại Việt Nam, Tổng Giám Mục Marek Zalewski, Sứ thần Toà Thánh tại Singapore. Thỏa thuận này được ký kết vào tháng 7 trước đó nhân chuyến viếng thăm Vatican của ông Võ Văn Thưởng, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, trên cơ sở phiên họp thứ mười của Nhóm làm việc chung Việt Nam-Toà Thánh vào ngày 31/3 tại Roma.

Ngoại trưởng Toà Thánh cho biết ngài sẽ thăm Việt Nam vào tháng Tư, và Đức Hồng Y Parolin sẽ thăm trong năm nay.

Trả lời câu hỏi của một nhà báo, Đức Tổng Giám Mục giải thích “Chúng tôi sẽ thực hiện mọi việc từng bước một”, và nói rằng ngài lạc quan về khả năng chuyến viếng thăm trong tương lai của Đức Thánh Cha: “Tôi nghĩ chuyến viếng thăm sẽ diễn ra. Nhưng có vài bước cần thực hiện trước khi điều này thích hợp. Tôi nghĩ Đức Thánh Cha rất muốn đi, chắc chắn cộng đoàn Công giáo rất muốn ngài viếng thăm và điều này sẽ là một thông điệp rất tốt đẹp cho tất cả khu vực. Thực tế, Việt Nam là một đất nước quan trọng, một loại phép màu kinh tế trong nhiều khía cạnh”.

 

Vatican News

 

Vatican News -

Vatican giới thiệu Bộ dụng cụ hành hương Năm Thánh 2025

Bộ Loan báo Tin Mừng đã chọn công ty ở Roma “Stegip4” để thực hiện ba lô hành hương cho Năm Thánh 2025. Một phần của Bộ dụng cụ hành hương này sẽ được làm từ các thành phần tái chế và sinh thái bền vững.

Đức Tổng Giám Mục Rino Fisichella, Trưởng phân bộ thứ nhất của Bộ Loan báo Tin Mừng, phụ trách tổ chức Năm Thánh, cho biết uỷ ban Năm Thánh sẵn sàng chấp nhận đề xuất của một số công ty Ý và nước ngoài để sản xuất và tiếp thị chính thức “Ba lô Hành hương” cho Năm Thánh 2025. Đức Tổng Giám Mục nói: “Tôi biết rõ một chiếc ba lô có thể hữu ích như thế nào trong cuộc hành hương và tầm quan trọng của nó được gìn giữ, với những dấu hiệu của thời gian và sự hao mòn, như một chứng từ đầy ký ức về những ngày cầu nguyện và suy tư, đầy cảm xúc và do đó không thể nào quên”.

Theo thông cáo của Bộ Loan báo Tin Mừng, ba lô và tất cả các phụ kiện tạo nên “Bộ dụng cụ hành hương” gồm mũ rộng vành, khăn quàng cổ, bình nước, áo choàng không thấm nước, tràng hạt đeo cổ tay, được làm bằng cách sử dụng các thành phần tái chế và sinh thái bền vững.

Để phục vụ cho các tín hữu hành hương, Bộ Truyền Thông cũng đã cho ra mắt một ứng dụng cho Năm Thánh 2025 với tên gọi “iubilaeum25”. Đây là ứng dụng dành cho các thiết bị điện tử như điện thoại thông minh hay máy tính bảng, bằng sáu ngôn ngữ, với tin tức về Năm Thánh 2025 và việc đăng ký tham gia các sự kiện cũng như tham gia tình nguyện viên trong Năm Thánh. Ứng dụng “iubilaeum25” có thể được tải xuống từ App Store dành cho iOS và từ Play Store dành cho Android.

Ứng dụng này cũng sẽ cung cấp tất cả tin tức về Năm Thánh và giúp người sử dụng đăng ký là người hành hương trong Năm Thánh và nhận được Thẻ hành hương. Việc đăng ký hoàn toàn miễn phí.

Sau khi đăng ký trên cổng thông tin, người dùng cũng sẽ có thể đăng ký tham dự các sự kiện Năm Thánh và các cuộc hành hương đến Cửa Thánh.

Giao diện của ứng dụng đơn giản và dễ hiểu cho phép các tín hữu hành hương lưu các sự kiện mà họ quan tâm, truy cập khu vực cá nhân của họ nhanh hơn và nhận mã QR để vào Cửa Thánh.

 

Vatican News

 

Vatican News -

ĐTC Phanxico gặp gỡ ngoại giao đoàn cạnh Tòa Thánh

Sáng ngày 8/1/2024, Đức Thánh Cha đã có buổi gặp gỡ truyền thống đầu năm với các nhà ngoại giao của các nước và tổ chức có quan hệ ngoại giao chính thức với Tòa Thánh.

 

Ngoại giao Tòa Thánh

Hiện nay, Vatican đang duy trì quan hệ ngoại giao đầy đủ với 184 quốc gia, chưa kể với 91 cơ quan đại diện ngoại giao của các tổ chức siêu quốc gia, trong đó có Liên minh Châu Âu, Dòng Chiến sĩ Toàn quyền Malta, Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn.

Trong năm 2023 vừa qua, Vatican đã thiết lập mối quan hệ đầy đủ với Vương quốc Ô-man vào ngày 23/2. Đồng thời, các thỏa thuận ở mức độ khác cũng đã được ký kết với Kazakhstan và Việt Nam. Vào ngày 19/7, “Thỏa thuận bổ sung cho Thỏa thuận giữa Tòa thánh và Cộng hòa Kazakhstan về quan hệ song phương ngày 24/9/1998” đã được phê chuẩn, liên quan đến việc cấp thị thực và giấy phép cư trú cho các nhân viên Giáo hội và tu sĩ đến từ nước ngoài. Với Việt Nam, “Thỏa thuận về Quy chế của Đại diện Thường trú của Tòa Thánh tại Việt Nam” đã được ký kết vào ngày 27/7, với việc bổ nhiệm sau đó vào ngày 23/12, vị Đại diện Giáo hoàng thường trú tại Việt Nam.

 

Xung đột và chiến tranh

Trong bài diễn văn trước các nhà ngoại giao, Đức Thánh Cha đề cập đến nhiều “thảm kịch đang xé nát thế giới hiện nay”, bao gồm cuộc chiến ở Ucraina, Thánh Địa, cuộc khủng hoảng ở Nicaragua, căng thẳng ở Caucasus và Châu Phi. Đồng thời Đức Thánh Cha cũng đề cập đến những vấn nạn về dịch vụ mang thai hộ, vấn đề giới tính, chủ nghĩa bài Do Thái và bách hại Kitô giáo, đồng thời ngài kêu gọi một cam kết nghiêm túc đối với hiện tượng di cư và yêu cầu xây dựng hòa bình thông qua đối thoại chính trị - xã hội và giáo dục.

Bài phát biểu hằng năm của Đức Thánh Cha trước ngoại giao đoàn là một trong những bài phát biểu dài nhất và quan trọng nhất trong năm. Ngài nhấn mạnh rằng, năm 2024 vừa mới bắt đầu, chúng ta mong muốn thấy hoà bình, nhưng lại bị bao trùm bởi xung đột và chia rẽ. “Thế giới đang chứng kiến ngày càng nhiều xung đột. Chúng đang dần biến những gì tôi đã nhiều lần định nghĩa là ‘chiến tranh thế giới thứ ba từng phần’ thành một cuộc xung đột toàn cầu thực sự”. Đức Thánh Cha mạnh mẽ lên án: “Dân thường không phải là ‘vật thế chấp’”.

Hậu quả của chiến tranh được nhìn thấy rõ ràng là tình trạng di cư. “Chúng ta không được quên rằng những vi phạm nghiêm trọng luật nhân đạo quốc tế là tội ác chiến tranh. Việc phát hiện ra chúng thôi thì chưa đủ mà còn cần phải ngăn chặn chúng”. Và “ngay cả khi nói đến việc thực hiện quyền tự vệ” thì “điều cần thiết là phải sử dụng vũ lực một cách tương xứng”. Đức Thánh Cha nhắc lại lời kêu gọi ngừng bắn ở tất cả các nơi chiến tranh và xung đột, mở cửa để người dân nhận được viện trợ nhân đạo, đồng thời các bệnh viện, trường học và nơi thờ phượng có được tất cả sự bảo vệ cần thiết.

Liên quan đến châu Á, Đức Thánh Cha chú ý đến Myanmar và kêu gọi mọi nỗ lực “để mang lại hy vọng cho vùng đất đó và một tương lai xứng đáng cho các thế hệ trẻ”, đồng thời ngài cũng không quên tình trạng khẩn cấp nhân đạo của người Rohingya.

Tại châu Phi, ngài diễn tả sự lo ngại về tình hình căng thẳng ở Mali, Niger, Burkina Faso, Ethiopia, Sudan, Cameroon, Mozambique, Cộng hòa Dân chủ Congo và Nam Sudan.

 

Giải trừ vũ khí để đầu tư phát triển

Trong khi đó, Đức Thánh Cha nhấn mạnh: “Cần phải theo đuổi chính sách giải trừ quân bị vì thật là viển vông khi nghĩ rằng vũ khí có giá trị răn đe”. Ngài đặt câu hỏi: “Có bao sinh mạng có thể được cứu với nguồn lực hiện được phân bổ cho vũ khí? Sẽ không tốt hơn nếu đầu tư chúng vì an ninh toàn cầu thực sự sao?” Đức Thánh Cha tái khởi động đề xuất về “một quỹ toàn cầu để cuối cùng xóa bỏ nạn đói và thúc đẩy sự phát triển bền vững của toàn hành tinh”.

Hướng đến Châu Mỹ Latinh, Đức Thánh Cha đặc biệt quan tâm đến tình hình ở Nicaragua. Đó là một cuộc khủng hoảng “tiếp diễn theo thời gian với những hậu quả đau đớn cho toàn thể xã hội Nicaragua, đặc biệt là đối với Giáo hội Công giáo”. Đức Thánh Cha khẳng định: “Tòa Thánh không bao giờ ngừng mời gọi đối thoại ngoại giao tôn trọng vì lợi ích của người Công giáo và toàn thể người dân”.

 

Hiện tượng di cư

Về hiện tượng di cư, Đức Thánh Cha nhận xét: chiến tranh, nghèo đói, lạm dụng ngôi nhà chung là những nguyên nhân chính buộc hàng ngàn người phải “rời bỏ quê hương đất nước cuả họ để tìm kiếm một tương lai hòa bình và an ninh”. Ngài nhắc lại: “những người liều mạng sống trên biển không xâm lược, họ tìm kiếm sự sống”. Vì vậy, cần quản lý việc di cư trong khi vẫn tôn trọng văn hóa, sự nhạy cảm và an ninh của các quốc gia chịu trách nhiệm tiếp nhận và hội nhập. Mặt khác, cũng cần nhắc lại “quyền được ở lại quê hương”,  điều quan trọng là không quốc gia nào “bị bỏ mặc” trước thách thức này.

 

Mang thai hộ

Trong bài phát biểu với ngoại giao đoàn, Đức Thánh Cha cũng nhắc đến vấn đề mang thai hộ. “Con đường dẫn đến hòa bình đòi hỏi phải tôn trọng sự sống của mỗi con người, bắt đầu từ sự sống của thai nhi trong bụng mẹ, vốn không thể bị áp bức hoặc trở thành đối tượng của thương mại hóa”. Về vấn đề này, Đức Thánh Cha định nghĩa cái gọi là việc làm mẹ thay thế là “tồi tệ”. Một đứa trẻ luôn là một món quà và không bao giờ là đối tượng của một hợp đồng. Vì vậy, theo Đức Thánh Cha, việc thực hành này nên bị cấm “ở cấp độ phổ quát”. Ngài nhấn mạnh, sự sống con người phải luôn được tôn trọng vì đó là con đường dẫn đến hòa bình.

 

Bách hại tôn giáo

Về bách hại tôn giáo, Đức Thánh Cha nhận xét: thời của chúng ta là thời của các vị tử đạo, Asia Bibi là một mẫu gương chứng tá Kitô giáo. “Thật đau đớn khi số lượng các quốc gia áp dụng các mô hình kiểm soát tập trung đối với tự do tôn giáo đang gia tăng, với việc sử dụng rộng rãi về công nghệ”. Tệ hơn nữa là ở những nơi khác, các cộng đồng tôn giáo thiểu số đang “có nguy cơ tuyệt chủng”, do “sự kết hợp của các hành động khủng bố, tấn công vào di sản văn hóa và các biện pháp tinh vi hơn như phổ biến luật chống cải đạo, thao túng các quy tắc bầu cử và chính sách tài chính”.

 

Trí tuệ nhân tạo

Kế đến là về trí tuệ nhân tạo. Đức Thánh Cha nhắc lại: “hãy để trí tuệ nhân tạo là con đường dẫn đến hòa bình, nó không được cổ vũ tin tức giả hay sự điên rồ của chiến tranh. Ngài kêu gọi đặt câu hỏi về giáo dục như là “sự đầu tư chính cho tương lai và thế hệ trẻ” và cùng với đó là “việc sử dụng các công nghệ mới một cách có đạo đức”, vốn có thể dễ dàng trở thành công cụ gây chia rẽ hoặc tin tức giả mạo, nhưng cũng có thể là “phương tiện gặp gỡ” và “trao đổi qua lại”.

Để kết thúc bài phát biểu, Đức Thánh Cha mời gọi hướng đến Năm Thánh sẽ bắt đầu vào Giáng sinh năm 2024. Ngài nhận xét: “Có lẽ hôm nay hơn bao giờ hết chúng ta cần Năm Thánh”. Đối diện với “bóng tối của thế giới này”, Năm Thánh “là lời loan báo rằng Thiên Chúa không bao giờ bỏ rơi dân Người và luôn mở rộng cánh cửa Vương quốc của Người”.

 

Vatican News

Vatican News -

VATICAN CÔNG BỐ LOGO CHÍNH THỨC CỦA NĂM THÁNH 2025 

Trong cuộc họp báo ngày 28/6/2022, Đức Tổng Giám mục Rino Fisichella, nguyên Chủ tịch Hội đồng Toà thánh về Tái truyền giảng Tin Mừng trước đây, hiện là Quyền Tổng trưởng Bộ Truyền giáo, đã công bố logo chính thức của Năm Thánh sẽ được tổ chức vào năm 2025 với chủ đề “Những người hành hương của hy vọng”.

Đức Tổng Giám mục Rino Fisichella nhắc lại rằng khi các công việc chuẩn bị bắt đầu trong Giáo hội cho Năm Thánh, Hội đồng Toà thánh về Tái truyền giảng Tin Mừng trước đây đã phát động một cuộc thi dành cho tất cả mọi người, để sáng tạo logo.

Ngài cho biết có tổng cộng 294 bài dự thi đã được gửi từ 213 thành phố và 48 quốc gia khác nhau, và những người tham gia có độ tuổi từ 6 đến 83. Có nhiều bài vẽ tay của các trẻ em với tràn đầy trí tưởng tượng và đức tin đơn sơ.

Vào ngày 11/6/2022, Đức Tổng Giám mục Fisichella đã đệ trình ba bản chung kết lên Đức Thánh Cha để chọn ra một bản vẽ khiến ngài cảm động nhất. Đức tổng cho biết: “Sau khi xem xét các dự án nhiều lần và bày tỏ ý thích của mình, Đức Thánh Cha đã chọn bản thiết kế của Giacomo Travisani.”

 

Ý nghĩa logo

Giải thích về logo, tác giả Giacomo Travisani cho biết mình đã tưởng tượng cách thế tất cả mọi người cùng nhau tiến bước, có thể tiến bước “nhờ ngọn gió Hy vọng là Thánh giá của Chúa Kitô và chính Chúa Kitô.”

Logo trình bày bốn nhân vật cách điệu, biểu thị tất cả nhân loại từ bốn phương của trái đất. Mọi người đều ôm nhau, biểu thị tình liên đới, huynh đệ đoàn kết các dân tộc. Người thứ nhất đang bám vào Thánh giá. Những con sóng bên dưới vỗ mạnh để chỉ ra rằng cuộc hành hương của cuộc sống không phải lúc nào cũng trên mặt nước phẳng lặng.

Bởi vì các hoàn cảnh cá nhân và các sự kiện thế giới thường mời gọi một cảm giác hy vọng lớn hơn, một mô tả của logo với phần dưới của Thánh giá được thuôn dài biến thành mỏ neo, làm im chuyển động của các ngọn sóng. Mỏ neo thường được sử dụng như ẩn dụ cho hy vọng.

Hình ảnh cho thấy cuộc hành trình của người hành hương không phải là cá nhân, mà là mang tính cộng đồng, với những dấu hiệu của một sự năng động ngày càng tiến về phía Thánh Giá.

Đức tổng Fisichella gợi ý: “Thánh giá không tĩnh tại, mà là năng động, hướng đến và gặp gỡ nhân loại như thể không muốn bỏ mặc nó, mà là mang đến sự chắc chắn về sự hiện diện của Thánh giá và sự bảo đảm của hy vọng”.

Châm ngôn của Năm Thánh 2025, “Những người hành hương của hy vọng”, màu xanh lục, cũng được thấy rõ.

 

Hồng Thủy

 

Tìm Hiểu & Sống Thánh Lễ -

Ý NGHĨA CỦA VIỆC ĐI LỄ NGÀY CHÚA NHẬT 

Tại sao đạo Công Giáo lại bắt các tín hữu phải đi lễ vào Chúa Nhật? Con đi lễ từ thứ hai đến thứ bảy chẳng lẽ không bằng một người chỉ đi lễ ngày Chúa Nhật à?

Chào bạn,

Bất cứ một tôn giáo nào cũng có những buổi cử hành lễ tế như là một hành vi thờ phượng dành cho Đấng Tối Cao của mình. Đối với người Công Giáo, hành vi thờ phượng được cho là cao nhất chính là việc hiệp cùng với vị linh mục dâng thánh lễ. Trong thánh lễ ấy, chúng ta tái hiện lại cuộc tế lễ năm xưa Đức Giêsu đã dâng trên cây thập giá. Người dâng là Đức Giêsu, của lễ dâng lên Chúa Cha cũng chính là Đức Giêsu. Thánh lễ là một cuộc quy tụ của cả vũ trụ hướng về tâm điểm Giêsu, để cùng Giêsu hướng về Cha. Bởi thế, ơn ích mà một thánh lễ mang lại là rất lớn và không sao đo lường được. Tự bản chất, thánh lễ là vô giá, dù nó được cử hành ở nơi trang nghiêm như các Vương Cung Thánh Đường rộng lớn hay nơi một nhà tù dơ bẩn ẩm thấp, dù do Đức Giáo Hoàng chủ sự hay một cha già nằm trên giường bệnh dâng. Vậy nếu thánh lễ là vô giá thì dù bạn đi lễ ngày thường hay ngày Chúa Nhật thì xét về mặt ơn ích, bạn vẫn lãnh nhận được cùng một ơn lành.

Việc muốn các tín hữu đi lễ ngày Chúa Nhật như một điều bắt buộc không liên quan đến tính giá trị của một thánh lễ (vì như đã nói ở trên, thánh lễ nào cũng đều vô giá cả), nhưng liên quan đến ý nghĩa đặc biệt của ngày Chúa Nhật và mức độ ưu tiên của nó hơn những ngày khác trong tuần. Thiên Chúa là Đấng vượt trên không gian và thời gian, nếu đối với Ngài, ngày nào cũng như ngày nào. Nhưng đối với con người thì không như vậy. Không chỉ riêng trong lĩnh vực tôn giáo, nhưng chính kinh nghiệm bản thân cũng cho chúng ta thấy rằng ngày Chúa Nhật có cái gì đó khác với những ngày khác. Nó là một ngày đặc biệt hơn, chất chứa nhiều ý nghĩa hơn. Chúng ta hãy cùng điểm lại một vài chi tiết trong Kinh Thánh cho thấy ý nghĩa trọng đại có một không hai của ngày Chúa Nhật khiến cho nó trở thành ngày trọng đại để dâng lễ tế. 

Trước hết, trong trình thuật Sáng Thế, tác giả cho chúng ta biết rằng Thiên Chúa đã hoàn tất công trình tạo dựng và “ngày thứ bảy [tức là ngày Chúa Nhật của mình] Người nghỉ ngơi và Thiên Chúa chúc lành cho ngày này” (x. St 2,3). Trong sách Xuất Hành, khi ban luật cho dân, Thiên Chúa đã nói rằng “trong sáu ngày, ngươi sẽ lao động và làm mọi công việc của ngươi. Nhưng ngày thứ bảy [ngày Chúa Nhật] là hưu lễ kính Thiên Chúa của ngươi; ngươi không được làm bất cứ việc nào, ngươi và con trai con gái ngươi, tớ trai tớ gái của ngươi. Vì trong sáu ngày, Thiên Chúa đã làm nên trời đất, biển và tất cả mọi sự trong các nơi ấy, nhưng Người đã nghỉ ngơi ngày thứ bảy, bởi thế, Thiên Chúa đã chúc lành cho ngày thứ bảy và tác thành nó” (Xh 20,9-11).

Trong thời gian lưu đày ở Babilon, dân Israel rơi vào khủng hoảng. Họ tự vấn, không biết Thiên Chúa bây giờ ở đâu vì lúc đó không còn Đền Thờ, không còn đất hứa như lời Thiên Chúa đã hứa cùng tổ phụ Apraham và với vua Đa-vít nữa. Chính lúc này, Thiên Chúa cho họ biết rằng Thiên Chúa không còn ngự ở một nơi (Đền Thờ) như trước, nhưng là hiện diện trong một thời gian, đó chính là ngày Sabat (ngày Chúa Nhật). Ngày Sabat là ngày của Thiên Chúa, ngày Thiên Chúa đưa đến hoàn tất tất cả những gì còn dang dở trong công trình tạo dựng. Việc Đức Giêsu làm phép lạ chữa lành các bệnh nhân trong ngày Sabat chính là để thể hiện ý này: Ngài cho thấy mình là Thiên Chúa, đến để hoàn tất công trình cứu độ. (Tiếc thay, những người Pharisêu đã không hiểu, lại còn lên án Đức Giêsu). 

Hơn hết, ngày Chúa Nhật là ngày quan trọng vì đó là ngày là Đức Giêsu – Chúa chúng ta – đã phục sinh. Điều này một lần nữa bổ sung cho tính “hoàn tất” của ngày Chúa Nhật. Với sự phục sinh của Đức Giêsu, ngày Chúa Nhật mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng vì nó cho thấy sự hoàn thành của một công trình tạo dựng mới mà Thánh Thần thực hiện nơi Đức Giêsu. Đó cũng chính là đỉnh điểm của ơn cứu độ và là điểm đến của mọi loài thụ tạo trong trời đất. Từ ý nghĩa này, ngày Chúa Nhật được Giáo Hội chọn để tất cả con cái mình ở khắp nơi quy tụ về với nhau, cùng nhau long trọng dâng lên Thiên Chúa Cha lời tạ ơn từ sâu thẳm con tim mình, tưởng nhớ rằng chính vào ngày này là ngày Thiên Chúa hoàn tất mọi sự, ngày mà chúng ta được thánh hoá, ngày ân sủng của Thiên Chúa, “ngày Thiên Chúa làm ra”. Họp nhau vào ngày Chúa Nhật tại thế giới này báo trước một cuộc họp mặt với nhau trong bàn tiệc vĩnh cữu trên trời mai sau. Thánh lễ ngày Chúa Nhật là một lễ tế của toàn thể dân Chúa, nó mang tính chất của một cộng đoàn là toàn thể Giáo Hội. Nó hệt như ngày tất cả con cái về nhà với cha mẹ, thăm cha mẹ, cùng nhau chia sẻ bữa ăn thân mật và trò chuyện vui vẻ với nhau. 

Trong mỗi thánh lễ, Chúa cần hơn hết nơi chúng ta một tấm lòng. Thánh lễ sẽ trở nên vô nghĩa nếu chúng ta chỉ đi vì bắt buộc, vì thói quen. Nếu không vì yêu mến, không xuất phát từ việc ý thức được tầm quan trọng của nó, ta sẽ cảm thấy việc đi lễ là một điều gì đó rất nặng nề. Quả thật, nếu bạn hiểu được ý nghĩa của thánh lễ, đặc biệt là thánh lễ của ngày Chúa Nhật, bạn sẽ không đặt lên bàn cân để so sánh mức độ hơn kém thiệt hơn là các thánh lễ ngày thường với thánh lễ ngày Chúa Nhật. 

Ngoài ra, cũng cần phải ý thức rằng, Thiên Chúa và mẹ Giáo Hội không khắc khe đến độ đòi buộc các tín hữu phải đi lễ ngày Chúa Nhật bằng mọi giá. Nếu bạn gặp phải một lý do nào đó bất khả kháng như bệnh tật, đang ở nơi không có linh mục… thì chỉ cần bạn hướng lòng về Chúa thì cũng đã làm cho Ngài vui lòng rồi. Thử lấy một ví dụ thế này: khi có người yêu, ta có thể quan tâm và tặng quà cho người yêu vào bất cứ ngày nào. Nhưng nếu mình quan tâm, đến thăm và tặng quà cho người yêu vào đúng một ngày nào đó có ý nghĩa đặc biệt của người ấy (sinh nhật…) hoặc của cả hai (ngày Valentine hoặc kỷ niệm ngày quen nhau…) thì điều đó sẽ có ý nghĩa hơn rất nhiều, phải không?

Đến đây, chắc là bạn đã có thể tự trả lời cho câu hỏi của mình rồi nhỉ!

Xin Chúa chúc lành cho bạn!

 

Pr. Lê Hoàng Nam, SJ.

 

Noi Gương Thánh Bổn Mạng GX -

THÁNH ANRÊ TRẦN AN DŨNG LẠC – LINH MỤC (1795 - 1839) 

Thánh Anrê Dũng Lạc sinh năm 1795 tại tỉnh Bắc Ninh. Cha mẹ là những người ngoại giáo nghèo. Năm cậu Trần An Dũng Lạc 11 tuổi thì cha mẹ di chuyển gia đình tới Hà Nội để tìm cách mưu sống. Vì gia đình quá nghèo nên cha mẹ cậu gửi gắm cậu cho một Thầy Giảng giúp đỡ nuôi dưỡng, cho cậu ăn học. Cậu là một đứa trẻ rất thông minh, có trí nhớ lạ lùng, chỉ trong một tuần lễ cậu đã học hết cuốn sách giáo lý. Tính tình hiền lành, lại rất ngoan ngoãn, siêng năng chu toàn với mọi công việc được giao phó. Năm 12 tuổi, cậu được  Rửa Tội,  nhận tên thánh là Anrê. Sau đó cậu được gửi vào trường Vĩnh Trị do cha Leroy Lan làm Bề trên. Tại trường Vĩnh Trị, cậu siêng năng cần mẫn. Cậu học chữ Nho và La tinh một cách mau chóng và dễ dàng. Cậu có năng khiếu về thơ phú và giao tiếp với mọi người một cách lịch thiệp hoà nhã. Các bạn đồng lớp nói rằng cậu chỉ đọc qua một đoạn sách hai lần là cậu đã nhớ thuộc lòng. Sau 8 năm ở trường Vĩnh Trị, cậu lãnh bằng Thầy Giảng.

Sau 10 năm làm Thầy Giảng và học tiếp 3 năm Thần học, ngày 15 tháng 3 năm 1823 thầy Anrê Trần An Dũng Lạc được Đức Cha Longer phong chức linh mục cùng lớp với thánh Ngân và thánh Nghi. Lúc đó, cha Dũng Lạc mới 28 tuổi. Sau đó, cha Dũng Lạc được bổ nhiệm làm cha phó xứ ở Đồng Chuối, giúp cha Khiết, rồi giúp cha Thi ở xứ Đoài và cha Thuyết ở xứ Sơn Miêng. Một thời gian sau, Đức Giám mục bổ nhiệm cha về làm chánh xứ giáo xứ Kẻ Đầm. Lúc ấy, cha Anrê Trần An Dũng Lạc đã 40 tuổi. Dù là cha phó hay cha chánh, dù ở bất cứ nơi nào, cha cũng đưọc mọi người yêu quý vì tính tình hiền hoà, xử sự khôn ngoan, lại giảng giải sốt sắng, dễ hiểu. Đối với giáo dân, cha dễ dãi, hoà đồng, vui vẻ. Nhưng với chính mình thì cha rất nhiệm nhặt trong cách ăn mặc. Cha ăn chay hằng tuần trong các ngày thứ Tư và thứ Sáu. Cha luôn quan tâm giúp đỡ những người nghèo khó, ưu ái chia sẻ cơm áo cho những người cần tới cha. Cha hết lòng hy sinh với nhiệm vụ của một chủ chăn. Cha ân cần lo lắng tới đời sống thiêng liêng của từng giáo dân.

Ngày 6 tháng 1 năm 1833 vua Minh Mạng ban hành sắc chỉ cấm đạo một cách gay gắt, cha phải ẩn trốn tại các gia đình tín hữu, nay ở nhà này mai ở nhà kia. Nhưng rồi tình hình cũng không yên ổn nên cha lại phải trốn lên Kẻ Roi và lập nhà xứ ở đó.

Một hôm trong năm 1835 khi cha vừa dâng lễ xong tại Kẻ Sui thì quân lính xông tới. Cha vội cởi áo lễ trao cho mấy người tín hữu cất giấu còn cha thì ngồi lẫn lộn trong đám dân đông đảo. Quân lính tới bắt cha cùng với 30 người khác. Ông tổng Thìn phải đưa 6 nén bạc cho quan Hào Khánh ở Đôn Thư xin dàn xếp với quan phủ cho cha khỏi bắt. Quan huyện Hào Khánh lấy 4 nén bạc còn 2 nén cho người nhà quan phủ và trình rằng: “Cậu tôi về xem lễ ở Kẻ Sui mà quan bắt thì xin tha”. Quan tha cho cha còn những người khác thì sau đó cũng lần lượt được tha hết. Từ đây quan quân đã biết tên cha Trần An Dũng, nên cha đổi tên là Lạc. Vì thế, cha mới có tên là Trần An Dũng Lạc.

Lần khác, khi cha tới Kẻ Sông lén lút gặp cha Phêrô Trương Văn Thi để xưng tội thì không may bị lý Pháp là lý trưởng làng Kẻ Sông theo dõi, đưa gia nhân tới đột kích bắt hai cha. Tín hữu nghe tin hai cha bị lý Pháp bắt thì kéo nhau tới đông đảo xin lý Pháp tha cho hai cha. Lý Pháp đòi các tín hữu phải nộp 200 quan thì sẽ tha. Các tín hữu gom góp chỉ được 100 quan thì lý Pháp nhận 100 quan và chỉ tha cho cha Dũng Lạc còn cha Phêrô Trương Văn Thi thì bị bắt giải lên nộp cho quan huyện Bình Lục. Cha Anrê Trần An Dũng Lạc được tha, nhưng trên đường trở về thì lại gặp trời mưa to gió lớn, thuyền cha phải ghé vào bờ trú ẩn tại ngôi nhà quen thân thì đột nhiên lại bị một bọn lính khác tới khám xét. Thế là cha bị bắt lần thứ ba, bị trói giải về nộp cho quan huyện Bình Lục, còn các người khác sợ hãi bỏ chạy trốn hết. Về tới huyện cha Dũng Lạc lại gặp cha Trương Văn Thi cũng đã được giải về nộp cho quan huyện Bình Lục. Thế là từ đây số phận của hai cha dính liền với nhau, cùng bị giam, bị tra khảo, cùng chết và cùng lãnh nhận triều thiên Tử Đạo trên thiên quốc cùng một ngày với nhau.

Tại huyện Bình Lục, quan huyện xử đối với hai cha rất tử tế. Quan truyền cho lính dọn cơm cho hai cha bằng mâm và chén bát của mình. Quan thấy cha Trương Văn Thi già yếu, quan hỏi lính cha có chăn mền không thì lính thưa là cha có chăn mền nhưng ông lý Pháp đã tịch thu tất cả của cha rồi. Quan nghe nói thì nóng giận quát lớn: “Bảo thằng lý Pháp phải trao trả lại cho cha”. Có lần quan huyện Bình Lục đã tâm sự với hai cha rằng: “Thưa hai Cụ, phép triều đình cấm đạo và giết các Cụ, chứ không phải tôi. Tôi không có tội gì trong việc này”.

Nghe quan thế nói, các cha chỉ mỉm cười. Mặc dù bị giam nhưng hai cha vẫn vui vẻ chuyện trò với mấy anh lính canh. Có người hỏi cha: “Các Cụ bị bắt mà sao các cụ nói chuyện vui vẻ thế, các Cụ không sợ chết à?” Cha Dũng Lạc vui vẻ trả lời: “Vua cấm đạo và Đức Cha Trời định cho tôi phải bị bắt. Tôi không sợ. Trái lại, tôi lại vui vì được chịu khó vì Chúa tôi thờ”.

Giữ hai cha ba ngày tại huyện, sau đó quan huyện Bình Lục tiễn hai cha xuống thuyền, đưa hai cha về Hà Nội nộp cho quan đốc tỉnh. Biết tin hai cha phải về Hà Nội, các tín hữu kéo nhau tới thương khóc từ giã hai cha rất đông. Nhiều tín hữu đã góp tiền và trình với Đức Cha Retord Liêu và Đức Cha cũng đồng ý để họ đưa tiền tới xin chuộc hai cha. Nhưng cha Dũng Lạc nghĩ rằng đây là lần thứ ba đã bị bắt, chắc là ý Chúa muốn như thế nên cả hai cha đã không đồng ý để giáo dân đem tiền tới xin chuộc hai cha. Lúc tiễn hai cha xuống thuyền, nhiều người đi theo gào khóc rất thảm thiết. Thấy vậy, quan huyện lấy làm lạ nói: “Đạo trưởng có cái gì mà dân chúng thương tiếc than khóc quá như vậy?” Nghe quan huyện hỏi như thế, một bà cụ đứng gần đó đáp lại: “Bẩm quan, các cha dạy chúng tôi những điều tốt lành, không cờ bạc, rượu chè, dy vợ chồng phải thuận thảo, thủy chung với nhau như trong đạo lý răn dạy. Tại sao lại giết người lành như thế ?”

Bước xuống thuyền rồi, hai cha thấy dân chúng thương khóc quá sức như vậy thì hai cha xin quan nói mấy lời để an ủi và khích lệ mọi người hãy sống đạo tốt lánh hơn: Hãy yêu thương nhau và trung thành với đạo thánh Chúa. Không nên khóc lóc làm gì vì chỉ làm thêm đau khổ cho nhau mà thôi.

Con thuyền đưa hai cha đi Hà Nội, ngày 16 tháng 11 hai cha tới Hà Nội và được đưa ngay vào nhà giam để ngày hôm sau là ngày 17 tháng 11, các cha được đưa ra trước mặt các quan để bị thẩm vấn. Trong một lá thư cha Dũng Lạc viết cho Đức Cha Jeantet đã kể lại rằng: Ngày 17 tháng 11 quan đã nộp chúng con cho quan án để truyền lệnh bắt chúng con phải bước qua Thập Giá. Vì chúng con cương quyết không chịu bước qua nên sáu anh lính đã xông tối khiêng nhắc bổng chúng con lên đưa qua Thập Giá, cha Phêrô Thi đã ôm được Thập Giá và hôn kính. Còn con thì con co chân lên rất cao và nói với họ: “Hãy chặt chân tôi đi. Tôi rất vui lòng chứ đừng hy vọng tôi bỏ đạo”. Sau đó các quan hỏi con: “Tại sao đạo lại không cho phép thờ kính tổ tiên?” Con trả lời: “Nếu có ai chào cha mẹ khi các ngài đang ngủ, thì không kể là tôn kính, vì các ngài ngủ không biết gì. Cũng một lẽ ấy còn một mạnh mẽ hơn đối với những người đã chết.”

Ngày 19 tháng 11 các quan lại gọi chúng con ra tòa lần thứ hai để khuyên dụ và ép buộc chúng con bước qua Thập Giá. Lần này các quan bắt chúng con phải đeo gông nặng hơn. Tới ngày 21 tháng 11 thì họ lại thay gông bằng xiềng xích. Xiềng xích của cha Phêrô Thi nhẹ hơn xiềng xích của con. Con thương cha Phêrô Thi vì già yếu mà phải chịu nhiều cực hình quá. Nhiều lúc con ngồi suy nghĩ mà chảy nước mắt vì nhớ tới những anh em Thừa Sai đang phải trốn tránh để rao giảng Tin Mừng của Chúa.

Nhận được thư của cha Anrê Dũng Lạc, Đức Cha Jeantet vội biên mấy lời khích lệ và an ủi hai cha, khuyên hai cha vững lòng bền chí, can đảm chịu mọi sự khó. Đức Cha và mọi người đều sốt sắng cầu nguyện cho hai cha luôn xứng đáng là những chiến sĩ Đức Tin vững mạnh của Chúa. Được thư của Đức Cha, hai cha vui mừng và xúc động. Cha Dũng Lạc viết lại để cám ơn Đức Cha. Trong thư cha viết: “Chúng con vô cùng an ủi và xúc động chảy nước mắt khi đọc thư của Đức Cha. Chúng con thật lòng biết ơn vì nhờ Đức Cha và các vị Thừa Sai mà chúng con được biết Chúa. Chúng con không biết phải nói làm sao để diễn đạt lòng biết ơn sâu xa của chúng con. Trong nhà tù này rất khó khăn để viết thư cũng như để nhận thư. Xin Đức Cha hiểu cho lòng trung tín và hiếu thảo của chúng con. Xin Đức Cha cầu nguyện cho chúng con trung thành với Chúa và luôn sẵn lòng vui vẻ được chết vì Chúa. Lòng chúng con tin vững mạnh nơi Chúa như núi Thái.

Tình trạng ngồi tù kéo dài mãi, hai cha nóng lòng chờ đợi giờ phút được đổ máu ra để làm chứng nhân cho Chúa, mãi tới ngày 30 tháng 11, các quan cho gọi hai cha ra toà. Trước hết các quan khuyên dụ hai cha bước qua Thập Giá và bỏ đạo. Khuyên dụ mãi không xong, các quan bắt hai cha ký giấy nhận bản án. Sau khi các ngài ký nhận, quan đốc tỉnh nói với quan chánh án: “Bọn chúng bám vào tôn giáo đến nỗi điên khùng. Đạo gì mà làm cho con người mê mẩn đến như thế? Thật khó hiểu!” Nhiều lần bị tra khảo nhưng không bị đánh đập tàn nhẫn như những trường hợp khác, chỉ bị bọn lính tát một hai cái.

Ngày  mồng 1 tháng 11 năm 1839 là ngày lễ kính Các Thánh, cha Trân giả dạng người làm ruộng vào thăm hai cha trong tù. Cha Trân đưa Mình Thánh Chúa cho hai cha. Vừa thấy cha Trân, cha Dũng Lạc vui vẻ chào: “Xin chào bác! Tôi đợi bác thăm nuôi đây”. Sau đó cha Trân trao Mình Thánh Chúa cho cha Dũng Lạc. Hai người nói nhỏ với nhau ít điều rồi cha Trân vội vã rút lui. Cha Dũng Lạc chịu Mình Thánh Chúa rồi âm thầm trao cho cha Thi. Hai cha vui mừng tạ ơn Chúa vì Chúa đã thương tới thăm viếng các Ngài trong nhà tù và tăng sức mạnh để các Ngài thêm mạnh mẽ, can đảm tuyên xưng danh Chúa trước mặt vua quan.

Vài tuần lễ sau, các Ngài được lệnh tới gặp quan án. Quan chánh án đưa bản án do vua Minh Mạng châu phê để các Ngài ký nhận. Sau khi ký nhận bản án, cha Dũng Lạc trở về nhà giam vui vẻ, cao hứng làm một bài thơ diễn tả tâm sự gửi cho cha bạn là cha Thực. Bài thơ như sau:

Lạc rầy đã rõ chốn quân quan

Bút chép thơ này gửi thở than

Lòng nhớ bạn, vẫn còn vất vả

Dạ thương khách, chạy chữa yên hàn

Đông qua tiết lại thì xuân tới

Khổ trảm mai sau hưởng phúc an

Làm kẻ anh hùng chi quản khó

Nguyện xin cùng gặp chốn Thiên Đàng.” 

Sáng ngày 21 tháng 12 năm 1839, quan quân tới nhà giam công bố lệnh xử án và truyền lệnh ra pháp trường. Hai cha vui mừng tạ ơn Chúa. Các ngài hát mấy câu kinh tạ ơn “Te Deum” bằng Latin rồi chuẩn bị sẵn sàng theo đoàn quan quân tiến ra pháp trường lãnh án chém đầu để làm chứng nhân cho đạo thánh Chúa. Trên đường đi, các Ngài vui vẻ, nét mặt tươi vui hớn hở. Cha thánh Dũng Lạc chắp tay vừa đi vừa cầu nguyện. Tới nơi xử, các Ngài quỳ trên chiếc chiếu đã được các tín hữu đã trải sẵn. Người lý hình tiến lại nói nhỏ với cha: “Chúng tôi không biết các Thầy có tội gì. Chúng tôi chỉ làm theo lệnh trên bắt chúng tôi phải làm. Xin các Thầy đừng chấp chúng tôi. Xin các Thầy cầu nguyện cho chúng tôi khi các Thầy về Trời”. Cha Dũng Lạc tươi cười nói với các anh: “Quan lớn đã truyền, các anh cứ thi hành”.

Sau đó hai ngài cầu nguyện ít phút rồi nghiêng đầu cho lý hình chém. Nhiều người đứng chứng kiến đã kể lại rằng họ đã nhìn thấy một con chim trắng to lớn hơn chim bồ câu bay lượn trên các ngài lúc các ngài bị hành quyết. Hôm đó là ngày 21 tháng 12 năm 1839 tại pháp trường cửa ô Cầu Giấy, Hà Nội, giáp đường lên tỉnh Tây Sơn. Thi hài cha thánh Dũng Lạc được đưa về an táng tại nhà bà Lý Qúy, gần Cầu Giấy, Hà Nội.

Đức Giáo Hoàng Lêô XIII đã tôn phong cha Dũng Lạc lên bậc Chân Phước cùng với cha thánh Phêrô Trương Văn Thi ngày 27 tháng 5 năm 1900, và Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nâng hai Ngài lên hàng Hiển Thánh Tử Đạo ngày 19 tháng 6 năm 1988.

 

Tác giả Lm. Nguyễn Đức Việt Châu

 

Hãy Luôn Sống Kết Hiệp Với Chúa Giê-su Thánh Thể -

KINH RƯỚC LỄ THIÊNG LIÊNG 

Lạy Đức Chúa Giêsu, con tin thật Chúa con ngự trong Phép Mình Thánh, con kính mến Chúa con trên hết mọi sự, cùng ước ao chịu lấy Chúa con trong linh hồn con. Song le bởi vì bây giờ con chẳng có thể mà chịu Chúa con cho thật được, thì xin Chúa con ngự vào linh hồn con cách thiêng liêng vậy, chẳng khác gì như Chúa con đã ngự vào thật, thì con xin ẵm lấy cùng hợp làm một cùng Chúa con cho trọn, xin Chúa con chớ để cho con lìa bỏ Chúa con bao giờ. Amen. 

Spiritual Communion Prayer

My Jesus, I believe that you are present in the most Blessed Sacrament. I love You above all things and I desire to receive You into my soul. Since I cannot now receive You sacramentally, come at least spiritually into my heart. I embrace You as if You were already there, and unite myself wholly to You. Never permit me to be separated from You. Amen.

Prière de communion spirituelle 

Mon Jésus, je crois que vous êtes ici présent dans le Saint-Sacrement. Je vous aime par-dessus tout chose et je désire ardemment vous recevoir dans mon âme. Puisque je ne puis, à cette heure, vous recevoir sacramentellement, venez au moins spirituellement dans mon cœur. Comme si vous y étiez déjà présent, je vous adore et tout entier je m’unis à vous. Ne permettez pas que je me sépare jamais de vous. Amen.

 

Tìm Hiểu & Sống Thánh Lễ -

HÃY TRỞ LẠI VỚI THÁNH LỄ!

Tại sao Thánh lễ có tầm quan trọng quyết định như thế? Công đồng Vaticanô II dạy cách xác tín rằng Bí tích Thánh Thể là “nguồn mạch và tột đỉnh đời sống Kitô hữu” – điều đó có nghĩa là: Kitô giáo đích thực phát xuất từ Thánh Thể và quy hướng về Thánh Thể... 

CÂU CHUYỆN SUY TƯ
HÃY TRỞ LẠI VỚI THÁNH LỄ!

Mười lăm tháng qua là thời gian khủng hoảng và nhiều gay go đối với đất nước chúng ta [Hoa Kì], và là một thử thách đặc biệt đối với người Công Giáo. Trong suốt giai đoạn COVID kinh khủng này, nhiều người trong chúng ta bị buộc ngưng tham dự Thánh lễ và Rước lễ. Thật vậy, vô số Thánh lễ và việc tôn sùng Thánh Thể được thực hiện trực tuyến, cám ơn Chúa vì điều này. Nhưng các tín hữu đã biết tận xương tủy rằng sự tham dự trực tuyến như thế tuyệt đối không thay thế cho việc tham dự thật. Bây giờ các cửa nhà thờ đang bắt đầu mở rộng, tôi muốn thúc giục mọi tín hữu đọc những lời này: Hãy trở lại với Thánh lễ!

Tại sao Thánh lễ có tầm quan trọng quyết định như thế? Công đồng Vaticanô II dạy cách xác tín rằng Bí tích Thánh Thể là “nguồn mạch và tột đỉnh đời sống Kitô hữu” – điều đó có nghĩa là: Kitô giáo đích thực phát xuất từ Thánh Thể và quy hướng về Thánh Thể. Thánh Thể là khởi nguyên và cùng tận của đời sống tâm linh, vừa là con đường vừa là cùng đích của người môn đệ Chúa Kitô. Các Giáo phụ đã mạnh mẽ dạy rằng Bí tích Thánh Thể là lương thực ban sự sống đời đời. Các ngài muốn nói rằng theo mức độ chúng ta tiếp nhận Mình và Máu Chúa Giêsu, chúng ta được chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc sống với Ngài ở đời sau. Thánh Tôma Aquinô đã nói rằng tất cả các Bí tích khác chứa đựng quyền năng của Chúa Kitô (virtus Christi) còn Bí tích Thánh Thể chứa đựng chính Chúa Kitô (ispe Christus) – và điều này giúp giải thích lí do thánh Tôma không thể dâng Thánh lễ mà không đầm đìa nước mắt. Chính nơi Thánh Lễ mà chúng ta được ban đặc ân lãnh nhận tặng phẩm có một không hai này. Chính nơi Thánh Lễ chúng ta nhận được thứ lương thực không thể thiếu. Không có Thánh Thể, tâm linh chúng ta chết đói.

Nếu tôi mở rộng phạm vi một chút, tôi xin nhắc lại rằng, cách chung, Thánh Lễ là nơi dành riêng để gặp gỡ Chúa Giêsu Kitô. Trong Phụng vụ lời Chúa, chúng ta không đơn thuần nghe những lời của con người do các thiên tài thi ca soạn ra, mà đúng hơn là lời của Ngôi Lời. Trong các bài đọc, đặc biệt bài Tin Mừng, chính Chúa Kitô nói với chúng ta. Phần chúng ta, chúng ta thưa lại với Người, bước vào bên trong cuộc đối thoại với Ngôi Hai trong Ba Ngôi Thiên Chúa. Rồi tiếp đến, trong Phụng vụ Thánh Thể, cũng chính Chúa Giêsu, Đấng đã mở lòng với chúng ta, hiến dâng Mình và Máu của Người cho chúng ta hưởng dùng. Trước khi lên thiên đàng, hoàn toàn không thể có sự hiệp thông nào khác thân tình hơn với Chúa Phục Sinh.

Tôi nhận thấy trong thời COVID này nhiều người Công Giáo dần dần quen với sự dễ chịu khi tham dự Thánh Lễ trực tuyến bởi được thoải mái trong nhà riêng, không phải phiền phức ở bãi đậu xe đông đúc, con nít khóc la, hàng ghế chật ních. Nhưng một điểm then chốt của Thánh Lễ chính là chúng ta đến với nhau để làm thành một cộng đoàn. Khi chúng ta nói, cầu nguyện, hát, và xướng đáp với nhau, chúng ta nhận ra căn tính của mình là Thân Thể Mầu Nhiệm của Chúa Giêsu. Trong lúc cử hành phụng vụ, linh mục thực hiện chức năng với tư cách của Chúa Kitô (in persona Christi), còn những người đã được rửa tội khi tham dự nối kết chính mình một cách biểu trưng với Chúa Kitô là đầu và cùng nhau tiến dâng sự thờ phượng lên Chúa Cha. Có một sự tương tác giữa linh mục và giáo dân trong Thánh lễ rất đỗi quan trọng mặc dù thường không được chú ý tới. Ngay trước lời nguyện trên lễ vật, linh mục nói: “Anh chị em hãy cầu nguyện, để hi lễ của tôi cũng là của anh chị em được Thiên Chúa là Cha toàn năng chấp nhận”, và giáo dân đáp lại: “Xin Chúa nhận hi lễ bởi tay cha, để ca tụng tôn vinh danh Chúa, và mưu ích cho chúng ta cùng toàn thể Hội Thánh Người”. Ngay lúc đó, đầu và các chi thể kết nối với nhau một cách có ý thức để làm nên một hi lễ hoàn hảo dâng tiến Chúa Cha. Vấn đề là điều này không thể xảy ra khi chúng ta bị phân tán trong nhà riêng của mình và ngồi trước màn hình máy tính.

Nếu tôi nói về tầm quan trọng của Thánh lễ bằng một hình thức tiêu cực hơn, Hội Thánh đã dạy cách vững chắc rằng người Công Giáo đã được rửa tội có bổn phận đạo đức phải dự lễ Chúa Nhật, và việc cố ý bỏ lễ, không có lí do chính đáng, là tội trọng. Tôi hiểu rằng những lời này làm cho nhiều người ngày nay khó chịu, nhưng nó không có ý như vậy, bởi vì nó hoàn toàn phù hợp với mọi điều chúng ta đã nói về Thánh lễ cho tới điểm này. Thật vậy, nếu Phụng vụ Thánh Thể là nguồn mạch và tột đỉnh của đời sống Kitô hữu, là cuộc gặp gỡ đặc thù với Chúa Giêsu Kitô, là thời điểm Thân Thể Mầu Nhiệm tự biểu lộ trọn vẹn nhất, là đón nhận Bánh Bởi Trời – thì, nói theo nghĩa thiêng liêng, chúng ta tự đặt mình vào mối nguy hại vô cùng lớn khi chủ động tránh xa Thánh lễ. Như một bác sĩ lưu ý bạn đang gây hại cho cuộc sống của mình do ăn các loại thức ăn nhiều chất béo, hút thuốc, và không chịu tập thể dục, cũng vậy vị bác sĩ linh hồn sẽ nói với bạn rằng việc bỏ tham dự Thánh lễ đang làm tổn hại sức khỏe tâm linh của bạn. Dĩ nhiên, như tôi nhắc đến ở trên, luật Hội Thánh vẫn luôn là một cá nhân có thể quyết định không đi Lễ vì những lí do chính đáng – và dĩ nhiên điều này vẫn còn được áp dụng trong những ngày đại dịch đang dần dịu đi.

Nhưng xin hãy trở lại với Thánh lễ! Tôi xin đề nghị bạn dẫn theo một người, là người đã vắng quá lâu hoặc có thể đã chìm sâu trong sự thoải mái suốt thời Covid. Hãy để cho nỗi khao khát Thánh Thể của bạn đánh thức thôi thúc truyền giáo trong bạn. Hãy rước những người từ khắp các nẻo đường lớn nhỏ; hãy mời các đồng nghiệp và các thành viên trong gia đình bạn; hãy gọi các trẻ em dậy vào sáng Chúa Nhật; hãy tắt máy tính. Hãy trở lại với Thánh lễ!

Tác giả: Đức cha Robert Barron

Việt Tâm chuyên ngữ từ wordonfire.org (09.6.2021)

 

DIOCESAN NEWS -

WHY DO WE HAVE AN OBLIGATION TO ATTEND MASS?-I

16 April 2021

A Catechesis on the Third Commandment in Light of the Resurrection by Father Andrew Heaslip, Diocesan Director of Religious Education, Diocesan Coordinator of Digital Media, Director of the TV Mass for the Homebound.

In his press release issued on Wednesday of Holy Week restoring the Sunday and holy day Mass obligation, Bishop Conley mentioned that the Southern Nebraska Register would be publishing a catechetical series on this obligation.

In my last article on livestreaming the Mass, I attempted to share my personal, and to some extent, catechetical reflections on why livestreaming the Mass is a blessing, albeit an awkward one, and even more why it is necessarily more valuable to be physically and spiritually present at the Mass whenever it is available.

In this article I’d like to shift from those personal and partly catechetical reflections to a catechesis specifically on the third commandment in light of the Resurrection of Jesus because it is here where we will begin to understand the context of why there is a Sunday Mass obligation in the first place.

The goal of this catechesis, then, is to understand the meaning of the third commandment in the Old Covenant, in order to clearly see how its obligatory nature both continues and is fulfilled in the New Covenant by the practice of keeping holy the Lord’s Day, that is, the day on which the Lord Jesus rose from the dead.

 

The Third Commandment

In the book of Exodus, we learn that God revealed to the people of Israel on Mt. Sinai the commandment, “Remember the sabbath day, to keep it holy. Six days you shall labor, and do all your work; but the seventh day is a sabbath to the LORD your God; in it you shall not do any work… for in six days the LORD made heaven and earth, the sea, and all that is in them, and rested the seventh day; therefore the LORD blessed the sabbath day and hallowed it” (20:8-11).

We see in this text that the third commandment is deeply tied to the six days of creation. In fact, the word sabbath (sabbath) means the seventh day of the week and a day of rest; it is derived from the Hebrew word sabbath which means “to cease or to rest.” The idea here is that the Sabbath is the day on which God ceased his work of creation in order to bring rest and blessing to the seventh day. Hence, in the Old Covenant, the observance of the Sabbath entailed, among other things, remembrance of the Lord’s work of creation and rest from work and manual labor.

Moreover, like all of the Ten Commandments, the third commandment too was given in the context of God’s work of liberating or redeeming the people of Israel from slavery.

The Decalogue (Ten Commandments) begins with the words, “I am the LORD your God, who brought you out of the land of Egypt, out of the house of bondage” (Ex 20:2). Likewise, the expression of the third commandment in Deuteronomy adds, “You shall remember that you were a slave in the land of Egypt, and the LORD your God brought you out thence with a mighty hand and an outstretched arm; therefore the LORD your God commanded you to keep the sabbath day” (15:5).

We see here that the third commandment is deeply tied also to God’s work of redemption or liberation from slavery, that is, when He freed his people from Egypt and formed a covenant relationship with them on Mt. Sinai. Hence, in the Old Covenant the obligation of remembrance “You shall remember” includes God’s work not only of creation but also of redemption.

In the third commandment, then, we not only learn of the sacred importance of the Sabbath and the requirement or obligation to keep it holy through remembrance and rest but also discover the deepest reasons for this obligation: the Sabbath is directly connected to the blessing and holiness of the Lord’s work of creation and to the mighty power of His liberating work of redemption.

 

Sabbath to Sunday

The first question that ordinarily arises in view of the third commandment to keep holy the Sabbat (that is, the seventh day, Saturday) is why do Christians observe this commandment not on Saturday but on Sunday? Indeed, among the most traditional enumerations of the Commandments in the Church we find the third Commandment expressed, “Remember to keep holy the Lord’s Day.”

In apostolic times we hear this same reference; for example, in the book of Revelation, a book with profound liturgical undertones, St. John says, “I was in the Spirit on the Lord’s day...” (1:10). Likewise, one of John’s disciples, St. Ignatius of Antioch who died around 108 AD says, “those who lived according to the old order of things have come to a new hope, no longer keeping the sabbath, but the Lord’s Day.”

Also, St. Justin Martyr witnessed to this distinctive and ancient Christian practice around the year 155 AD when he wrote, “We all gather on the day of the sun, for it is the first day as opposed to the seventh day.” What is clear from these and other ancient accounts is that the movement from Sabbath to Sunday, the Lord’s day, was a distinctive characteristic of the early Christian communities from the beginning. 

 

The Resurrection

This radical shift in religious practice should make us pause because in it there is a profound witness to the Resurrection of Jesus, which is the singular reason it occurred. In first century Judaism there was enormous importance attached to the Sabbath and its observance; we see references to this, for example, throughout first century Jewish texts and even in the Gospels themselves. Hence, “only an event of extraordinary impact could have led to the abandonment of the Sabbath and its replacement by the first day of the week” (Ratzinger, Jesus of Nazareth II).

The extraordinary historical event was the Resurrection of Jesus from the dead on the third day after his crucifixion, that is, at an unknown moment on the first day of the week, Sunday. Only something this remarkable could have brought about such a change in the deeply rooted religious culture surrounding the Sabbath. This change is one of the most convincing arguments from a historical perspective that something astonishing must have occurred at the beginnings of Christianity. 

 

New Creation and Redemption

This event, the Resurrection, is the reason why Christians observe Sunday instead of the Sabbath. Nevertheless, the deepest meaning of the Sabbath and the commandment to keep it holy is in no way abandoned by Christians but rather fulfilled.

We saw that the Sabbath and the biblical expressions of the third commandment were directly tied to the first creation and to Israel’s redemption from Egypt. These events have been fulfilled in Jesus Christ. The Resurrection of Jesus from the dead on the first day of the week, in fact, begins the New Creation. Indeed, the creation of the visible world and of humanity find their meaning and summit in this new creation in Christ, or St. Paul says, “if any one is in Christ, he is a new creation; the old has passed away, behold, the new has come” (2 Cor 5:17).

Likewise, the paschal mystery of Jesus’ suffering, death, and Resurrection has brought Redemption to the human race. God’s work of liberating His people from slavery, Egypt, and pharaoh has come to fulfillment in His Son, Jesus who has redeemed us from sin, the world, and Satan.

Or, again, as St. Paul says, “In him we have redemption through his blood, the forgiveness of our trespasses, according to the riches of his grace which he lavished upon us” (Eph 1:7-8). Thus, the ancient meaning of the Sabbath has come to its culmination in the Resurrection of Christ on the first day of the week. 

 

Remembrance and Rest

Likewise the obligations of the third commandment—to remember and to rest—continue in the New Covenant, but now as a living remembrance, especially in the eucharistic liturgy, of God’s supreme work of redemption and of making us a new creation in Christ, and now as a rest not only from work and servile labor but also as a rest which looks forward in hope to definitively “entering into God’s rest” in eternal life (cf. Heb 4:1-11).

This catechesis on the third commandment in light of the Resurrection hopefully helps us to see why there is a perpetual obligation of remembrance and rest on the Lord’s Day.

Likewise, I hope it helps us begin to understand why even when there is a legitimate dispensation from being present at the eucharistic liturgy or even when one is rightly excused from Mass because he or she is physically or morally prevented from attending, the obligations on Sunday of remembering of the Lord’s redeeming work and of rest that looks toward the definitive rest of eternal life can never be dispensed—the third commandment and its evangelical fulfillment come from God.

In the next catechesis on the Sunday and holy day Mass obligation I hope to continue this consideration on remembrance in view of the first precept of the Church: “You shall attend Mass on Sundays and holy days of obligation.”

This precept, which though at times can be dispensed as we all experienced during COVID-19, is a grave obligation that requires the faithful to participate in the Eucharistic liturgy because the liturgy is the supreme living remembrance which makes present Jesus’ redeeming work of the cross and Resurrection and, indeed, is carried out according to Jesus’ command, “Do this in remembrance of me” (Lk 22:19).

 

WHY DO WE HAVE AN OBLIGATION TO ATTEND MASS?-II 

07 May 2021

A catechesis on the First Precept of the Church in light of Jesus’ institution of the Eucharist by Father Andrew Heaslip, Diocesan Director of Religious Education, Diocesan Coordinator of Digital Media, Director of the TV Mass for the Homebound.

In our last catechesis on keeping holy the Lord’s day and the Resurrection, we saw how the third commandment is deeply tied to creation and redemption, and how the Old Testament obligations of remembrance and rest on the Sabbath are fulfilled in Jesus Christ who brings about the new creation and the redemption of the human race through his cross and in his resurrection on the third day, Sunday.

In this catechesis I would like to draw from our previous reflections and focus on the first precept of the Church in view of Jesus’ institution of the Eucharist when he said, “Do this in remembrance of me” (Lk 22:19). The goal of this catechesis is to help us understand why there is a grave obligation to attend Mass on Sundays and Holy days and, even more, why this obligation is something we should freely want to fulfill whenever it is available. 

 

The First Precept of the Church

The first precept of the Church is, “You shall attend Mass on Sundays and holy days of obligation” (CCC 2042). This precept requires the faithful to participate, that is, to be physically and consciously present at the Eucharistic liturgy when the Christian community gathers together for Sundays and Holy days of obligation. This precept is distinct from but deeply related to the third commandment, as well as other Jewish feasts of remembrance in the Old Covenant, both of which Jesus brought to fulfillment in the New Covenant.

 

Sunday Obligation

We saw in our last catechesis that one of the fundamental obligations of the third commandment is remembering God’s work of creation and redemption: “Remember the sabbath day... for in six days the LORD made heaven and earth... and rested the seventh day” (Ex 20:8-11) and “You shall remember that you were a slave in the land of Egypt, and the LORD your God brought you out thence with a mighty hand…” (Deut 15:5). We’ve already seen how this commandment continues and is fulfilled in the passion and, especially, the resurrection of Jesus on Sunday.

The point I would like to make here is: the precept to participate in the Eucharistic liturgy on Sunday, while distinct from the third commandment, realizes the command of remembrance in the fullest way possible because it is the supreme living remembrance of Jesus’ redeeming work on the cross and in the resurrection. The Mass makes his sacrifice for sins and his risen body actually present – living – and is carried out according to his words, “Do this in remembrance of me” (Lk 22:19). Hence, the part of the first precept of the Church that pertains to Mass on Sunday flows directly from the third commandment’s obligation to remember. 

 

Holy Days of Obligation

What about other holy days of obligation? In addition to the weekly observance of the Sabbath, now fulfilled on the Lord’s day, Sunday, the people of Israel also celebrated many other feasts of remembrance. They occurred on fixed days and seasons of the year and included specific liturgical practices. For example, the great Jewish feast of Passover occurred on the 14th of the first month of the Jewish calendar and obliged the Israelites to celebrate it with specific ceremonies such as families coming together to partake of a Passover lamb. God and his chosen leader, Moses, instituted this feast and its specific liturgical practices, again, for the purpose of remembrance: “that all the days of your life you may remember the day when you came out of the land of Egypt” (Deut 16:3).

Similarly, the holy days of obligation in the New Covenant such as Christmas, Mary the Mother of God, the Ascension, All Saints Day, and the Immaculate Conception occur on fixed days or seasons and oblige God’s people to come together in the liturgy in order to celebrate God’s mighty works which have come to fulfillment in the mysteries of the Christian faith. Likewise, God’s appointed leaders, the successors of the apostles, instituted these holy days of obligation as a means of commemorating (remembering and celebrating) the great mysteries of faith and salvation from which all the family of God benefits. Hence, holy days of obligation are occasions of grace and remembrance; they have a certain connection with and precedent in the feasts of the Old Covenant, yet are ultimately rooted in the life and mysteries of Jesus and the authority of his Church, both of which are a fulfillment of the Old Covenant.

The first precept of the Church, then, has its obligatory character and can be dispensed because it is based in the pastoral authority of the pope and bishops who are the successors of Peter and the apostles who, in turn, were commanded by Jesus to celebrate the Eucharist, “...in remembrance of me.” This is, among other reasons, why there is a grave obligation to attend Mass on Sundays and holy days, and why it can be dispensed for serious reasons such as our recent global pandemic. 

 

The Institution of the Eucharist

The first precept of the Church, moreover, has its deepest reason in the gift that Jesus gave on the night he was betrayed, when he instituted the Eucharist. It is in this gift and the prayerful words and actions surrounding this gift that we discover why we should long for and freely want to participate in the Eucharist. What is this gift? It is the gift of Jesus himself.

When He instituted the Eucharist before His passion, Jesus established the perpetual memorial of his suffering, death, and resurrection which has redeemed the world. This truth is contained in the very words that Jesus used at the last supper. When he took bread, he said, “This is my body which is given for you” (Lk 22:19) and when he took the wine, he said, “this is my blood of the covenant, which is poured out for many for the forgiveness of sins” (Mt 26:28).

An important point to realize here is that these actions and words of Jesus anticipated the sacrifice of his body and the pouring out of his blood on the cross. When he said to the apostles, “do this in remembrance of me,” what they were to remember was not simply the last supper but the crucifixion, its meaning, and the resurrection. The words “given for you” and “poured out for many” which the apostles heard with their ears at the last supper took on meaning only after Jesus’ ordeal of Roman crucifixion when he gave his body to be nailed to the cross unto death, and when the solider lanced his side causing his blood to pour out.

The command of remembrance, however, included not merely the recollection of the physical details of the suffering and death of Jesus but also, and especially, the meaning of them. The cross manifests Jesus’ love “to the end” (Jn 13:1); it is accomplished “for the forgiveness of sins,” “for our sins” (1 Cor 15:3); and it is the beginning of a “new covenant,” that is, a new and living relationship with God in his Son, Jesus. This gift of the Eucharist which Jesus instituted at the last supper and which the apostles were to do in remembrance of him took on its full meaning for them only after the crucifixion and resurrection; and it took them and the early disciples time to awaken to this full meaning. 

 

Remembrance

The scriptural term remembrance, in fact, implies this type of awakening, that is, a realization of the reality of God and the work he has done (see for example, Num 10:10). We see this awakening to God’s work in the accounts of Jesus’ appearances to his disciples after the resurrection. For example, on the road to Emmaus, Jesus converses with two of his disciples who do not realize that it is him. It is only after he opens the scriptures to them about the meaning of the Messiah’s suffering and glory and, most of all, when he takes bread, blesses it, breaks it, and gives it—the same actions he performed at the last supper—that they finally realize or awaken to the reality that it is him. At that moment he vanished from their sight. Yet, he was helping them to realize that he is, and is going to be, present to them in a new way, that is, in the breaking of the bread which is the most ancient name for the Eucharistic liturgy. Indeed, after realizing it was the Lord, those two disciples told the apostles that, “he was made known to them in the breaking of the bread” (Lk 24:35).

It is with this full meaning of remembrance, which includes not only a recollection but also a realization of the living reality, that the apostles and early Church celebrated the Eucharist (see 1 Cor 11:23-27). So, it is with the Eucharistic liturgy in every age: when the Mass is celebrated it is done in remembrance of Christ whose passion and resurrection are not only recalled but also made present.

When we assemble together for the Mass it is truly a time when the Lord awakens us anew to his presence and his work of salvation. Indeed, nothing brings us closer to Jesus and to one another than the celebration of the Eucharist. It is there where we encounter his love to the end, it is there where we are renewed in the new and everlasting covenant relationship with God, and it is there where we can receive the crucified and now Risen Lord. These are the deepest reasons why there is a precept to attend Mass on Sundays and holy days of obligation and they are why we should long to realize this precept.

I hope that this two-part catechesis on the Sunday and holy day Mass obligation has been helpful not only for understanding but also for inspiration. It was written in anticipation of and preparation for May 23, the Solemnity of Pentecost, when this obligation will be restored in the Lincoln Diocese. May the Holy Spirit draw us together anew into Christ Jesus at the Eucharistic liturgy.

 

 

Hãy Đến Với Thánh Lễ Để Lãnh Nhận Nguồn Ơn Cứu Độ -

KHAO KHÁT THÁNH LỄ

Là người Công giáo có trách nhiệm, ai cũng biết rằng mình có bổn phận tham dự thánh lễ ngày Chúa  nhật. Thậm chí lề luật còn quy định, nếu bỏ lễ Chúa nhật mà không có lý do chính đáng, bị xem là phạm tội trọng.

Nhưng vì quá nhấn mạnh đến khía cạnh tội, lề luật, trách nhiệm, một số người đi lễ Chúa nhật chỉ như việc làm đối phó, đi cho xong bổn phận, gọi là dự lễ nhưng thực tế hoàn toàn không có cái hồn của việc dự lễ.

Trong khi đó, việc tham dự thánh lễ Chúa nhật còn một khía cạnh khác tích cựac hơn nhiều, hạnh phúc hơn nhiều, mạnh mẽ hơn nhiều, đó là: Thánh lễ là ân huệ Chúa ban, và tham dự thánh lễ là đón nhận ân huệ, đón nhận quà tặng vô giá từ Trời.

Ân huệ này, món quà này thật đặc biệt vì chính Chúa Giêsu trao ban nó cho chúng ta trước khi Người lìa bỏ thế gian mà về cùng Chúa Cha.

Nhớ năm ngoái, vào đúng dịp tuần Thánh và Phục sinh, lại là thời gian đỉnh cao của dịch wuhan, chúng ta không thể tham dự thánh lễ. Nhưng nhờ đó, nó trở thành cơ hội tốt để nhiều người còn giữ được tâm hồn sốt sắng, nhìn lại giá trị của món quà vô giá mà bao nhiêu năm tháng Chúa ban cho mình tận hưởng.

Mất những gì đã từng có, vuột khỏi tầm tay những gì đã từng nắm trong tay, ta mới thật sự quý điều mình đã không còn.

Chỉ có như thế mới là cơ hội giúp ta quý trọng mọi thứ Chúa trao ban, nâng niu món quà của Chúa, thèm khát ân huệ vô giá của Chúa.

Rồi khoảng thời gian không thể đến nhà thờ tham dự thánh lễ cũng qua đi. Sự thèm khát thánh lễ có làm nhiều người quý trọng thánh lễ hơn, dự lễ sốt sắng hơn…

Nhưng rồi mọi sự lại đâu vào đấy. Bởi khi nhà thờ được mở cửa liên tục, việc đến nhà thờ dễ dàng hơn, trừ một số người giữ được tâm hồn thực sự hướng về Chúa, đại bộ phận người còn lại, lại tiếp tục cho thấy thái độ hững hờ, dự lễ vì thói quen, dự lễ vì sợ luật buộc, dự lễ vì chẳng lẽ mang tiếng mình là người Công giáo lại chẳng đến nhà thờ…

Nhiều biểu hiện của nhiều người cho thấy, họ dự lễ cho có, cho rồi, chỉ là dự được chăng hay chớ mà thôi…

Ước mong từng người Công giáo, khi đến nhà thờ tham dự chính hy tế tuyệt đối của Chúa Kitô, sẽ tham dự bằng tình yêu, bằng sự chân tình, bằng thái độ nhiệt tình của mình với mọi nỗi khao khát được đến nhà Chúa, được cùng Chúa hiến tế đời mình, dâng lên Chúa con người, đời sống, lo toan và mọi lao nhọc của bản thân, của gia đình và của mọi người thân…

Ước mong mỗi khi đến nhà thờ, mọi người sẽ thấy mình hạnh phúc được cùng Chúa Kitô dâng lên sự tôn thờ dành cho Chúa Cha nhờ ơn thánh hóa của Chúa Thánh Thần, được là người mang ơn cứu độ và gieo vãi ơn cứu độ của Chúa cho chính mình và cho trần thế.

Ước mong khi đến nhà thờ, mọi người mang theo cơn khát được gặp Chúa, gặp anh em mình để càng ngày càng hiệp thông với Chúa và với nhau chặt chẽ, mạnh mẽ hơn.

Ngoài những người còn xem thường việc tham dự hy tế của Chúa trong từng thánh lễ, chúng ta tin tưởng, với lòng yêu mến chân thành của tất cả những ai thiện chí, ơn Chúa, Đấng yêu thương chúng ta, sẽ làm cho đại dịch sớm qua đi, để từng người, mỗi lần lên đền thánh Chúa, sẽ cùng nhau gặp gỡ Thiên Chúa, gặp gỡ nhau trong hạnh phúc, tin yêu và hy vọng càng lúc càng lớn hơn, dạt dào hơn.

Còn giờ đây, chúng ta hãy để cho cõi lòng mình vang vọng lời Thánh vịnh 41:

Như nai rừng mong mỏi tìm về suối nước trong, hồn con cũng trông mong được gần Ngài, lạy Chúa. Linh hồn con khao khát Chúa Trời, là Chúa Trời hằng sống”.

Lm JB NGUYỄN MINH HÙNG

 

LỜI CHÚA HÀNG TUẦN

Mừng Chúa Phục Sinh -

TIN MỪNG: Ga 20,1-9. 

“Người phải sống lại từ cõi chết.”

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo Thánh Gio-an:

Ngày đầu tuần, Maria Mađalêna đi ra mồ từ sáng sớm khi trời còn tối và bà thấy tảng đá đã được lăn ra khỏi mồ, bà liền chạy về tìm Simon-Phêrô và người môn đệ kia được Chúa Giêsu yêu mến, bà nói với các ông rằng: “Người ta đã lấy xác Thầy khỏi mồ, và chúng tôi không biết người ta đã để Thầy ở đâu”. Phêrô và môn đệ kia ra đi đến mồ. Cả hai cùng chạy, nhưng môn đệ kia chạy nhanh hơn Phêrô, và đến mồ trước. Ông cúi mình xuống thấy những khăn liệm để đó, nhưng ông không vào trong. Vậy Simon-Phêrô theo sau cũng tới nơi, ông vào trong mồ và thấy những dây băng nhỏ để đó, và khăn liệm che đầu Người trước đây, khăn này không để lẫn với dây băng, nhưng cuộn lại để riêng một chỗ. Bấy giờ môn đệ kia mới vào, dù ông đã tới mồ trước. Ông thấy và ông tin, vì chưng các ông còn chưa hiểu rằng, theo Kinh Thánh, thì Người phải sống lại từ cõi chết. 

Đó là Lời Chúa.

 

I. GỢI Ý & SUY NIỆM:

Gio-an viết Tin Mừng nhằm mục đích “Để anh em tin rằng  Đức Giê-su là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa, và để anh em tin mà được sự sống nhờ danh Người” (Ga 20,31). Riêng đoạn Tin Mừng hôm nay, Gio-an cho thấy Đức Giê-su thực sự đã từ cõi chết sống lại như Người đã báo trước.

 

A. GỢI Ý:

1. Để có thể là nhân chứng thì điều kiện tiên quyết phải là chứng nhân. Thái độ mạnh mẽ và can đảm công khai làm chứng cho tin mừng phục sinh nơi các tông đồ chỉ có thể xảy ra khi giả thiết rằng các ông đã tận mắt nhìn xem những việc Chúa Giêsu đã làm, hay trực tiếp nghe những lời Chúa Giêsu đã giảng, hơn thế đã “ăn uống với Người… sau khi từ cõi chết sống lại”. Thiếu kinh nghiệm gặp gỡ Chúa Phục Sinh sẽ làm cho lời chứng kém sống động và khó thuyết phục; không có kinh nghiệm thực sự với Đấng Phục Sinh, lời rao giảng có nguy cơ trở nên sáo rỗng và chỉ nặng tính hình thức.

2. Dường như sẽ là không tưởng khi phải sống giữa lòng trần thế mà lại phải luôn hướng tâm hồn lên những thực tại trời cao. Điều đó chỉ có thể và hợp lý khi ý tưởng nền tảng “cùng chết với Đức Kitô để cùng được sống lại với Người” (x. Rm 6, 5) đã trở nên xác tín cá nhân cho mỗi kitô hữu. Nỗ lực củng cố và làm mới lại xác tín ấy mỗi ngày sẽ giúp người tín hữu dễ dàng siêu thoát với những bám víu trần thế để có thể thanh thoát hướng cuộc đời về cuộc sống mai hậu trong vinh quang với Đấng Phục Sinh nơi cung lòng Thiên Chúa.

3. Điều kiện để “tin”, theo kinh nghiệm của người môn đệ Chúa yêu, chính là chỉ sau khi đã “thấy”. Nếu chưa từng một lần “thấy” Đức Giêsu phục sinh, hay chưa một lần có kinh nghiệm về sự hiện diện của Người trong cuộc đời mình, lối sống đạo của người tín hữu sẽ mang nặng lề thói và hình thức. Như thế, những nỗ lực để thay đổi lối sống cho phù hợp với những đòi hỏi của Tin mừng sẽ luôn là một thách đố vô cùng khó khăn để vượt qua.

 

B. SUY NIỆM:

Bằng lối văn súc tích và hàm chứa những tư tưởng sâu sắc, Tin Mừng Gio-an đã mô tả cuộc hành trình đức tin và đức mến của ba nhân vật quan trọng trong bài Tin Mừng Phục Sinh hôm nay như sau:

1. Lòng mến đã thôi thúc Ma-ri-a Mác-đa-la đi tìm Chúa:

Niềm vui Phục Sinh khởi đầu bằng việc bà Ma-ri-a Mác-đa-la đi thăm mộ ngay từ sáng sớm tinh sương ngày Thứ Nhất trong tuần. Bà hốt hoảng khi thấy tảng đá che cửa mồ đã bị lăn sang một bên và xác Thầy trong mộ biến mất. Cũng như do lòng mến mà bà đã thêm can đảm để đứng dưới chân thập giá (x. Ga 19,25), và ở lại chứng kiến việc 2 môn đệ an táng Thầy trước đó (x. Mt 27,61), thì sáng sớm hôm nay lại thôi thúc bà cùng mấy bà khác đem theo dầu thơm ra mộ để ướp thêm thuốc thơm cho xác Thầy theo phong tục Do thái (x. Mc 16,2). Khi thấy mộ trống không, Ma-ri-a hốt hoảng chạy về báo tin cho hai môn đệ Phê-rô và Gio-an (x. Ga 20,2). Theo bà thì ai đó đã đến lấy trộm xác Thầy và bà không biết họ đã để xác Thầy ở đâu (x. Ga 20,13.15). Ma-ri-a không hề nghĩ rằng Thầy đã phục sinh, mà bà chỉ mong sao tìm lại được xác Thầy để mang về chôn vào trong mộ mà thôi. Sau khi Phê-rô và Gio-an chạy ra mộ rồi trở về, thì một lần nữa, do lòng mến thôi thúc, Ma-ri-a quay lại mồ để tiếp tục than khóc. Trong lần ra mộ thứ hai này, bà đã trở thành người đầu tiên gặp được Chúa Phục Sinh hiện ra. Người trao cho bà sứ mệnh như sau: “Hãy đi gặp anh em Thầy và bảo họ rằng: Thầy lên cùng Cha của Thầy, cũng là Cha của anh em, lên cùng Thiên Chúa của Thầy, cũng là Thiên Chúa của anh em” (Ga 20,17).

 

2. Lòng mến đã giúp Gio-an nhận ra Chúa trước anh em:

Gio-an là một trong bốn môn đệ được Thầy kêu gọi đầu tiên (x Mt 4,21). Là một trong ba môn đệ được chứng kiến Thầy biến hình (x Mt 17,1) và cũng là người môn đệ được Thầy yêu mến nhất (x Ga 13,23). Tình yêu đối với Thầy đã thôi thúc, làm cho ông trở thành người can đảm hơn các anh em như sau: Không bỏ chạy nhưng âm thầm theo dõi các sự kiện xảy ra từ lúc Thầy bị bắt đến khi bị xét xử giữa hai tòa án đạo và đời; Can đảm đứng dưới chân thập giá để chứng kiến giờ phút cuối cùng của Thầy và được Thầy trăn trối Đức Ma-ri-a làm Mẹ mình và đón Mẹ về nhà mình mà phụng dưỡng thay Thầy (x Ga 19,27). Cũng do tình yêu thôi thúc mà Gio-an đã trở thành người môn đệ đầu tiên trong Nhóm Mười Hai nhận ra Chúa Phục Sinh tại biển hồ Ti-bê-ri-a (x Ga 21,7). Cũng chính tình yêu ấy đã thúc bách Gio-an chạy nhanh hơn Phê-rô và đạt đến đức tin trước ông này (x Ga 20,8). Sau cùng chính lòng mến đã khiến Gio-an viết Tin Mừng Thứ Tư, trong đó đề cao giới răn yêu thương. Tương truyền khi về già, mỗi lần rao giảng Tông đồ Gio-an đều giảng về đề tài yêu thương. Khi có người thắc mắc lý do thì Gio-an đã trả lời rằng: Chỉ việc tuân giữ giới răn yêu thương là đủ. Vì “yêu thương là chu toàn Lề Luật”  (Rm 13,10b).

 

3. Lòng mến làm Phê-rô được tha tội và được trao quyền:

Phê-rô là một trong bốn môn đệ đã theo Đức Giê-su trước hết (x. Mt 4,18-20). Ông đã tình nguyện bỏ hết mọi sự mà đi theo Thầy (x. Mt 19,27-29; Lc 18,28-30). Ông luôn được xếp đứng đầu danh sách Nhóm Mười Hai (x Mt 10,2). Ông còn là một trong ba môn đệ được chiêm ngưỡng Thầy biến hình trên núi cao (x Mt 17,1); Được chứng kiến phép lạ Người phục sinh bé gái mới chết (x Lc 8,51); Được ở gần Đức Giê-su khi Người lo buồn trong vườn Ghết-sê-ma-ni (x Mt 26,37). Trong thời gian rao giảng Tin Mừng, Đức Giê-su có lần đã đến ở trọ nhà ông Si-mon Phê-rô tại thành Ca-phác-na-um (x Mc 1,29). Phê-rô thường đại diện anh em tuyên xưng đức tin “Thầy chính là Đức Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16,16). Nhờ đức tin đó, Phê-rô đã được khen có phúc, và được Thầy hứa sẽ xây Hội Thánh trên nền tảng đức tin vững chắc như đá của ông. Người cũng trao quyền cầm buộc và tháo cởi cho ông (x Mt 16,17-19). Ông còn được  trao sứ mệnh củng cố đức tin cho anh em sau khi trở lại (x. Lc 22,31-32).

Dù còn nhiều khuyết điểm như: bị Thầy nặng lời quở trách vì dám khuyên Thầy đừng chấp nhận đường thập giá (x Mt 16,22-23); Hoặc có lúc bị Thầy trách là kém lòng tin (x Mt 14,31) hoặc trách khi không muốn Thầy rửa chân (x Ga 13,6-8);  trách khi quá tự tin vào sức mình (x Mt 26,33-35). Nhất là đã hèn nhát chối Thầy ba lần, dù được Thầy cảnh báo trước đó (x Mt 26,69-75). Nhưng bù lại ông cũng có lòng yêu mến Thầy hơn mọi người. Lòng mến của Phê-rô thể hiện qua việc dứt khoát bỏ nghề chài lưới bắt cá để theo Thầy làm nghề chài lưới bắt các linh hồn (x Mt 4,18-20). Ông cũng thường được Đức Giê-su hỏi ý kiến như : Có nên nộp thuế Đền thờ không ? (x Mt 17,24-27). Số lần phải tha thứ cho anh em (x Mt 18,21). Ông cũng đại diện anh em để tuyên xưng đức tin và thề quyết trung thành với Thầy đến cùng (x Ga 6,68-69). Ông tỏ ra can đảm khi rút gươm chém tên đầy tớ của thượng tế để bảo vệ Thầy (x Ga 18,10). Ông đi theo Gio-an để theo dõi diễn tiến cảnh Thượng Hội Đồng xét xử Thầy (x Ga 18,15). Trong Tin Mừng hôm nay, khi nghe các phụ nữ báo tin xác Thầy bị mất, Phê-rô cùng Gio-an chạy ra mộ để kiểm chứng thực hư. Trước sự kiện mồ trống, các khăn vải liệm xác vẫn còn, Phê-rô đã tin Thầy đã thực sự sống lại chứ không bị lấy trộm xác (x Ga 20,8-9). Sau đó ông còn được Chúa Phục Sinh hiện ra trước Nhóm Mười Một (x Lc 24,34; 1 Cr 15,5). Khi được Gio-an quả quyết người mặc áo trắng trên bờ hồ là Thầy, Phê-rô đã vội khoác áo vào nhảy xuống biển bơi nhanh vào bờ để gặp Thầy (x Ga 21,7). Ông cũng ba lần tuyên xưng yêu mến Thầy và đã được Thầy trao sứ mệnh chăn dắt chiên con chiên mẹ và đàn chiên là Hội Thánh (x Ga 21,15-17). Lúc cuối đời ông còn chứng tỏ lòng mến đích thật khi sẵn sàng chịu chết để làm chứng cho thầy (x Ga 21,18-19).

 

4. Giá trị của đức tin và lòng mến:

Chính lòng mến Chúa đã làm cho Ma-ri-a Mác-đa-la ăn năn sám hối tội lỗi, đi ra thăm mộ trước tiên và đã được Chúa Phục Sinh hiện ra trao cho sứ mệnh loan báo Tin mừng Phục Sinh cho các môn đệ. Cũng chính lòng mến đã làm cho Gio-an nhận ra Thầy trước các anh em và thấy được ý nghĩa các sự kiện của mầu nhiệm Phục Sinh. Lòng mến  cũng làm cho ông Phê-rô luôn gắn bó với Thầy, hy sinh mọi sự để theo làm môn đệ của Thầy. Dù có lúc yếu đuối sa ngã phạm tội, nhưng ông đã mau sám hối và được Thầy tín nhiệm trao sứ mệnh trở thành Đá Tảng đức tin, củng cố đức tin cho anh em (x Lc 22,32), và sứ mệnh chăn dắt đàn chiên Hội Thánh.

Đối với các tín hữu chúng ta, lòng mến rất cần để chúng ta khỏi bị thất vọng hay hốt hoảng khi gặp đau khổ thất bại giữa đời thường. Cuộc sống của chúng ta nhiều lúc giống như một ngôi mộ trống rỗng: khi những gì chúng ta yêu quý nhất hoặc những người thân yêu nhất không còn. Bấy giờ chúng ta thường chạy đôn chạy đáo đi tìm người chết trong nước mắt như Ma-ria Mác-đa-la xưa (x Ga 20,11.13). Nhưng cái chết đã không giam hãm được sự sống: Sự sống đã trỗi dậy từ cõi chết; Ánh sáng đã bừng lên từ bóng tối tử thần; Tình yêu đã chiến thắng hận thù và Tin Mừng sẽ được loan báo đi khắp thế gian.

 

II. CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa Giê-su Phục Sinh, sự phục sinh của Chúa vừa mời gọi, lại vừa lôi cuốn chúng con hướng tâm hồn lên để nhận ra giá trị tương đối của sắc đẹp, tiền bạc, danh vọng, chức quyền trần gian… hầu noi gương các thánh: sẵn sàng hy sinh tất cả vì yêu Chúa và dám sống chết cho tình yêu, để dấn thân đi khắp nơi rao giảng Tin Mừng, sẵn sàng đón nhận những đau khổ thua thiệt... vì xác tín rằng: “Chính khi hiến thân là khi được nhận lãnh. Chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân. Chính khi thứ tha là khi được tha thứ. Chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời”. Amen.

 

GOSPEL (Jn 20:1-9):

On the first day of the week,
Mary of Magdala came to the tomb early in the morning,
while it was still dark,
and saw the stone removed from the tomb.
So she ran and went to Simon Peter
and to the other disciple whom Jesus loved, and told them,
“They have taken the Lord from the tomb,
and we don’t know where they put him.”
So Peter and the other disciple went out and came to the tomb.
They both ran, but the other disciple ran faster than Peter
and arrived at the tomb first;
he bent down and saw the burial cloths there, but did not go in.
When Simon Peter arrived after him,
he went into the tomb and saw the burial cloths there,
and the cloth that had covered his head,
not with the burial cloths but rolled up in a separate place.
Then the other disciple also went in,
the one who had arrived at the tomb first,
and he saw and believed.
For they did not yet understand the Scripture
that he had to rise from the dead.

The Gospel of the Lord

 

Ban Mục Vụ Phụng Tự

Lm. Đan Vinh

 

Lễ Vọng Phục Sinh - Năm B -

TIN MỪNG: Mc 16,1-8.

“Đức Giêsu Nadarét chịu đóng đinh, đã sống lại.”

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo Thánh Mác-cô:

Hết ngày Sabbat, bà Maria Mađalêna, bà Maria, mẹ ông Gia-côbê và bà Salômê mua thuốc thơm để đi xức xác Chúa Giêsu. Và từ sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần, khi mặt trời hé mọc, các bà đến mồ, họ bảo nhau: “Ai sẽ lăn tảng đá ra khỏi cửa mồ cho chúng ta?” Khi đưa mắt nhìn, các bà thấy tảng đá đã được lăn ra bên cạnh. Mà tảng đá đó rất lớn. Các bà đi vào trong mồ, thấy một thanh niên ngồi bên phải, mặc áo dài trắng nên các bà khiếp sợ. Nhưng người đó bảo các bà rằng: “Các bà đừng sợ: Các bà đi tìm Chúa Giêsu Nadarét chịu đóng đinh, nhưng Người đã sống lại, không còn ở đây nữa. Đây là chỗ người ta đã đặt Người. Các bà hãy nói với các môn đệ Người, nhất là với Phêrô rằng: Người đến xứ Galilêa trước các ông. Ở đó các ông sẽ thấy Người như Người đã từng nói trước”. Nhưng các bà chạy ra khỏi mồ trốn đi, run rẩy kinh hồn chẳng dám nói gì với ai vì sợ hãi. 

Đó là Lời Chúa.

 

I. SUY NIỆM:

Hôm nay cùng với Hội Thánh, chúng ta long trọng mừng mầu nhiệm phục sinh của Chúa Giê-su. Đây là mầu nhiệm quan trọng nhất trong đạo Công Giáo dựa trên những bằng chứng vững chắc và mang lại hiệu quả tốt đẹp trong cuộc sống đức tin của người tín hữu, nhờ đó chúng ta mới có thể chu toàn sứ mệnh làm chứng nhân của Người.

1. Ý nghĩa của mầu nhiệm Phục Sinh:

Đức Ki-tô sống lại, mang đến cho chúng ta niềm hy vọng cùng được sống lại với Người: Khi sống lại Đức Ki-tô đã mở đường cho chúng ta từ cõi chết vào trong cõi sống muôn đời. Từ nay, thập giá không còn là sự nhục nhã, nhưng là dấu hiệu của phục sinh vinh quang. Ánh sáng của Đức Ki-tô đã bừng lên trong đêm tối, và niềm hy vọng thân xác loài người sau này sẽ sống lại không phải là sự hão huyền. Đến ngày tận thế Đức Ki-tô sẽ lại đến phán xét chung nhân loại. Người sẽ cho những ai tin vào Người, thể hiện qua việc yêu thương phục vụ Người hiện thân nơi những người nghèo đói bất hạnh, cũng sẽ được vào trong vinh quang phục sinh với Người.

Người tín hữu cần sống niềm tin vào Chúa Ki-tô Phục Sinh như thế nào? Chết với Chúa Ki-tô là loại trừ con người cũ của chúng ta đang nằm dưới ách thống trị của các thói hư như tham lam, ích kỷ, kiêu căng, ghen ghét, hận thù…. để con người mới được tái sinh trong Chúa Ki-tô được lớn lên. Sống lại với Chúa Ki-tô là mặc lấy Chúa Ki-tô như lời thánh Phao-lô: “Như giữa ban ngày, anh em hãy sống đoan trang tiết độ, không ăn uống say sưa, không chơi bời dâm đãng, không kình địch ghen tương; nhưng hãy mặc lấy Đức Giê-su Ki-tô và đừng lo tìm thỏa mãn những đam mê xác thịt” (Rm 13, 13-14).

Mặc lấy Chúa Ki-tô là có những tâm tình cao đẹp, cư xử ôn hoà nhân ái như Chúa Ki-tô, biết thứ tha, yêu thương và chân thành phục vụ tha nhân như Chúa Ki-tô. Làm được như thế, chắc chắn chúng ta sau này sẽ được khải hoàn vinh thắng với Chúa Phục Sinh.

 

2. Chu toàn sứ mệnh làm chứng cho Chúa:

Các môn đệ đã chu toàn sứ mệnh làm chứng cho Chúa: Sở dĩ các môn đệ đã có thể làm chứng cho Chúa Giêsu là nhờ được ơn Thần Khí của Người biến đổi: Từ thái độ sợ hãi trốn chạy trở nên can đảm công khai nhận mình là môn đệ Chúa, Từ thái độ hèn nhát phản bội trở nên trung thành can đảm tuyên xưng đức tin, vui mừng chịu đòn vọt tù tội và sẵn lòng chịu chết vì đức tin. Chắc chắn các ngài đã gặp được Chúa Phục Sinh nên lời chứng của các ngài mới đầy xác tín và có sức thuyết phục, đến nỗi các tín hữu đầu tiên đã sẵn lòng dâng của cải mình có làm của chung, chấp nhận cuộc sống chui lủi trốn chạy, sẵn sàng chịu chết để làm chứng cho niềm tin vào cuộc sống vĩnh hằng đời sau. Người ta sẽ không thể lý giải được sự biến đổi kỳ diệu đó nếu các ngài đã không gặp được Chúa Phục Sinh.

Các tín hữu hôm nay phải làm chứng cho Chúa như thế nào và bằng cách nào?:

- Làm chứng cho Chúa hôm nay không phải chỉ là thuật lại cuộc tử nạn và phục sinh của Chúa đã xảy ra cách đây hơn 2000 năm, nhưng là minh chứng cho mọi người biết Đức Ki-tô đã chiến thắng thần chết, đã từ cõi chết sống lại mà chính chúng ta đã được gặp Chúa và được Người biến đổi ra sao.

- Làm chứng cho Chúa hôm nay là loan báo Tin Mừng cho những kẻ chưa tin, biểu lộ dung nhan của Người qua lối sống quên mình vị tha và bác ái, sẵn sàng chia sẻ cơm áo cho người nghèo đói và khiêm nhường phục vụ những người bệnh tật, bất hạnh và đang bị bỏ rơi như phục vụ chính Chúa.

- Chúng ta chỉ có thể làm chứng cho Chúa cách hữu hiệu nếu chúng ta cảm nghiệm được tình yêu của Người giống như các môn đệ Chúa xưa. Ngày nay, để được biến đổi giống như các ngài, chúng ta cần năng đến tham dự các buổi học sống Lời Chúa để tìm hiểu ý Chúa, quyết tâm sống theo gương Chúa làm và Lời Chúa dạy. Rồi còn phải năng lãnh nhận các bí tích nhất là dự lễ và rước lễ, chúng ta sẽ được liên kết mật thiết với Chúa, đón nhận được Thần Khí Phục Sinh để chu toàn sứ mệnh làm chứng cho Chúa cách hữu hiệu như Người đã phán: “Anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giêrusalem, trong khắp các miền Giuđê, Samari và cho đến tận cùng trái đất” (Cv 1, 8).

 

II. CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa Giê-su, nhiều lần con liên tiếp gặp phải những điều rủi ro trái ý. Những lúc ấy, con cảm thấy như bị Chúa bỏ rơi. Nhiều lúc con chán nản muốn được chết đi cho xong! Nhưng lạy Chúa. Con biết Chúa cũng đã từng ở vào hoàn cảnh giống như con: Bị môn đồ phản bội chạy trốn và chối bỏ không biết Thầy là ai, bị quân lính đánh đập tàn nhẫn, bị dân chúng đòi Phi-la-tô kết án tử hình thập giá, bị kẻ thù xỉ vả mắng nhiếc trên cây thập giá, cảm thấy như bị Chúa Cha bỏ rơi... Thế mà trong những giờ phút đau thương ấy, Chúa vẫn một lòng phó thác cậy trông, và nhờ quyền năng Thánh Thần, Chúa đã chiến thắng thần chết, đã trỗi dậy khỏi mồ và đã được Chúa Cha tôn vinh, để ban ơn cứu độ cho loài người chúng con. Xin cho chúng con hôm nay biết sẵn sàng chịu đựng đau khổ là vác thập giá do Chúa gởi đến. Nhờ cùng chết với Chúa, chúng con hy vọng sẽ cùng được sống lại với Chúa sau này. Amen.

 

GOSPEL (Mk 16:1-7):

When the sabbath was over, 
Mary Magdalene, Mary, the mother of James, and Salome 
bought spices so that they might go and anoint him.
Very early when the sun had risen,
on the first day of the week, they came to the tomb.
They were saying to one another, 
“Who will roll back the stone for us
from the entrance to the tomb?”
When they looked up,
they saw that the stone had been rolled back;
it was very large.
On entering the tomb they saw a young man
sitting on the right side, clothed in a white robe,
and they were utterly amazed.
He said to them, “Do not be amazed!
You seek Jesus of Nazareth, the crucified.
He has been raised; he is not here.
Behold the place where they laid him.
But go and tell his disciples and Peter, 
‘He is going before you to Galilee; 
there you will see him, as he told you.’”

The Gospel of the Lord

 

Lm. Đan Vinh

 

Thứ 6 Tuần Thánh - Năm B -

TIN MỪNG: Ga 18,1-19,42. 

“Sự Thương Khó Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta.”

Bài Thương Khó Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta, theo Thánh Gio-an:

Sau khi nói những lời đó, Đức Giê-su đi ra cùng với các môn đệ, sang bên kia suối Kít-rôn. Ở đó, có một thửa vườn, Người cùng với các môn đệ đi vào. Giu-đa, kẻ nộp Người, cũng biết nơi này, vì Người thường tụ họp ở đó với các môn đệ. Vậy, Giu-đa tới đó, dẫn một toán quân cùng đám thuộc hạ của các thượng tế và nhóm Pha-ri-sêu; họ mang theo đèn đuốc và khí giới. Đức Giê-su biết mọi việc sắp xảy đến cho mình, nên tiến ra và hỏi: “Các anh tìm ai?” Họ đáp: “Tìm Giê-su Na-da-rét.” Người nói: “Chính tôi đây.” Giu-đa, kẻ nộp Người, cũng đứng chung với họ. Khi Người vừa nói: “Chính tôi đây”, thì họ lùi lại và ngã xuống đất. Người lại hỏi một lần nữa: “Các anh tìm ai?” Họ đáp: “Tìm Giê-su Na-da-rét.” Đức Giê-su nói: “Tôi đã bảo các anh là chính tôi đây. Vậy, nếu các anh tìm bắt tôi, thì hãy để cho những người này đi.” Thế là ứng nghiệm lời Đức Giê-su đã nói: “Những người Cha đã ban cho con, con không để mất một ai.” Ông Si-môn Phê-rô có sẵn một thanh gươm, bèn tuốt ra, nhằm người đầy tớ vị thượng tế, mà chém đứt tai phải của y. Người đầy tớ ấy tên là Man-khô. Đức Giê-su nói với ông Phê-rô: “Hãy xỏ gươm vào bao. Chén mà Chúa Cha đã trao cho Thầy, lẽ nào Thầy chẳng uống?” Bấy giờ, toán quân và viên chỉ huy cùng đám thuộc hạ của người Do-thái bắt Đức Giê-su và trói Người lại. Trước tiên, họ điệu Đức Giê-su đến ông Kha-nan là nhạc phụ ông Cai-pha. Ông Cai-pha làm thượng tế năm đó. Chính ông này đã đề nghị với người Do-thái là nên để một người chết thay cho dân thì hơn. Ông Si-môn Phê-rô và một môn đệ khác đi theo Đức Giê-su. Người môn đệ này quen biết vị thượng tế, nên cùng với Đức Giê-su vào sân trong của tư dinh vị thượng tế. Còn ông Phê-rô đứng ở phía ngoài, gần cổng. Người môn đệ kia quen biết vị thượng tế ra nói với chị giữ cổng, rồi dẫn ông Phê-rô vào. Người tớ gái giữ cổng nói với ông Phê-rô: “Cả bác nữa, bác không thuộc nhóm môn đệ của người ấy sao?” Ông liền đáp: “Đâu phải.” Vì trời lạnh, các đầy tớ và thuộc hạ đốt than và đứng sưởi ở đó; ông Phê-rô cũng đứng sưởi với họ. Vị thượng tế tra hỏi Đức Giê-su về các môn đệ và giáo huấn của Người. Đức Giê-su trả lời: “Tôi đã nói công khai trước mặt thiên hạ; tôi hằng giảng dạy trong hội đường và tại Đền Thờ, nơi mọi người Do-thái tụ họp. Tôi không hề nói điều gì lén lút. Sao ông lại hỏi tôi? Điều tôi đã nói, xin cứ hỏi những người đã nghe tôi. Chính họ biết tôi đã nói gì.” Đức Giê-su vừa dứt lời, thì một tên trong nhóm thuộc hạ đứng đó vả vào mặt Người mà nói: “Anh trả lời vị thượng tế như thế ư?” Đức Giê-su đáp: “Nếu tôi nói sai, anh chứng minh xem sai ở chỗ nào; còn nếu tôi nói phải, sao anh lại đánh tôi?” Ông Kha-nan cho giải Người đến thượng tế Cai-pha, Người vẫn bị trói. Còn ông Si-môn Phê-rô thì vẫn đứng sưởi ở đó. Người ta nói với ông: “Cả bác nữa, bác không thuộc nhóm môn đệ của ông ấy sao?” Ông liền chối: “Đâu phải.” Một trong các đầy tớ của vị thượng tế, có họ với người bị ông Phê-rô chém đứt tai, lên tiếng hỏi: “Tôi đã chẳng thấy bác ở trong vườn với ông ấy sao?” Một lần nữa ông Phê-rô lại chối, và ngay lúc ấy gà liền gáy. Vậy, người Do-thái điệu Đức Giê-su từ nhà ông Cai-pha đến dinh tổng trấn. Lúc đó trời vừa sáng. Nhưng họ không vào dinh kẻo bị nhiễm uế mà không ăn lễ Vượt Qua được. Vì thế, tổng trấn Phi-la-tô ra ngoài gặp họ và hỏi: “Các người tố cáo ông này về tội gì?” Họ đáp: “Nếu ông này không làm điều ác, thì chúng tôi đã chẳng đem nộp cho quan.” Ông Phi-la-tô bảo họ: “Các người cứ đem ông ta đi mà xét xử theo luật của các người.” Người Do-thái đáp: “Chúng tôi không có quyền xử tử ai cả.” Thế là ứng nghiệm lời Đức Giê-su đã nói, khi ám chỉ Người sẽ phải chết cách nào. Ông Phi-la-tô trở vào dinh, cho gọi Đức Giê-su và nói với Người: “Ông có phải là vua dân Do-thái không?” Đức Giê-su đáp: “Ngài tự ý nói điều ấy, hay những người khác đã nói với ngài về tôi?” Ông Phi-la-tô trả lời: “Tôi là người Do-thái sao? Chính dân của ông và các thượng tế đã nộp ông cho tôi. Ông đã làm gì?” Đức Giê-su trả lời: “Nước tôi không thuộc về thế gian này. Nếu Nước tôi thuộc về thế gian này, thuộc hạ của tôi đã chiến đấu không để tôi bị nộp cho người Do-thái. Nhưng thật ra Nước tôi không thuộc chốn này.” Ông Phi-la-tô liền hỏi: “Vậy ông là vua sao?” Đức Giê-su đáp: “Chính ngài nói rằng tôi là vua. Tôi đã sinh ra và đã đến thế gian nhằm mục đích này: làm chứng cho sự thật. Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi.” Ông Phi-la-tô nói với Người: “Sự thật là gì?” Nói thế rồi, ông lại ra gặp người Do-thái và bảo họ: “Phần ta, ta không tìm thấy lý do nào để kết tội ông ấy. Theo tục lệ của các người, vào dịp lễ Vượt Qua, ta thường tha một người nào đó cho các người. Vậy các người có muốn ta tha vua dân Do-thái cho các người không?” Họ lại la lên rằng: “Đừng tha nó, nhưng xin tha Ba-ra-ba!” Mà Ba-ra-ba là một tên cướp. Bấy giờ, ông Phi-la-tô truyền đem Đức Giê-su đi và đánh đòn Người. Bọn lính kết một vòng gai làm vương miện, đặt lên đầu Người, và khoác cho Người một áo choàng đỏ. Họ đến gần và nói: “Kính chào Vua dân Do-thái!”, rồi vả vào mặt Người. Ông Phi-la-tô lại ra ngoài và nói với người Do-thái: “Đây ta dẫn ông ấy ra ngoài cho các người, để các người biết là ta không tìm thấy lý do nào để kết tội ông ấy.” Vậy, Đức Giê-su bước ra ngoài, đầu đội vương miện bằng gai, mình khoác áo choàng đỏ. Ông Phi-la-tô nói với họ: “Đây là người!” Khi vừa thấy Đức Giê-su, các thượng tế cùng các thuộc hạ liền kêu lên rằng: “Đóng đinh, đóng đinh nó vào thập giá!” Ông Phi-la-tô bảo họ: “Các người cứ đem ông này đi mà đóng đinh vào thập giá, vì phần ta, ta không tìm thấy lý do để kết tội ông ấy.” Người Do-thái đáp lại: “Chúng tôi có Lề Luật; và chiếu theo Lề Luật, thì nó phải chết, vì nó đã xưng mình là Con Thiên Chúa.” Nghe lời đó, ông Phi-la-tô càng sợ hơn nữa. Ông lại trở vào dinh và nói với Đức Giê-su: “Ông từ đâu mà đến?” Nhưng Đức Giê-su không trả lời. Ông Phi-la-tô mới nói với Người: “Ông không trả lời tôi ư? Ông không biết rằng tôi có quyền tha và cũng có quyền đóng đinh ông vào thập giá sao?” Đức Giê-su đáp lại: “Ngài không có quyền gì đối với tôi, nếu Trời chẳng ban cho ngài. Vì thế, kẻ nộp tôi cho ngài thì mắc tội nặng hơn.” Từ đó, ông Phi-la-tô tìm cách tha Người. Nhưng dân Do-thái kêu lên rằng: “Nếu ngài tha nó, ngài không phải là bạn của Xê-da. Ai xưng mình là vua, thì chống lại Xê-da.” Khi nghe thấy thế, ông Phi-la-tô truyền dẫn Đức Giê-su ra ngoài. Ông đặt Người ngồi trên tòa, ở nơi gọi là Nền Đá, tiếng Híp-ri là Gáp-ba-tha. Hôm ấy là ngày áp lễ Vượt Qua, vào khoảng mười hai giờ trưa. Ông Phi-la-tô nói với người Do-thái: “Đây là vua các người!” Họ liền hô lớn: “Đem đi! Đem nó đi! Đóng đinh nó vào thập giá!” Ông Phi-la-tô nói với họ: “Chẳng lẽ ta lại đóng đinh vua các người sao?” Các thượng tế đáp: “Chúng tôi không có vua nào cả, ngoài Xê-da.” Bấy giờ, ông Phi-la-tô trao Đức Giê-su cho họ đóng đinh vào thập giá. Chính Người vác lấy thập giá đi ra, đến nơi gọi là Cái Sọ, tiếng Híp-ri là Gôn-gô-tha; tại đó, họ đóng đinh Người vào thập giá, đồng thời cũng đóng đinh hai người khác nữa, mỗi người một bên, còn Đức Giê-su thì ở giữa. Ông Phi-la-tô cho viết một tấm bảng và treo trên thập giá; bảng đó có ghi: “Giê-su Na-da-rét, Vua dân Do-thái.” Trong dân Do-thái, có nhiều người đọc được bảng đó, vì nơi Đức Giê-su bị đóng đinh là một địa điểm ở gần thành. Tấm bảng này viết bằng các tiếng: Híp-ri, La-tinh và Hy-lạp. Các thượng tế của người Do-thái nói với ông Phi-la-tô: “Xin ngài đừng viết: “Vua dân Do-thái”, nhưng viết: “Tên này đã nói: Ta là Vua dân Do-thái”.” Ông Phi-la-tô trả lời: “Ta viết sao, cứ để vậy!” Đóng đinh Đức Giê-su vào thập giá xong, lính tráng lấy áo xống của Người chia làm bốn phần, mỗi người một phần; họ lấy cả chiếc áo dài nữa. Nhưng chiếc áo dài này không có đường khâu, dệt liền từ trên xuống dưới. Vậy họ nói với nhau: “Đừng xé áo ra, cứ bắt thăm xem ai được.” Thế là ứng nghiệm lời Kinh Thánh: Áo xống tôi, chúng đem chia chác, cả áo dài, cũng bắt thăm luôn. Đó là những điều lính tráng đã làm. Đứng gần thập giá Đức Giê-su, có thân mẫu Người, chị của thân mẫu, bà Ma-ri-a vợ ông Cơ-lô-pát, cùng với bà Ma-ri-a Mác-đa-la. Khi thấy thân mẫu và môn đệ mình thương mến đứng bên cạnh, Đức Giê-su nói với thân mẫu rằng: “Thưa Bà, đây là con của Bà.” Rồi Người nói với môn đệ: “Đây là mẹ của anh.” Kể từ giờ đó, người môn đệ rước bà về nhà mình. Sau đó, Đức Giê-su biết là mọi sự đã hoàn tất. Và để ứng nghiệm lời Kinh Thánh, Người nói: “Tôi khát!” Ở đó, có một bình đầy giấm. Người ta lấy miếng bọt biển có thấm đầy giấm, buộc vào một nhành hương thảo, rồi đưa lên miệng Người. Nhắp xong, Đức Giê-su nói: “Thế là đã hoàn tất!” Rồi Người gục đầu xuống và trao Thần Khí. Hôm đó là ngày áp lễ, người Do-thái không muốn để xác chết trên thập giá trong ngày sa-bát, mà ngày sa-bát đó lại là ngày lễ lớn. Vì thế họ xin ông Phi-la-tô cho đánh giập ống chân các người bị đóng đinh và lấy xác xuống. Quân lính đến, đánh giập ống chân người thứ nhất và người thứ hai cùng bị đóng đinh với Đức Giê-su. Khi đến gần Đức Giê-su và thấy Người đã chết, họ không đánh giập ống chân Người. Nhưng một người lính lấy giáo đâm vào cạnh sườn Người. Tức thì, máu cùng nước chảy ra. Người xem thấy việc này đã làm chứng, và lời chứng của người ấy xác thực; và người ấy biết mình nói sự thật để cho cả anh em nữa cũng tin. Các việc này đã xảy ra để ứng nghiệm lời Kinh Thánh: Không một khúc xương nào của Người sẽ bị đánh giập.37 Lại có lời Kinh Thánh khác: Họ sẽ nhìn lên Đấng họ đã đâm thâu. Sau đó, ông Giô-xếp, người A-ri-ma-thê, xin ông Phi-la-tô cho phép hạ thi hài Đức Giê-su xuống. Ông Giô-xếp này là một môn đệ theo Đức Giê-su, nhưng cách kín đáo, vì sợ người Do-thái. Ông Phi-la-tô chấp thuận. Vậy, ông Giô-xếp đến hạ thi hài Người xuống. Ông Ni-cô-đê-mô cũng đến. Ông này trước kia đã tới gặp Đức Giê-su ban đêm. Ông mang theo chừng một trăm cân mộc dược trộn với trầm hương. Các ông lãnh thi hài Đức Giê-su, lấy băng vải tẩm thuốc thơm mà quấn, theo tục lệ chôn cất của người Do-thái. Nơi Đức Giê-su bị đóng đinh có một thửa vườn, và trong vườn, có một ngôi mộ còn mới, chưa chôn cất ai. Vì hôm ấy là ngày áp lễ của người Do-thái, mà ngôi mộ lại gần bên, nên các ông mai táng Đức Giê-su ở đó.

 

I. SUY NIỆM:

Trong bầu khí thánh thiêng của ngày Thứ Sáu Tuần Thánh hôm nay, chúng ta họp nhau trong thánh đường để suy tôn Thánh Giá Chúa Giê-su. Trong nghi thức suy tôn, sau khi nghe Bài Thương Khó, cộng đoàn sẽ long trọng tôn vinh Thập Giá Chúa.

1. Khổ hình Thập Giá và cái chết đau thương của Chúa:

Ngày xưa thập giá chỉ đơn giản là một dụng cụ hành hình ghê sợ mà con người nghĩ ra để hành hạ các tội nhân. Vì thế cái chết thập giá là một bản án khủng khiếp nhất mà người Rô-ma đã dùng để trừng trị những kẻ trộm cướp, bạo loạn và răn đe  những tên nô lệ bỏ trốn. Hình phạt thập giá đáng ghê sợ đến độ người Rô-ma cấm áp dụng cho các tội nhân mang quốc tịch Rô-ma.

Do thù ghét Đức Giê-su tột cùng, nên các đầu mục dân Do thái đã xúi dân chúng làm áp lực để đòi Tổng Trấn Phi-la-tô kết án tử hình thập giá cho Đức Giê-su khi họ đồng thanh la to : “Đóng đinh, đóng đinh nó vào thập giá !” (Ga 19,6). Qua đòi hỏi này, không những họ muốn giết Đức Giê-su vì tội lộng ngôn phạm thượng, như họ đã trả lời quan Phi-la-tô: “Chúng tôi có Lề Luật; và chiếu theo Lề Luật, thì nó phải chết, vì nó đã xưng mình là Con Thiên Chúa” (Ga 19,7). Hơn nữa khi đóng đinh Đức Giê-su vào thập giá giữa hai tên cướp (x. Ga 19,18) các đầu mục Do thái cũng muốn nhục mạ Người, xếp Người ngang hàng với bọn đầu trộm đuôi cướp.

 

2. Đức Giê-su: người Tôi Tớ Đau Khổ của Đức Chúa:

Trong ‘bài ca thứ ba” của I-sai-a (50,4-11), có ghi lại những khó khăn, đau khổ, bị chống đối mà người Tôi Tớ của Đức Chúa phải chịu như sau: “Tôi đã đưa lưng cho người ta đánh đòn, giơ má cho người ta giật râu. Tôi đã không che mặt khi bị mắng nhiếc phỉ nhổ. Có Đức Chúa là Chúa Thượng phù trợ tôi, vì thế, tôi đã không hổ thẹn, tôi trơ mặt ra như đá. Tôi biết mình sẽ không phải thẹn thùng “ (Is 50,6-7).

Đức Giêsu đã thi hành sứ mạng của người tôi tớ đau khổ của Đức Chúa : Người là  mục tử tốt lành, là Đấng hiền lành và khiêm nhường trong lòng (x. Mt 11,29), được trao sứ mạng đi loan báo Tin Mừng cho người nghèo (x. Lc 4,18). Người cũng là người phục vụ (x. Lc 22,27), sẵn sàng hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người (x. Mc 10,43), Người đã bị đối xử như một tội phạm (x. Lc 22,37), bị chết treo trên thập giá (x. Mc 14,24), nhưng đã sống lại vinh quang như lời Thánh Kinh (x..Ga 20, 9). Bên cạnh đó, danh hiệu người “Tôi Tớ” sau này đã được các Tông đồ ứng dụng để diễn tả về mầu nhiệm tử nạn của Chúa Giêsu (x. Cv 3,13), Đấng là ánh sáng muôn dân (x. Cv 3,25), là Con Chiên bị sát tế (x. Cv 8,32), các vết thương của Người có sức chữa lành tội nhân (x. 1 Pr 2,21-25).

 

3. Nơi Đức Giê-su: Thập giá đau khổ trở thành Thánh giá vinh quang:

Đức Giê-su không mãi chịu chết treo trên thập giá, nhưng đã được môn đệ mai táng trong mồ và đến ngày thứ ba đã từ cõi chết sống lại. Từ nay Người đã biến khổ hình Thập Giá phải chịu trở thành Thánh Giá cứu độ vinh quang. Người đã tiêu diệt tử thần và trả lại sự sống đời đời cho nhân loại. Vì thế, cái chết thập giá của Chúa Giê-su không phải là sự thất bại, nhưng là sự chiến thắng của quyền năng Thiên Chúa trên ma quỷ tội lỗi và sự chết; Là sự chiến thắng của Tình Thương tha thứ trên sự thù hận chiến tranh.

 

4. Cùng Chúa trải qua đau khổ Thập Giá để vào vinh quang Phục Sinh:

Lời Chúa hôm nay dạy chúng ta: Đừng sợ hãi, đừng tránh né đau khổ thập giá nhưng hãy đón nhận và tôn vinh thập giá của Chúa Giê-su. Vì chính nhờ Người đã  chịu chết trên thập giá mà loài người chúng ta được ơn giao hoà và trở nên con Thiên Chúa, đồng thời được hưởng ơn cứu độ là hạnh phúc Nước Trời đời đời.

Vì thế, chúng ta hãy năng quỳ dưới chân thánh giá của Chúa Giê-su để suy niệm, lắng nghe lời dạy yêu thương và tha thứ của Người, và xin ơn luôn phó thác và vững lòng cậy trông vào tình thương cứu độ của Người.

Ngày nay một số bạn trẻ Công giáo do không có kiến thức giáo lý, và yếu đức tin nên đã có thái độ coi thường cây Thánh giá của Chúa, coi Thánh Giá chỉ như món đồ trang sức để làm đẹp cho mình; Về phần chúng ta: hãy biết trân trọng Thánh Giá Chúa. Quan tâm đặt Thánh Giá Chúa trên bàn thờ tại nhà thờ hay tư gia để dâng lễ và cầu nguyện. Mỗi lần làm dấu Thánh Giá trước khi cầu nguyện, dùng bữa… là chúng ta hãnh diện tuyên xưng đức tin vào ba mầu nhiệm chính: Một là Một Chúa Ba Ngôi; Hai là Ngôi Hai xuống thế làm người và ba là Ngôi Hai cứu chuộc loài người.

Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta hãy vui vẻ đón nhận những khó khăn trở ngại, các bệnh tật và sự thất bại… như những thập giá Chúa để xảy ra, để biến chúng trở thành Thánh Giá bằng cách cầu nguyện như Chúa Giê-su khi xưa: “Lạy Cha, nếu có thể được, xin cho con khỏi phải uống chén này. Tuy vậy, xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha” (Mt 26,39). Hãy quyết tâm chu toàn các việc bổn phận trong gia đình và ngoài xã hội… Chấp nhận đi con đường hẹp để vào Nước Trời như lời Chúa phán: “Hãy qua cửa hẹp mà vào, vì cửa rộng và đường thênh thang thì đưa đến diệt vong, mà nhiều người lại đi qua đó. Còn cửa hẹp và đường chật thì đưa đến sự sống, nhưng ít người tìm được lối ấy”. (Mt 7,13-14).

 

II. CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa Giê-su, xin ban cho mỗi tín hữu chúng con biết yêu mến Thánh giá Chúa bằng thái độ vui vẻ chấp nhận các rủi ro trái ý gặp phải trong cuộc sống hằng ngày. Xin cho chúng con biết bỏ đi cái tôi kiêu ngạo ích kỷ và tội lỗi, sẵn sàng vác thập giá mình hằng ngày, bằng sự chu toàn bổn phận phục vụ Chúa, đang hiện thân nơi những người nghèo đói, bệnh tật và đau khổ bất hạnh…, để chia sẻ tình thương cứu độ của Chúa cho họ. Amen.

 

GOSPEL (Jn 18:1-19:42):

Jesus went out with his disciples across the Kidron valley
to where there was a garden,
into which he and his disciples entered.
Judas his betrayer also knew the place,
because Jesus had often met there with his disciples.
So Judas got a band of soldiers and guards
from the chief priests and the Pharisees
and went there with lanterns, torches, and weapons.
Jesus, knowing everything that was going to happen to him,
went out and said to them, “Whom are you looking for?”
They answered him, “Jesus the Nazorean.”
He said to them, “I AM.”
Judas his betrayer was also with them.
When he said to them, “I AM”
they turned away and fell to the ground.
So he again asked them,
“Whom are you looking for?”
They said, “Jesus the Nazorean.”
Jesus answered,
“I told you that I AM.
So if you are looking for me, let these men go.”
This was to fulfill what he had said,
“I have not lost any of those you gave me.”
Then Simon Peter, who had a sword, drew it,
struck the high priest’s slave, and cut off his right ear.
The slave’s name was Malchus.
Jesus said to Peter,
“Put your sword into its scabbard.
Shall I not drink the cup that the Father gave me?”

So the band of soldiers, the tribune, and the Jewish guards seized Jesus,
bound him, and brought him to Annas first.
He was the father-in-law of Caiaphas,
who was high priest that year.
It was Caiaphas who had counseled the Jews
that it was better that one man should die rather than the people.

Simon Peter and another disciple followed Jesus.
Now the other disciple was known to the high priest,
and he entered the courtyard of the high priest with Jesus.
But Peter stood at the gate outside.
So the other disciple, the acquaintance of the high priest,
went out and spoke to the gatekeeper and brought Peter in.
Then the maid who was the gatekeeper said to Peter,
“You are not one of this man’s disciples, are you?”
He said, “I am not.”
Now the slaves and the guards were standing around a charcoal fire
that they had made, because it was cold,
and were warming themselves.
Peter was also standing there keeping warm.

The high priest questioned Jesus
about his disciples and about his doctrine.
Jesus answered him,
“I have spoken publicly to the world.
I have always taught in a synagogue
or in the temple area where all the Jews gather,
and in secret I have said nothing. Why ask me?
Ask those who heard me what I said to them.
They know what I said.”
When he had said this,
one of the temple guards standing there struck Jesus and said,
“Is this the way you answer the high priest?”
Jesus answered him,
“If I have spoken wrongly, testify to the wrong;
but if I have spoken rightly, why do you strike me?”
Then Annas sent him bound to Caiaphas the high priest.

Now Simon Peter was standing there keeping warm.
And they said to him,
“You are not one of his disciples, are you?”
He denied it and said,
“I am not.”
One of the slaves of the high priest,
a relative of the one whose ear Peter had cut off, said,
“Didn’t I see you in the garden with him?”
Again Peter denied it.
And immediately the cock crowed.

Then they brought Jesus from Caiaphas to the praetorium.
It was morning.
And they themselves did not enter the praetorium,
in order not to be defiled so that they could eat the Passover.
So Pilate came out to them and said,
“What charge do you bring against this man?”
They answered and said to him,
“If he were not a criminal,
we would not have handed him over to you.”
At this, Pilate said to them,
“Take him yourselves, and judge him according to your law.”
The Jews answered him,
“We do not have the right to execute anyone,”
in order that the word of Jesus might be fulfilled
that he said indicating the kind of death he would die.
So Pilate went back into the praetorium
and summoned Jesus and said to him,
“Are you the King of the Jews?”
Jesus answered,
“Do you say this on your own
or have others told you about me?”
Pilate answered,
“I am not a Jew, am I?
Your own nation and the chief priests handed you over to me.
What have you done?”
Jesus answered,
“My kingdom does not belong to this world.
If my kingdom did belong to this world,
my attendants would be fighting
to keep me from being handed over to the Jews.
But as it is, my kingdom is not here.”
So Pilate said to him,
“Then you are a king?”
Jesus answered,
“You say I am a king.
For this I was born and for this I came into the world,
to testify to the truth.
Everyone who belongs to the truth listens to my voice.”
Pilate said to him, “What is truth?”

When he had said this,
he again went out to the Jews and said to them,
“I find no guilt in him.
But you have a custom that I release one prisoner to you at Passover.
Do you want me to release to you the King of the Jews?”
They cried out again,
“Not this one but Barabbas!”
Now Barabbas was a revolutionary.

Then Pilate took Jesus and had him scourged.
And the soldiers wove a crown out of thorns and placed it on his head,
and clothed him in a purple cloak,
and they came to him and said,
“Hail, King of the Jews!”
And they struck him repeatedly.
Once more Pilate went out and said to them,
“Look, I am bringing him out to you,
so that you may know that I find no guilt in him.”
So Jesus came out,
wearing the crown of thorns and the purple cloak.
And he said to them, “Behold, the man!”
When the chief priests and the guards saw him they cried out,
“Crucify him, crucify him!”
Pilate said to them,
“Take him yourselves and crucify him.
I find no guilt in him.”
The Jews answered,
“We have a law, and according to that law he ought to die,
because he made himself the Son of God.”
Now when Pilate heard this statement,
he became even more afraid,
and went back into the praetorium and said to Jesus,
“Where are you from?”
Jesus did not answer him.
So Pilate said to him,
“Do you not speak to me?
Do you not know that I have power to release you
and I have power to crucify you?”
Jesus answered him,
“You would have no power over me
if it had not been given to you from above.
For this reason the one who handed me over to you
has the greater sin.”
Consequently, Pilate tried to release him; but the Jews cried out,
“If you release him, you are not a Friend of Caesar.
Everyone who makes himself a king opposes Caesar.”

When Pilate heard these words he brought Jesus out
and seated him on the judge’s bench
in the place called Stone Pavement, in Hebrew, Gabbatha.
It was preparation day for Passover, and it was about noon.
And he said to the Jews,
“Behold, your king!”
They cried out,
“Take him away, take him away! Crucify him!”
Pilate said to them,
“Shall I crucify your king?”
The chief priests answered,
“We have no king but Caesar.”
Then he handed him over to them to be crucified.

So they took Jesus, and, carrying the cross himself,
he went out to what is called the Place of the Skull,
in Hebrew, Golgotha.
There they crucified him, and with him two others,
one on either side, with Jesus in the middle.
Pilate also had an inscription written and put on the cross.
It read,
“Jesus the Nazorean, the King of the Jews.”
Now many of the Jews read this inscription,
because the place where Jesus was crucified was near the city;
and it was written in Hebrew, Latin, and Greek.
So the chief priests of the Jews said to Pilate,
Do not write “The King of the Jews,”
but that he said, “I am the King of the Jews”
Pilate answered,
“What I have written, I have written.”

When the soldiers had crucified Jesus,
they took his clothes and divided them into four shares,
a share for each soldier.
They also took his tunic, but the tunic was seamless,
woven in one piece from the top down.
So they said to one another,
“Let’s not tear it, but cast lots for it to see whose it will be,”
in order that the passage of Scripture might be fulfilled that says:

They divided my garments among them,
and for my vesture they cast lots.
This is what the soldiers did.
Standing by the cross of Jesus were his mother
and his mother’s sister, Mary the wife of Clopas,
and Mary of Magdala.
When Jesus saw his mother and the disciple there whom he loved
he said to his mother, “Woman, behold, your son.”
Then he said to the disciple,
“Behold, your mother.”
And from that hour the disciple took her into his home.

After this, aware that everything was now finished,
in order that the Scripture might be fulfilled,
Jesus said, “I thirst.”
There was a vessel filled with common wine.
So they put a sponge soaked in wine on a sprig of hyssop
and put it up to his mouth.
When Jesus had taken the wine, he said,
“It is finished.”
And bowing his head, he handed over the spirit.

Here all kneel and pause for a short time.

Now since it was preparation day,
in order that the bodies might not remain on the cross on the sabbath,
for the sabbath day of that week was a solemn one,
the Jews asked Pilate that their legs be broken
and that they be taken down.
So the soldiers came and broke the legs of the first
and then of the other one who was crucified with Jesus.
But when they came to Jesus and saw that he was already dead,
they did not break his legs,
but one soldier thrust his lance into his side,
and immediately blood and water flowed out.
An eyewitness has testified, and his testimony is true;
he knows that he is speaking the truth,
so that you also may come to believe.
For this happened so that the Scripture passage might be fulfilled:
Not a bone of it will be broken.
And again another passage says:
They will look upon him whom they have pierced.

After this, Joseph of Arimathea,
secretly a disciple of Jesus for fear of the Jews,
asked Pilate if he could remove the body of Jesus.
And Pilate permitted it.
So he came and took his body.
Nicodemus, the one who had first come to him at night,
also came bringing a mixture of myrrh and aloes
weighing about one hundred pounds.
They took the body of Jesus
and bound it with burial cloths along with the spices,
according to the Jewish burial custom.
Now in the place where he had been crucified there was a garden,
and in the garden a new tomb, in which no one had yet been buried.
So they laid Jesus there because of the Jewish preparation day;
for the tomb was close by.

 

Lm. Đan Vinh

 

Thứ Năm Tuần Thánh - Năm B -

TIN MỪNG: Ga 13,1-15. 

“Ngài yêu thương họ đến cùng.”

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo Thánh Gioan:

Trước ngày Lễ Vượt Qua, Chúa Giêsu biết đã đến giờ Mình phải bỏ thế gian mà về cùng Chúa Cha, Người vốn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn đang ở thế gian, thì đã yêu thương họ đến cùng. Sau bữa ăn tối, ma quỷ gieo vào lòng Giuđa Iscariô, con Simon, ý định nộp Người. Người biết rằng Chúa Cha đã trao phó mọi sự trong tay mình, và vì Người bởi Thiên Chúa mà đến và sẽ trở về cùng Thiên Chúa. Người chỗi dậy, cởi áo, lấy khăn thắt lưng, rồi đổ nước vào chậu; Người liền rửa chân cho các môn đệ và lấy khăn thắt lưng mà lau. Vậy Người đến chỗ Simon Phêrô, ông này thưa Người rằng: “Lạy Thầy, Thầy định rửa chân cho con ư?” Chúa Giêsu đáp: “Việc Thầy làm bây giờ con chưa hiểu, nhưng sau sẽ hiểu”. Phêrô thưa lại: “Không đời nào Thầy sẽ rửa chân cho con”. Chúa Giêsu bảo: “Nếu Thầy không rửa chân cho con, con sẽ không được dự phần với Thầy”. Phêrô liền thưa: “Vậy xin Thầy hãy rửa không những chân con, mà cả tay và đầu nữa”. Chúa Giêsu nói: “Kẻ mới tắm rồi chỉ cần rửa chân, vì cả mình đã sạch. Tuy các con đã sạch, nhưng không phải hết thảy đâu”. Vì Người biết ai sẽ nộp Người nên mới nói: “Không phải tất cả các con đều sạch đâu”. Sau khi đã rửa chân cho các ông, Người mặc áo lại, và khi đã trở về chỗ cũ, Người nói: “Các con có hiểu biết việc Thầy vừa làm cho các con chăng? Các con gọi Ta là Thầy và là Chúa thì phải lắm, vì đúng thật Thầy như vậy. Vậy nếu Ta là Chúa và là Thầy mà còn rửa chân cho các con, thì các con cũng phải rửa chân cho nhau. Vì Thầy đã làm gương cho các con để các con cũng bắt chước mà làm như Thầy đã làm cho các con”. 

Đó là Lời Chúa.

 

I. SUY NIỆM:

Tin Mừng Thứ Năm Tuần Thánh hôm nay cho chúng ta thấy tình yêu tột đỉnh của Đức Giê-su qua ba sự kiện như sau:

1. Yêu thương là hiến thân phục vụ cho người mình yêu:

Yêu thương bằng lời nói có thể bị coi là yêu bằng đầu môi chót lưỡi. Yêu thương bằng cử chỉ có thể bị coi chỉ là giả hình bề ngoài. Còn khi yêu thương bằng hành động mới chứng tỏ một tình yêu thực sự.

Vì thế, Đức Giê-su không những dạy các môn đệ yêu thương nhau: “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em”, mà Người còn đòi các ông phải yêu thương bằng hành động cụ thể noi gương Người làm: cởi bỏ chiếc áo cao quý của thân phận Thiên Chúa đế đeo chiếc khăn thấp hèn của người phàm và cúi mình rửa chân hầu hạ các ông.

Rửa chân xong, Người tiếp tục dạy môn đệ bài học phục vụ: “Anh em gọi Thầy là “Thầy”, là “Chúa”, điều đó phải lắm... Vậy Thầy là “Chúa” là “Thầy” mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau”.

Qua hành động này, Đức Giê-su muốn mỗi tín hữu cũng phải yêu thương bằng hành động rửa chân phục vụ tha nhân. Rửa chân bao gồm những việc như: lắng nghe để cảm thông với nhu cầu của tha nhân, rồi đáp ứng bằng việc chia sẻ cơm áo cho người đói rét, băng bó những vết thương và góp phần chữa lành bệnh nhân liệt giường, an ủi những người đau khổ vì bị áp bức kỳ thị, thăm viếng những cụ già neo đơn bị bỏ rơi trong các nhà dưỡng lão…

 

2. Yêu thương là muốn hiệp nhất với người mình yêu:

Khi yêu thương người ta không những hy sinh phục vụ nhau, mà còn muốn nên một với nhau như có người đã nói: “Mình với ta tuy hai mà một. Ta với mình tuy một mà hai”. Vì thế, Đức Giê-su đã thiết lập bí tích Thánh Thể, để biến tấm bánh trong bữa ăn thành Thân Mình của Người sắp bị nộp và biến chén rượu trở thành Máu thánh Người sắp đổ ra trong cuộc khổ nạn làm của ăn của uống cho các môn đệ hầu ban sự sống muôn đời cho những ai lãnh nhận: “Anh em cầm lấy mà ăn, đây là mình Thầy, hiến tế vì anh em” (1 Cr 111,24); vì “Ai ăn thịt và uống máu Thầy, thì sẽ được sống muôn đời” (Ga 6,5a).

 

3. Yêu thương là muốn được ở mãi với người mình yêu:

Đức Giê-su đã hứa trước khi lên trời: “Thầy sẽ ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế “ (Mt 28,20). Để có thể ở cùng các môn đệ luôn mãi, Đức Giê-su đã thiết lập bí tích truyền chức thánh để trao ban chức linh mục cộng đoàn cho các tín hữu, và chức linh mục thừa tác cho những người được tuyển chọn: “Anh em hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy” (Lc 22,19).

Khi tham dự thánh lễ Tiệc Ly chiều Thứ Năm Tuần Thánh hôm nay, ước gì mỗi tín hữu chúng ta hiểu được bài học khiêm tốn phục vụ qua nghi thức rửa chân và cảm nhận được tình thương tột cùng của Chúa qua bí tích Thánh Thể. Xin cho chúng ta sẵn sàng đáp lại tình Chúa yêu thương bằng sự kết hiệp mật thiết với Chúa khi dự lễ rước lễ, rồi sẵn sàng quên mình để phụng sự Chúa và tha nhân, hầu nên chứng nhân cho Chúa trước mặt người đời (x. Cv 1,8).

 

II. CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, xin ban thêm đức tin cho con. Xin Chúa nâng đỡ tính xác thịt vốn yếu hèn của con. Xin cho con được cảm thấy sự an ủi của Chúa, được hưởng nếm sự bình an khi con có Chúa ở với con nhờ bí tích Thánh Thể. Xin cho con biết cám ơn Chúa hằng ngày bằng cả ngày sống của con. Nhờ được kết hiệp với Chúa và được hưởng trọn tình yêu của Chúa, xin cho con biết sống hiệp nhất với tha nhân và chia sẻ tình yêu của con chan hòa đến cho mọi người. Amen.

 

GOSPEL (Jn 13:1-15):

Before the feast of Passover, Jesus knew that his hour had come
to pass from this world to the Father.
He loved his own in the world and he loved them to the end.
The devil had already induced Judas, son of Simon the Iscariot, to hand him over.
So, during supper,
fully aware that the Father had put everything into his power
and that he had come from God and was returning to God,
he rose from supper and took off his outer garments.
He took a towel and tied it around his waist.
Then he poured water into a basin
and began to wash the disciples’ feet
and dry them with the towel around his waist.
He came to Simon Peter, who said to him,
“Master, are you going to wash my feet?”
Jesus answered and said to him,
“What I am doing, you do not understand now,
but you will understand later.”
Peter said to him, “You will never wash my feet.”
Jesus answered him,
“Unless I wash you, you will have no inheritance with me.”
Simon Peter said to him,
“Master, then not only my feet, but my hands and head as well.”
Jesus said to him,
“Whoever has bathed has no need except to have his feet washed,
for he is clean all over;
so you are clean, but not all.”
For he knew who would betray him;
for this reason, he said, “Not all of you are clean.”
So when he had washed their feet
and put his garments back on and reclined at table again,
he said to them, “Do you realize what I have done for you?
You call me ‘teacher’ and ‘master,’  and rightly so, for indeed I am.
If I, therefore, the master and teacher, have washed your feet,
you ought to wash one another’s feet.
I have given you a model to follow,
so that as I have done for you, you should also do.”

The Gospel of the Lord

 

Lm. Đan Vinh

 

Chúa Nhật Lễ Lá - Năm B -

TIN MỪNG: Mc 14,1-15,47.

Cuộc Thương Khó Của Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta.

Cuộc Thương Khó của Chúa Giê-su Ki-tô théo thánh Mác-cô:

Hai ngày trước lễ Vượt Qua và lễ Bánh Không Men, các thượng tế và kinh sư tìm cách dùng mưu bắt Đức Giê-su và giết đi; vì họ nói: “Đừng làm vào chính ngày lễ, kẻo dân chúng náo động.” Lúc đó, Đức Giê-su đang ở làng Bê-ta-ni-a, tại nhà ông Si-mon Cùi. Giữa lúc Người dùng bữa, có một người phụ nữ đến, mang theo một bình bạch ngọc đựng dầu thơm cam tùng nguyên chất thứ đắt tiền. Cô đập ra, đổ dầu thơm trên đầu Người. Có vài người lấy làm bực tức, nói với nhau: “Phí dầu thơm như thế để làm gì? Dầu đó có thể đem bán lấy trên ba trăm quan tiền mà bố thí cho người nghèo.” Rồi họ gắt gỏng với cô. Nhưng Đức Giê-su bảo họ: “Cứ để cho cô làm. Sao lại muốn gây chuyện? Cô ấy vừa làm cho tôi một việc nghĩa. Người nghèo thì lúc nào các ông chẳng có bên cạnh mình, các ông muốn làm phúc cho họ bao giờ mà chẳng được! Còn tôi, các ông chẳng có mãi đâu! Điều gì làm được thì cô đã làm: cô đã lấy dầu thơm ướp xác tôi, để chuẩn bị ngày mai tang. Tôi bảo thật các ông: Hễ Tin Mừng được loan báo đến đâu trong khắp thiên hạ, thì nơi đó việc cô vừa làm cũng sẽ được kể lại để nhớ tới cô.” Giu-đa Ít-ca-ri-ốt, một người trong Nhóm Mười Hai, đi gặp các thượng tế để nộp Người cho họ. Nghe hắn nói, họ rất mừng và hứa cho tiền. Giu-đa liền tìm cách nộp Người sao cho tiện. Ngày thứ nhất trong tuần Bánh Không Men, là ngày sát tế chiên Vượt Qua, các môn đệ thưa với Đức Giê-su: “Thầy muốn chúng con đi dọn cho Thầy ăn lễ Vượt Qua ở đâu?” Người sai hai môn đệ đi, và dặn họ: “Các anh đi vào thành, và sẽ có một người mang vò nước đón gặp các anh. Cứ đi theo người đó. Người đó vào nhà nào, các anh hãy thưa với chủ nhà: Thầy nhắn: “Cái phòng dành cho tôi ăn lễ Vượt Qua với các môn đệ của tôi ở đâu? Và ông ấy sẽ chỉ cho các anh một phòng rộng rãi trên lầu, đã được chuẩn bị sẵn sàng: và ở đó, các anh hãy dọn tiệc cho chúng ta.” Hai môn đệ ra đi. Vào đến thành, các ông thấy mọi sự y như Người đã nói. Và các ông dọn tiệc Vượt Qua. Chiều đến, Đức Giê-su và Nhóm Mười Hai cùng tới. Đang khi dùng bữa, Người nói: “Thầy bảo thật anh em, có người trong anh em sẽ nộp Thầy, mà lại là người đang cùng ăn với Thầy.” Các môn đệ đâm ra buồn rầu, và lần lượt hỏi Người: “Chẳng lẽ con sao?” Người đáp: “Chính là một trong Nhóm Mười Hai đây, mà là người chấm chung một đĩa với Thầy. Đã hẳn, Con Người ra đi theo như lời đã chép về Người. Nhưng khốn cho kẻ nào nộp Con Người: thà kẻ đó đừng sinh ra thì hơn!” Cũng đang bữa ăn, Đức Giê-su cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, rồi bẻ ra, trao cho các ông và nói: “Anh em hãy cầm lấy, đây là mình Thầy.” Và Người cầm chén rượu, dâng lời tạ ơn, rồi trao cho các ông, và tất cả đều uống chén này. Người bảo các ông: “Đây là máu Thầy, máu Giao Ước, đổ ra vì muôn người. Thầy bảo thật anh em: chẳng bao giờ Thầy còn uống sản phẩm của cây nho nữa, cho đến ngày Thầy uống thứ rượu mới trong Nước Thiên Chúa.” Hát thánh vịnh xong, Đức Giê-su và các môn đệ ra núi Ô-liu. Đức Giê-su nói với các ông: “Tất cả anh em sẽ vấp ngã, vì Kinh Thánh đã chép: Ta sẽ đánh người chăn chiên, và chiên sẽ tan tác. Nhưng sau khi trỗi dậy, Thầy sẽ đến Ga-li-lê trước anh em.” Ông Phê-rô liền thưa: “Dầu tất cả có vấp ngã đi nữa, thì con cũng nhất định là không.” Đức Giê-su nói với ông: “Thầy bảo thật anh: hôm nay, nội đêm nay, gà chưa kịp gáy hai lần, thì chính anh, anh đã chối Thầy đến ba lần.” Nhưng ông Phê-rô lại nói quả quyết hơn: “Dầu có phải chết với Thầy, con cũng không chối Thầy.” Tất cả các môn đệ cũng đều nói như vậy. Sau đó, Đức Giê-su và các môn đệ đến một thửa đất gọi là Ghết-sê-ma-ni. Người nói với các ông: “Anh em ngồi lại đây, trong khi Thầy cầu nguyện.” Rồi Người đem các ông Phê-rô, Gia-cô-bê và Gio-an đi theo. Người bắt đầu cảm thấy hãi hùng xao xuyến. Người nói với các ông: “Tâm hồn Thầy buồn đến chết được. Anh em ở lại đây mà canh thức.” Người đi xa hơn một chút, sấp mình xuống đất mà cầu xin cho mình khỏi phải qua giờ ấy, nếu có thể được. Người nói: “Áp-ba, Cha ơi, Cha làm được mọi sự, xin cất chén này xa con. Nhưng xin đừng làm điều con muốn, mà làm điều Cha muốn.” Rồi Người trở lại, thấy các môn đệ đang ngủ, liền nói với ông Phê-rô: “Si-mon, anh ngủ à? Anh không thức nổi một giờ sao? Anh em hãy canh thức và cầu nguyện kẻo sa chước cám dỗ. Vì tinh thần thì hăng hái, nhưng thể xác lại yếu đuối.” Người lại đi cầu nguyện, kêu xin như lần trước. Rồi Người trở lại, thấy các môn đệ vẫn ngủ, vì mắt họ nặng trĩu. Các ông chẳng biết trả lời làm sao với Người. Lần thứ ba, Người trở lại và bảo các ông: “Lúc này mà còn ngủ, còn nghỉ sao? Thôi, đủ rồi. Giờ đã điểm. Này Con Người bị nộp vào tay phường tội lỗi. Đứng dậy, ta đi nào! Kìa kẻ nộp Thầy đã tới!” Ngay lúc đó, khi Người còn đang nói, thì Giu-đa, một người trong Nhóm Mười Hai, xuất hiện. Cùng đi với hắn, có một đám đông mang gươm giáo gậy gộc. Họ được các thượng tế, kinh sư và kỳ mục sai đến. Kẻ nộp Đức Giê-su đã cho họ một ám hiệu, hắn dặn rằng: “Tôi hôn ai thì chính là người đó. Các anh bắt lấy và điệu đi cho cẩn thận.” Vừa tới, Giu-đa tiến lại gần Người và nói: “Thưa Thầy!”, rồi hôn Người. Họ liền tra tay bắt Người. Nhưng một trong những kẻ đang có mặt tại đó tuốt gươm ra, chém phải tên đầy tớ của thượng tế, làm nó đứt tai. Đức Giê-su nói với họ: “Tôi là một tên cướp sao mà các ông đem gươm giáo gậy gộc đến bắt? Ngày ngày, tôi vẫn ở giữa các ông, vẫn giảng dạy ở Đền Thờ, mà các ông không bắt. Nhưng thế này là để lời Sách Thánh được ứng nghiệm.” Bấy giờ, các môn đệ bỏ Người mà chạy trốn hết. Trong khi đó có một cậu thanh niên đi theo Người, mình khoác vỏn vẹn một tấm vải gai. Họ túm lấy anh. Anh liền trút tấm vải lại, bỏ chạy trần truồng. Họ điệu Đức Giê-su đến vị thượng tế. Các thượng tế, kỳ mục và kinh sư tề tựu đông đủ. Ông Phê-rô theo Người xa xa, vào tận bên trong dinh thượng tế, và ngồi sưởi bên đống lửa với đám thuộc hạ. Bấy giờ, các thượng tế và toàn thể Thượng Hội Đồng tìm lời chứng buộc tội Đức Giê-su để lên án tử hình, nhưng họ tìm không ra, vì tuy có nhiều kẻ đưa chứng gian tố cáo Người, nhưng các chứng ấy lại không ăn khớp với nhau. Có vài kẻ đứng lên cáo gian Người rằng: “Chúng tôi có nghe ông ấy nói: Tôi sẽ phá Đền Thờ này do tay người phàm xây dựng, và nội ba ngày, tôi sẽ xây một Đền Thờ khác, không phải do tay người phàm!” Nhưng ngay về điểm này, chứng của họ cũng không ăn khớp với nhau. Bấy giờ, vị thượng tế đứng lên giữa hội đồng hỏi Đức Giê-su: “Ông không nói lại được một lời sao? Mấy người này tố cáo ông gì đó?” Nhưng Đức Giê-su vẫn làm thinh, không đáp một tiếng. Vị thượng tế lại hỏi Người: “Ông có phải là Đấng Ki-tô, Con của Đấng Đáng Chúc Tụng không?” Đức Giê-su trả lời: “Phải, chính thế. Rồi các ông sẽ thấy Con Người ngự bên hữu Đấng Toàn Năng và ngự giá mây trời mà đến.” Vị thượng tế liền xé áo mình ra và nói: “Chúng ta cần gì nhân chứng nữa? Quý vị vừa nghe hắn nói phạm đến Thiên Chúa, quý vị nghĩ sao?” Tất cả đều kết án Người đáng chết. Thế là một số bắt đầu khạc nhổ vào Người, bịt mặt Người lại, vừa đánh đấm Người vừa nói: “Hãy nói tiên tri đi!” Và đám thuộc hạ tát Người túi bụi. Ông Phê-rô đang ở dưới sân, có một người tớ gái của thượng tế đi tới; thấy ông ngồi sưởi, cô ta nhìn ông chòng chọc mà nói: “Cả bác nữa, bác cũng đã ở với cái ông người Na-da-rét, ông Giê-su đó chứ gì!” Ông liền chối: “Tôi chẳng biết, chẳng hiểu cô muốn nói gì!” Rồi ông bỏ đi ra phía tiền sảnh. Bấy giờ, có tiếng gà gáy. Người tớ gái thấy ông, lại bắt đầu nói với những người đứng đó: “Bác này cũng thuộc bọn chúng đấy.” Nhưng ông Phê-rô lại chối. Một lát sau, những người đứng đó lại nói với ông: “Đúng là bác thuộc bọn chúng, vì bác cũng là người Ga-li-lê!” Nhưng ông Phê-rô liền thốt lên những lời độc địa và thề rằng: “Tôi thề là không có biết người các ông nói đó!” Ngay lúc đó, gà gáy lần thứ hai. Ông Phê-rô sực nhớ điều Đức Giê-su đã nói với mình: “Gà chưa kịp gáy hai lần, thì anh đã chối Thầy đến ba lần.” Thế là ông òa lên khóc. Vừa tảng sáng, các thượng tế đã họp bàn với các kỳ mục và kinh sư, tức là toàn thể Thượng Hội Đồng. Sau đó, họ trói Đức Giê-su lại và giải đi nộp cho ông Phi-la-tô. Ông Phi-la-tô hỏi Người: “Ông là vua dân Do-thái sao?” Người trả lời: “Đúng như ngài nói đó.” Các thượng tế tố cáo Người nhiều tội, nên ông Phi-la-tô lại hỏi Người: “Ông không trả lời gì sao? Nghe kìa, họ tố cáo ông biết bao nhiêu tội!” Nhưng Đức Giê-su không trả lời gì nữa, khiến ông Phi-la-tô phải ngạc nhiên. Vào mỗi dịp lễ lớn, ông thường phóng thích cho dân một người tù, tùy ý họ xin. Khi ấy có một người tên là Ba-ra-ba, đang bị giam với những tên phiến loạn đã giết người trong một vụ nổi dậy. Đám đông kéo nhau lên yêu cầu tổng trấn ban ân xá như thường lệ. Đáp lời họ yêu cầu, ông Phi-la-tô hỏi: “Các ông có muốn ta phóng thích cho các ông vua dân Do-thái không?” Bởi ông thừa biết chỉ vì ghen tỵ mà các thượng tế nộp Người. Nhưng các thượng tế sách động đám đông đòi ông Phi-la-tô phóng thích tên Ba-ra-ba thì hơn. Ông Phi-la-tô lại hỏi: “Vậy ta phải xử thế nào với người mà các ông gọi là vua dân Do-thái?” Họ la lên: “Đóng đinh nó vào thập giá!” Ông Phi-la-tô lại hỏi: “Nhưng ông ấy đã làm điều gì gian ác?” Họ càng la to: “Đóng đinh nó vào thập giá!” Vì muốn chiều lòng đám đông, ông Phi-la-tô phóng thích tên Ba-ra-ba, truyền đánh đòn Đức Giê-su, rồi trao Người cho họ đóng đinh vào thập giá. Lính điệu Đức Giê-su vào bên trong công trường, tức là dinh tổng trấn, và tập trung cả cơ đội lại. Chúng khoác cho Người một tấm áo điều, và kết một vòng gai làm vương miện đặt lên đầu Người. Rồi chúng bái chào Người: “Vạn tuế đức vua dân Do-thái!” Chúng lấy cây sậy đập lên đầu Người, khạc nhổ vào Người, và quỳ gối bái lạy. Chế giễu chán, chúng lột áo điều ra, và cho Người mặc áo lại như trước. Sau đó, chúng dẫn Người đi để đóng đinh vào thập giá. Lúc ấy, có một người từ miền quê lên, đi ngang qua đó, tên là Si-môn, gốc Ky-rê-nê. Ông là thân phụ hai ông A-lê-xan-đê và Ru-phô. Chúng bắt ông vác thập giá đỡ Đức Giê-su. Chúng đưa Người lên một nơi gọi là Gôn-gô-tha, nghĩa là Đồi Sọ. Chúng trao rượu pha mộc dược cho Người, nhưng Người không uống. Chúng đóng đinh Người vào thập giá, rồi đem áo Người ra bắt thăm mà chia nhau, xem ai được cái gì. Lúc chúng đóng đinh Người là giờ thứ ba. Bản án xử tội Người viết rằng: “Vua người Do-thái”. Bên cạnh Người, chúng còn đóng đinh hai tên cướp, một đứa bên phải, một đứa bên trái. Thế là ứng nghiệm lời Kinh Thánh: Người bị liệt vào hạng những tên phạm pháp. Kẻ qua người lại đều nhục mạ Người, vừa lắc đầu vừa nói: “Ê, mi là kẻ phá Đền Thờ, và nội trong ba ngày xây lại được, có giỏi thì xuống khỏi thập giá mà cứu mình đi!” Các thượng tế và kinh sư cũng chế giễu Người như vậy, họ nói với nhau: “Hắn cứu được thiên hạ, mà chẳng cứu nổi mình. Ông Ki-tô vua Ít-ra-en, cứ xuống khỏi thập giá ngay bây giờ đi, để chúng ta thấy và tin.” Cả những tên cùng chịu đóng đinh với Người cũng nhục mạ Người. Vào giờ thứ sáu, bóng tối bao phủ khắp mặt đất mãi đến giờ thứ chín. Vào giờ thứ chín, Đức Giê-su kêu lớn tiếng: “Ê-lô-i, Ê-lô-i, la-ma xa-bác-tha-ni!” Nghĩa là: “Lạy Thiên Chúa, Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con?” Nghe vậy, một vài người đứng đó liền nói: “Kìa hắn kêu cứu ông Ê-li-a.” Rồi có kẻ chạy đi lấy một miếng bọt biển, thấm đầy giấm, cắm vào một cây sậy, đưa lên cho Người uống mà nói: “Để xem ông Ê-li-a có đến đem hắn xuống không.” Đức Giê-su lại kêu lên một tiếng lớn, rồi tắt thở. 

(Quỳ gối thinh lặng trong giây lát)

Bức màn trướng trong Đền Thờ bỗng xé ra làm hai từ trên xuống dưới. Viên đại đội trưởng đứng đối diện với Đức Giê-su, thấy Người tắt thở như vậy liền nói: “Quả thật, người này là Con Thiên Chúa.” Nhưng cũng có mấy phụ nữ đứng xa xa mà nhìn, trong đó có bà Ma-ri-a Mác-đa-la, bà Ma-ri-a mẹ các ông Gia-cô-bê Thứ và Giô-xết, cùng bà Sa-lô-mê. Các bà này đã đi theo và giúp đỡ Đức Giê-su khi Người còn ở Ga-li-lê. Lại có nhiều bà khác đã cùng với Người lên Giê-ru-sa-lem, cũng có mặt tại đó. Chiều đến, vì hôm ấy là ngày áp lễ, tức là hôm trước ngày sa-bát, nên ông Giô-xếp tới. Ông là người thành A-ri-ma-thê, thành viên có thế giá của hội đồng, và cũng là người vẫn mong đợi Triều Đại của Thiên Chúa. Ông đã mạnh dạn đến gặp tổng trấn Phi-la-tô để xin thi hài Đức Giê-su. Nghe nói Người đã chết, ông Phi-la-tô lấy làm ngạc nhiên, và cho đòi viên đại đội trưởng đến, hỏi xem Người đã chết lâu chưa. Sau khi nghe viên sĩ quan cho biết sự việc, tổng trấn đã cho ông Giô-xếp lãnh lấy thi hài. Ông này mua một tấm vải gai, hạ xác Đức Giê-su xuống, lấy tấm vải ấy liệm Người lại, đem đặt vào ngôi mộ đã đục sẵn trong núi đá, rồi lăn tảng đá lấp cửa mộ. Còn bà Ma-ri-a Mác-đa-la và bà Ma-ri-a mẹ ông Giô-xết, thì để ý nhìn xem chỗ họ mai táng Người.

 

I. GỢI Ý & SUY NIỆM:

Phụng vụ Lễ Lá hôm nay gồm hai phần: Rước Lá (x Mc 11,1-11) và Thánh Lễ với Tin Mừng về cuộc Thương Khó của Chúa Giê-su (Mc 14,1-15,47)
- Phần thứ I (Mc 11,1-11): Đức Giê-su vào thành Giê-ru-sa-lem với tư cách là Đấng Thiên Sai, được dân chúng đi theo và hoan hô như đón mừng một ông Vua khải hoàn vào thành để lên làm vua. Nhưng Đức Giê-su lại không đáp ứng khát mong một ông Vua trần thế của dân Do Thái: Thay vì ngồi trên mình ngựa chiến oai phong khải hoàn vào thành, thì Người lại chọn ngồi trên lưng con lừa hiền lành như ông Vua Mục Tử hòa bình khiêm hạ.
- Phần thứ II (Mc 14,1-15,47): Đức Giê-su là Tôi Tớ đau khổ của Đức Chúa. Người đến không đòi được hầu hạ, nhưng đã rửa chân hầu hạ các môn đồ và chấp nhận con đường “qua đau khổ thập giá để vào trong vinh quang phục sinh” theo ý Chúa Cha. Người đã biểu lộ một tình yêu tột đỉnh khi lập phép Thánh Thể biến bánh rượu trở thành Mình Máu Người, làm lương thực nuôi dưỡng Đức Tin của các tín hữu, và hy sinh mạng sống đền tội thay và sống lại để phục hồi sự sống đời đời cho loài người.

 

A. GỢI Ý:

1. Ngôn sứ Isaia phác họa hình ảnh người Tôi Trung là người nhạy cảm để lắng nghe, đón nhận và rao truyền lời Thiên Chúa. Dù gặp khó khăn, thử thách, người Tôi Trung vẫn kiên vững vì tin rằng luôn có Thiên Chúa ở cùng. Sứ mạng làm ngôn sứ của người Kitô hữu cũng đòi buộc một thái độ lắng nghe tiếng Chúa và trung thành rao truyền lời Người. Làm ngôn sứ của Chúa luôn có những thách đố và có những lúc không hề dễ dàng. Nhưng người Kitô hữu được ủi an và khích lệ khi nhìn vào người Tôi Trung Giêsu, để những lúc phải đối diện với những khó khăn, thách đố của sứ mạng ngôn sứ, thì có đủ can đảm và không nao núng vì tin rằng luôn có Chúa ở cùng (x. Mt 28, 20).

2. Thư Philípphê ca tụng người Tôi Trung Giêsu, Đấng mang thân phận thần linh, nhưng lại hạ mình làm người, làm nô lệ, đến nỗi chấp nhận cái chết, nên được Thiên Chúa tôn vinh là Đấng Cứu Độ mà muôn loài phải bái thờ. Người Tôi Trung Giêsu thực hiện trọn vẹn thánh ý Thiên Chúa khi khiêm hạ hủy mình ra không, để rồi được Thiên Chúa tôn vinh, là mẫu mực cho đời sống Kitô hữu. Những hy sinh, chấp nhận chịu thua thiệt, sống hiền lành và khiêm tốn, thậm chí chấp nhận từ bỏ những gì thiết thân với mình, trong những hoàn cảnh có thể thực hiện được của đời sống Kitô hữu, đều có thể trở thành những lời chứng sống động để danh Chúa được nhận biết, yêu mến và tôn thờ.

3. Tin Mừng Máccô làm nổi bật sự trung tín cho đến cùng của người Tôi Trung Giêsu. Dù bị những người thân cận xa lánh, bị người đời nhục mạ, nhạo báng, và cảm thấy như bị chính Thiên Chúa bỏ rơi, người Tôi Trung Giêsu vẫn trung thành thực hiện thánh ý Thiên Chúa. Trung tín với Thiên Chúa ngay trong những gian nan, thử thách; từ bỏ ý riêng và trung thành thực hiện thánh ý của Thiên Chúa là ơn gọi của mọi Kitô hữu: Chịu thiệt thòi mà không phân bua, hy sinh mà không kể công, cô đơn mà không oán trách, mệt mỏi mà không than thở, nhưng luôn phó thác trong bàn tay quan phòng kỳ diệu của Thiên Chúa.

 

B. SUY NIỆM: 

Phụng vụ Chúa Nhật Lễ Lá hôm nay gồm hai phần vui buồn đan xen: Trong phần đầu lễ chúng ta cùng đi rước Chúa Giê-su khải hoàn vào thành Giê-ru-sa-lem (x Mc 11,1-10). Phần thứ hai là thánh lễ với bài Thương Khó (x Mc 14,1-15,47). Từ đó chúng ta rút ra nhiều bài học về sự tin yêu Chúa?
 
1. Cùng theo Chúa trong cuộc khải hoàn vào thành Giê-ru-sa-lem:

Trong giờ phút này, chúng ta hãy chiêm ngắm cảnh tượng Đức Giê-su đang long trọng tiến vào thành Giê-ru-sa-lem. Ngài khiêm tốn ngồi trên lưng lừa con. Có nhiều người đã trải áo và rải cành cây trên lối đi để tỏ lòng tôn kính. Những tiếng reo hò vang dậy: Tung hô Đức Giê-su là Vua Thiên Sai, thuộc dòng dõi Đa-vít, là Đấng đến để giải thoát Ít-ra-en. Đức Giê-su im lặng để dân chúng tung hô hầu ứng nghiệm lời tuyên sấm: “Hãy bảo thiếu nữ Xion: Kìa Đức Vua của ngươi đang đến với ngươi, hiền hậu ngồi trên lưng lừa, lưng lừa con, là con của một con vật chở đồ” (Dcr 9,9).
 
2. Cùng theo Chúa đi con đường “Qua đau khổ vào trong vinh quang” như ý Chúa Cha:
- Sau những giây phút tưng bừng náo nhiệt cuộc rước, chúng ta được nghe bài thương khó: Chúa Giê-su hoàn tất mầu nhiệm Vượt Qua, để mang lại ơn cứu độ cho loài người. Quả thực, Ngài là Vua, nhưng là Vua Mục Tử: “Đến không đòi được phục vụ, nhưng để phục vụ và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người” (Mc 10,45). Ngài đã chọn con đường cứu thế theo thánh ý Chúa Cha là “qua đau khổ vào trong vinh quang”, qua cuộc Tử Nạn để vào mầu nhiệm Phục Sinh.
- Trong tuần Thánh, chúng ta hãy năng chiêm ngắm cuộc thương khó của Chúa khi nghe ngắm nguyện mười lăm sự thương khó, khi suy niệm chặng đàng Thánh Giá... để chọn đi theo con đường hẹp leo dốc, đường thánh giá của Chúa Giê-su.
 
3. Cần tránh xúc phạm đến hình ảnh Chúa qua tha nhân:
- Gai nhọn trên đầu Chúa và đinh nhọn đóng thâu qua chân tay Chúa, roi đòn quất lên mình Chúa tượng trưng cho các sự thù hận và vu cáo bất công mà các đầu mục Do Thái đã làm. Chúa đã qua giờ phút lo buồn đổ mồ hôi máu trong vườn Giết-sê-ma-mi khi nghĩ đến tội của các môn đệ, Phê-rô chối không biết Thầy, Giu-đa phản bội bán Thầy vì ham tiền và dùng cái hôn để nộp Thầy. 
- Còn chúng ta thì sao? Một trong những bức tranh nổi tiếng nhất của hoạ sĩ người Hòa Lan Rembrandt thế kỷ 17, là bức họa “Ba Cây Thập Tự”. Khi chiêm ngưỡng tác phẩm này, hầu như ai cũng đều bị thu hút nhìn vào trung tâm của bức tranh: Ở giữa hai cây thập giá của hai kẻ bất lương, thập giá của Đức Giê-su vượt lên cao hơn. Dưới chân thập giá của Chúa là cả một rừng người, trên mặt ai nấy đều lộ vẻ căm thù oán hận, trong đó có cả khuôn mặt của nhà danh họa tác giả của bức tranh … Qua đó ông muốn nói rằng: Mọi người chúng ta không ai là không dính líu vào tội đã đóng đinh Đức Giê-su vào thập giá.
 
4. Phải làm gì để phục vụ Chúa trong anh em?
- Ngày nay chung quanh chúng ta không thiếu những người bệnh tật đau khổ là hiện thân của Chúa Giêsu đã bị đau khổ. Họ là những người mắc bệnh nan y không tiền chữa trị, những người bị khích bác vu khống đi tù cách bất công, những người đau khổ què quặt, đui mù, câm điếc không cơm ăn áo mặc và không chốn nương thân… Họ là hiện thân của Chúa Giê-su bị bỏ rơi trên cây thập giá và đang mong được mỗi tín hữu chúng ta an ủi và giúp đỡ tận tình. 
- Chúng ta có thể làm gì? Tuy khả năng giới hạn, nhưng chúng ta vẫn có thể cảm thông với người đau khổ noi gương các phụ nữ xưa đã gặp gỡ khóc thương Chúa trên đường thánh giá; Chúng ta có thể nâng đỡ họ như ông Si-mon vác đỡ thập giá cho Chúa; Có thể an ủi họ như bà Vêrônica trao khăn cho Chúa lau mặt; Có thể lên tiếng bênh vực họ như người trộm lành bên hữu Chúa; Có thể cảm thông với sự đau khổ của họ như Mẹ Ma-ri-a môn đệ Gio-an và các bà đạo đức đã can đảm đứng dưới chân thánh giá nhìn lên Chúa; Có thể giải thoát họ khỏi sự đau khổ như hai môn đệ đã tháo đinh và cất xác Chúa xuống khỏi thập giá… 
- Mỗi ngày chúng ta hãy cùng chết với Chúa bằng việc trừ khử các thói hư bằng việc xét mình ăn năn trong giờ kinh tối; Tham dự tuần tĩnh tâm Mùa Chay tại nhà thờ; Dọn mình xưng tội để được sống lại thật về phần linh hồn; Năng rước lễ mỗi ngày để được kết hiệp mật thiết và hy vọng sẽ được sống hạnh phúc với Chúa như Chúa đã hứa với người trộm có lòng hối cải: “Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Ðàng” (Lc 23,43).

 

II. CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa Giêsu,
Vì Chúa đã chia sẻ tấm bánh cho chúng con, xin cho những người nghèo khổ được no cơm ấm áo.
Vì Chúa đã lo buồn trong Vườn Cây Dầu, xin cho các bạn trẻ đương đầu với những nghich cảnh  trong cuộc sống.
Vì Chúa đã bị kết án bất công, xin cho chúng con dám can đảm lên tiếng bênh vực công lý.
Vì Chúa đã bị xỉ nhục và nhạo cười, xin cho các phụ nữ và thiếu nhi được tôn trọng nhân phẩm.
Vì Chúa đã chịu vác cây thập giá nặng nề, xin cho những bệnh nhân nhận được sự đỡ nâng.
Vì Chúa đã bị lột áo và đóng đinh, xin cho sự hiề
n hòa nhân hậu thắng thói hung tàn bạo lực.
Vì Chúa đã dang tay chịu chết trên thập giá, xin cho đất được nối lại với trời, con người biết nối lại mối dây yêu thương hiệp nhất với nhau.
Vì Chúa đã phục sinh trong niềm vui hân hoan, xin cho chúng con sẵn sàng chấp nhận gian khổ để vượt qua mà vào trong vinh quang sau này.
Amen.

 

GOSPEL (Mk 14:1-15:47):

The Passover and the Feast of Unleavened Bread 
were to take place in two days’ time.
So the chief priests and the scribes were seeking a way 
to arrest him by treachery and put him to death.
They said, “Not during the festival, 
for fear that there may be a riot among the people.”

When he was in Bethany reclining at table 
in the house of Simon the leper, 
a woman came with an alabaster jar of perfumed oil,
costly genuine spikenard.
She broke the alabaster jar and poured it on his head.
There were some who were indignant.
“Why has there been this waste of perfumed oil?
It could have been sold for more than three hundred days’ wages 
and the money given to the poor.”
They were infuriated with her.
Jesus said, “Let her alone.
Why do you make trouble for her?
She has done a good thing for me.
The poor you will always have with you, 
and whenever you wish you can do good to them, 
but you will not always have me.
She has done what she could.
She has anticipated anointing my body for burial.
Amen, I say to you,
wherever the gospel is proclaimed to the whole world,
what she has done will be told in memory of her.”

Then Judas Iscariot, one of the Twelve, 
went off to the chief priests to hand him over to them.
When they heard him they were pleased and promised to pay him money.
Then he looked for an opportunity to hand him over.

On the first day of the Feast of Unleavened Bread, 
when they sacrificed the Passover lamb, 
his disciples said to him,
“Where do you want us to go
and prepare for you to eat the Passover?”
He sent two of his disciples and said to them, 
“Go into the city and a man will meet you,
carrying a jar of water.
Follow him.
Wherever he enters, say to the master of the house,
The Teacher says, “Where is my guest room
where I may eat the Passover with my disciples?”
Then he will show you a large upper room furnished and ready.
Make the preparations for us there.
The disciples then went off, entered the city, 
and found it just as he had told them; 
and they prepared the Passover.

When it was evening, he came with the Twelve. 
And as they reclined at table and were eating, Jesus said,
“Amen, I say to you, one of you will betray me, 
one who is eating with me.”
They began to be distressed and to say to him, one by one,
“Surely it is not I?”
He said to them,
“One of the Twelve, the one who dips with me into the dish.
For the Son of Man indeed goes, as it is written of him,
but woe to that man by whom the Son of Man is betrayed.
It would be better for that man if he had never been born.”

While they were eating,
he took bread, said the blessing,
broke it, and gave it to them, and said, 
“Take it; this is my body.”
Then he took a cup, gave thanks, and gave it to them, 
and they all drank from it.
He said to them,
“This is my blood of the covenant,
which will be shed for many.
Amen, I say to you,
I shall not drink again the fruit of the vine 
until the day when I drink it new in the kingdom of God.”
Then, after singing a hymn,
they went out to the Mount of Olives.

Then Jesus said to them, 
“All of you will have your faith shaken, for it is written:
I will strike the shepherd,
and the sheep will be dispersed.

But after I have been raised up,
I shall go before you to Galilee.”
Peter said to him, 
“Even though all should have their faith shaken,
mine will not be.”
Then Jesus said to him,
“Amen, I say to you, 
this very night before the cock crows twice
you will deny me three times.”
But he vehemently replied, 
“Even though I should have to die with you,
I will not deny you.”
And they all spoke similarly.

Then they came to a place named Gethsemane,
and he said to his disciples,
“Sit here while I pray.”
He took with him Peter, James, and John, 
and began to be troubled and distressed.
Then he said to them, “My soul is sorrowful even to death.
Remain here and keep watch.”
He advanced a little and fell to the ground and prayed
that if it were possible the hour might pass by him; 
he said, “Abba, Father, all things are possible to you.
Take this cup away from me,
but not what I will but what you will.”
When he returned he found them asleep.
He said to Peter, “Simon, are you asleep?
Could you not keep watch for one hour?
Watch and pray that you may not undergo the test.
The spirit is willing but the flesh is weak.”
Withdrawing again, he prayed, saying the same thing.
Then he returned once more and found them asleep, 
for they could not keep their eyes open 
and did not know what to answer him.
He returned a third time and said to them, 
“Are you still sleeping and taking your rest?
It is enough. The hour has come.
Behold, the Son of Man is to be handed over to sinners.
Get up, let us go.
See, my betrayer is at hand.”

Then, while he was still speaking,
Judas, one of the Twelve, arrived, 
accompanied by a crowd with swords and clubs 
who had come from the chief priests,
the scribes, and the elders.
His betrayer had arranged a signal with them, saying, 
“The man I shall kiss is the one; 
arrest him and lead him away securely.”
He came and immediately went over to him and said,
“Rabbi.” And he kissed him.
At this they laid hands on him and arrested him.
One of the bystanders drew his sword,
struck the high priest’s servant, and cut off his ear.
Jesus said to them in reply,
“Have you come out as against a robber, 
with swords and clubs, to seize me?
Day after day I was with you teaching in the temple area, 
yet you did not arrest me; 
but that the Scriptures may be fulfilled.”
And they all left him and fled.
Now a young man followed him
wearing nothing but a linen cloth about his body.
They seized him,
but he left the cloth behind and ran off naked.

They led Jesus away to the high priest,
and all the chief priests and the elders and the scribes came together.
Peter followed him at a distance into the high priest’s courtyard 
and was seated with the guards, warming himself at the fire.
The chief priests and the entire Sanhedrin
kept trying to obtain testimony against Jesus 
in order to put him to death, but they found none.
Many gave false witness against him,
but their testimony did not agree.
Some took the stand and testified falsely against him,
 alleging, “We heard him say,
I will destroy this temple made with hands
and within three days I will build another
not made with hands.”
Even so their testimony did not agree.
The high priest rose before the assembly and questioned Jesus,
saying, “Have you no answer?
What are these men testifying against you?”
But he was silent and answered nothing.
Again the high priest asked him and said to him, 
“Are you the Christ, the son of the Blessed One?”
Then Jesus answered, “I am;
and you will see the Son of Man
seated at the right hand of the Power
and coming with the clouds of heaven.”
At that the high priest tore his garments and said,
“What further need have we of witnesses?
You have heard the blasphemy.
What do you think?”
They all condemned him as deserving to die.
Some began to spit on him.
They blindfolded him and struck him and said to him, “Prophesy!”
And the guards greeted him with blows.

While Peter was below in the courtyard,
one of the high priest’s maids came along.
Seeing Peter warming himself,
she looked intently at him and said,
“You too were with the Nazarene, Jesus.”
But he denied it saying,
“I neither know nor understand what you are talking about.”
So he went out into the outer court.
Then the cock crowed.
The maid saw him and began again to say to the bystanders,
“This man is one of them.”
Once again he denied it.
A little later the bystanders said to Peter once more,
“Surely you are one of them; for you too are a Galilean.”
He began to curse and to swear, 
“I do not know this man about whom you are talking.”
And immediately a cock crowed a second time.
Then Peter remembered the word that Jesus had said to him,
“Before the cock crows twice you will deny me three times.”
He broke down and wept.

As soon as morning came, 
the chief priests with the elders and the scribes, 
that is, the whole Sanhedrin held a council.
They bound Jesus, led him away, and handed him over to Pilate.
Pilate questioned him,
“Are you the king of the Jews?”
He said to him in reply, “You say so.”
The chief priests accused him of many things.
Again Pilate questioned him,
“Have you no answer?
See how many things they accuse you of.”
Jesus gave him no further answer, so that Pilate was amazed.

Now on the occasion of the feast he used to release to them
one prisoner whom they requested.
A man called Barabbas was then in prison 
along with the rebels who had committed murder in a rebellion.
The crowd came forward and began to ask him
to do for them as he was accustomed.
Pilate answered, 
“Do you want me to release to you the king of the Jews?”
For he knew that it was out of envy 
that the chief priests had handed him over.
But the chief priests stirred up the crowd 
to have him release Barabbas for them instead.
Pilate again said to them in reply,
“Then what do you want me to do 
with the man you call the king of the Jews?”
They shouted again, “Crucify him.”
Pilate said to them, “Why? What evil has he done?”
They only shouted the louder, “Crucify him.”
So Pilate, wishing to satisfy the crowd,
released Barabbas to them and, after he had Jesus scourged,
handed him over to be crucified.

The soldiers led him away inside the palace, 
that is, the praetorium, and assembled the whole cohort.
They clothed him in purple and, 
weaving a crown of thorns, placed it on him.
They began to salute him with, “Hail, King of the Jews!” 
and kept striking his head with a reed and spitting upon him.
They knelt before him in homage.
And when they had mocked him,
they stripped him of the purple cloak,
dressed him in his own clothes,
and led him out to crucify him.

They pressed into service a passer-by, Simon,
a Cyrenian, who was coming in from the country,
the father of Alexander and Rufus,
to carry his cross.

They brought him to the place of Golgotha
— which is translated Place of the Skull —,
They gave him wine drugged with myrrh,
but he did not take it.
Then they crucified him and divided his garments 
by casting lots for them to see what each should take.
It was nine o’clock in the morning when they crucified him.
The inscription of the charge against him read,
“The King of the Jews.”
With him they crucified two revolutionaries, 
one on his right and one on his left.
Those passing by reviled him,
shaking their heads and saying,
“Aha! You who would destroy the temple
and rebuild it in three days,
save yourself by coming down from the cross.”
Likewise the chief priests, with the scribes, 
mocked him among themselves and said, 
“He saved others; he cannot save himself.
Let the Christ, the King of Israel,
come down now from the cross
that we may see and believe.”
Those who were crucified with him also kept abusing him.

At noon darkness came over the whole land
until three in the afternoon.
And at three o’clock Jesus cried out in a loud voice, 
Eloi, Eloi, lema sabachthani?
which is translated,
“My God, my God, why have you forsaken me?”
Some of the bystanders who heard it said, 
“Look, he is calling Elijah.”
One of them ran, soaked a sponge with wine, put it on a reed 
and gave it to him to drink saying, 
“Wait, let us see if Elijah comes to take him down.”
Jesus gave a loud cry and breathed his last.

Here all kneel and pause for a short time.

The veil of the sanctuary was torn in two from top to bottom.
When the centurion who stood facing him
saw how he breathed his last he said, 
“Truly this man was the Son of God!”
There were also women looking on from a distance.
Among them were Mary Magdalene, 
Mary the mother of the younger James and of Joses, and Salome.
These women had followed him when he was in Galilee
and ministered to him.
There were also many other women
who had come up with him to Jerusalem.

When it was already evening,
since it was the day of preparation,
the day before the sabbath, Joseph of Arimathea,
a distinguished member of the council,
who was himself awaiting the kingdom of God,
came and courageously went to Pilate
and asked for the body of Jesus.
Pilate was amazed that he was already dead.
He summoned the centurion
and asked him if Jesus had already died.
And when he learned of it from the centurion, 
he gave the body to Joseph.
Having bought a linen cloth, he took him down,
wrapped him in the linen cloth,
and laid him in a tomb that had been hewn out of the rock.
Then he rolled a stone against the entrance to the tomb.
Mary Magdalene and Mary the mother of Joses
watched where he was laid.

 

Ban Mục Vụ Phụng Tự

Lm. Đan Vinh

 

19/3: Thánh Giuse Bạn Trăm Năm Đức Maria -

TIN MỪNG: Mt 1,16.18-21.24a. 

“Giu-se đã thực hiện như lời Thiên Thần Chúa truyền.”

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo Thánh Mát-thêu:

Gia-cóp sinh Giu-se là bạn của Ma-ri-a, mẹ của Chúa Giê-su gọi là Ðức Ki-tô. Chúa Kitô giáng sinh trong hoàn cảnh sau đây: Mẹ Người là Ma-ri-a đính hôn với Giu-se, trước khi về chung sống với nhau, đã thụ thai bởi phép Chúa Thánh Thần. Giu-se bạn của bà là người công chính, không muốn tố cáo bà, nên định tâm lìa bỏ bà cách kín đáo. Nhưng đang khi định tâm như vậy, thì Thiên thần hiện đến cùng ông trong giấc mơ và bảo: “Hỡi Giu-se con vua Ða-vít, đừng ngại nhận Ma-ri-a về nhà làm bạn mình, vì Ma-ri-a mang thai là bởi phép Chúa Thánh Thần; bà sẽ sinh hạ một con trai mà ông đặt tên là Giê-su: vì chính Người sẽ cứu dân mình khỏi tội”. Khi tỉnh dậy, Giu-se đã thực hiện như lời Thiên thần Chúa truyền.

Đó là Lời Chúa.

 

I. SUY NIỆM:

Trong Phúc Âm, Thánh Giuse được giới thiệu là “người công chính” gắn liền với đời sống âm thầm. Không một lời nào của ngài được ghi nhận. Nhưng giữa những biến cố bên cạnh Chúa Giêsu và Mẹ Maria, thánh Giuse lại xuất hiện trong một diện mạo khác, vừa năng động mau mắn vừa xác quyết tin yêu. Nếu đức tin là một sự lên đường liên tục thì thông qua những đáp ứng lên đường mau mắn của Giuse trong những lần được mộng báo, ta có thể gọi ngài là “con người của niềm tin”.

 

1. Lên đường ra khỏi ý riêng để tìm theo thánh ý:

Cũng như bao người ngoan đạo thời bấy giờ, thánh Giuse thể hiện niềm tin tôn giáo qua việc tuân hành lề luật được ban hành dưới thời Môsê. Luật là kim chỉ nam đời sống, luật cao trọng hơn cả bạc vàng, luật quý giá hơn những lời tinh hoa, luật nên như ánh sáng soi đường công chính. Sự công chính của một người được đánh giá xếp hạng tuỳ vào sự tuân giữ lề luật này. Luật lệ với những quy định rạch ròi, càng tuân thủ khít khao bao nhiêu, càng được đánh giá ở mức độ cao trên đàng công chính bấy nhiêu. Nhưng bước vào chương trình của Thiên Chúa, Giuse được mời gọi phải lên đường ra khỏi ý riêng vốn được luật lệ khuôn định để đến với thánh ý Chúa, đón nhận và tuân hành.

Giấc mộng báo thứ nhất đã nói lên tất cả. Nếu theo luật lệ, Giuse vốn là người công chính, chẳng những không được đón Maria đang mang thai lạ về nhà, mà còn phải nhân danh sự công chính để tố giác Maria trước cộng đồng nữa. Nhưng theo thánh ý thể hiện qua lời sứ thần trong mộng báo, Giuse đã đón nhận Maria trọn vẹn trong tình yêu, để trở nên công chính bằng cách ra khỏi lựa chọn theo tiêu chuẩn của thói quen luật lệ mà gắn bó với lời gọi đầy mạo hiểm của Thiên Chúa. Ý Chúa thật đáng ngại, làm đảo lộn tất cả khuôn sáo ngày trước để mở ra nẻo lối yêu thương. Giuse đã sẵn lòng từ bỏ sự công chính theo tiêu chuẩn của luật lệ để bước theo sự công chính theo chuẩn mực của tình yêu. Chính đây là việc lên đường đầu tiên của niềm tin.

 

2. Lên đường ra khỏi sự yên ả để lao đầu vào sóng gió:

Đón nhận Maria về chung sống, tưởng rằng từ nay đời có Chúa êm trôi êm trôi, Chúa dắt dìu đi không ngơi không ngơi, nào ngờ tình yêu tuyệt vời chưa kịp thấy, Giuse đã gặp đường đi đơn côi và vất vả chừng như gia tăng gấp bội. Nào là phải lên đường trở về nguyên quán Belem đăng ký hộ khẩu khi Maria đang ở những ngày cuối thai kỳ, nào là phải gạt lệ chịu để Chúa Giêsu được sinh ra trong hang đá nơi trú ẩn của bò lừa, và đỉnh cao là giấc mộng báo thứ hai: “Hãy đem trẻ Giêsu và mẹ Người trốn sang Ai Cập”. Quả là trách nhiệm một thân với đôi vai gánh gồng. Niềm tin là như thế đó, không phải là chọn lấy cuộc sống yên ả êm đềm, mà ngược lại luôn bị đẩy đưa ra giữa biển khơi sóng gió để chèo chống mà lớn lên trong lòng tin cậy mến.

Tin chính là một gặp gỡ cá vị với Thiên Chúa để sống gắn bó bền lòng bất kể những thử luyện để mà lớn lên, những khổ đau để mà minh chứng, những cùng cực để mà thêm tín thác cậy trông.

Thánh Giuse đã trải qua những biến cố thăng trầm ấy để trở nên tượng đài của lòng tin kiên cường. “Ai muốn theo Ta, hãy bỏ mình, vác thập giá hằng ngày mà đi theo”. Chúa Giêsu đã ra tiêu chuẩn như vậy. Kitô hữu, thuộc về Chúa Kitô và cũng bước đi theo Người, theo gương thánh Giuse và trong tinh thần Mùa Chay giữa lòng Năm Đức Tin, ta cũng sẵn sàng đón nhận thập giá bổn phận của bậc sống để vác lấy hằng ngày qua việc to việc nhỏ, được nhiều người biết đến hay chỉ trong âm thầm, mà bước đi theo Chúa bền bỉ trong cuộc đời mình.

 

3. Lên đường ra khỏi vòng hạn hẹp để sống chan hòa:

Nếu giấc mộng thứ ba báo tin bạo chúa Hêrôđê băng hà là tin buồn cho người thuộc phe cánh ông thì lại là tin vui cho gia đình thánh: chấm dứt nỗi lo canh cánh bao ngày canh giữ và bảo toàn sinh mạng cho Đấng Cứu Thế, đồng thời cũng chấm dứt cảnh tha hương trốn chạy. Giấc mộng hồi hương tưởng xa biền biệt giờ đây đã đến. Quê hương vấn vương ngày nào giờ đây đã thân thương tỏ hiện. Nhưng trong chính cảm xúc rất đỗi tự nhiên ấy, thánh Giuse lại được thúc đẩy để không xuôi về Giuđêa miền nam mà ngược lên sinh sống tại Galilêa miền bắc để Chúa Giêsu sau này được người ta nhìn nhận như người Nazarét. Quả là tình tiết nhiệm mầu. Nếu Giuse trở lại miền nam co cụm bên ít gia đình quen biết kẻ mất người còn thì có lẽ mối quan hệ sẽ không tránh khỏi bị hạn chế, đàng này ngài đi xa hơn, mạo hiểm hơn, nhưng cũng đầy tính tiên liệu để trẻ Giêsu sau này lớn lên sẽ có môi trường rộng rãi hơn để thi thố ơn gọi đời mình. Đây không chỉ là việc tính toán mang mầu xã hội mà còn là thể hiện một sứ mạng tôn giáo. Niềm tin không dừng lại trong vòng tròn hạn hẹp địa lý tình thân sở thích, nhưng nhất thiết phải mở ra cho hết mọi người trong sự chan hoà lan toả.

Đành rằng tin là gặp gỡ gắn bó với Chúa, nhưng tin cũng lại là cánh cửa mở ra cho tình hiệp thông liên đới với mọi người đồng thời, cả về mặt Giáo Hội cũng như xã hội. Quả như một định luật dễ thương: ai càng gắn bó với Chúa, lại càng nhanh chóng được Chúa gửi đến với anh chị em chung quanh, để dấn thân lên đường phục vụ.

Tóm lại, chia sẻ về thánh Giuse như “con người của lòng tin” biết lên đường ra khỏi ý mình để tuân hành ý Chúa, ra khỏi sự yên ổn để dấn bước xông pha và ra khỏi vòng cục bộ để sống chan hoà, mong rằng đã trao đến cộng đoàn một chân dung khác của thánh Giuse, đầy nhiệt huyết, nhiều năng động và giầu tính Tin Mừng. Xin cho chúng ta đang sống trong Năm Đức Tin gặp được nơi thánh Giuse hình mẫu sống động để vững bước theo Chúa giữa cuộc sống hôm nay, vốn đầy dẫy thử thách cám dỗ khó khăn của nếp sống cá nhân, gia đình, xóm đạo, giáo xứ, giáo phận. Nếu thánh Giuse đã vượt lên tất cả để khẳng định niềm tin, xin nhờ lời chuyển cầu của Ngài, cho mọi tín hữu hôm nay không chỉ bằng lòng tuyên xưng mà còn nỗ lực làm chứng cho đức tin nữa.

Mùa Chay cũng là mùa hồng ân, mùa cứu rỗi, mùa tìm về với tình thương của Thiên Chúa, xin cho gia đình giáo phận chúng ta theo gương thánh Giuse biết tìm hiểu và quyết tuân theo thánh ý, dẫu biết rằng sống theo thánh ý cũng chính là phải bước đi trên đường thánh giá, bởi lẽ ý Chúa thường ngược lại với ý riêng con người.

Chúc mừng những người mang bổn mạng Giuse và xin nhờ lời chuyển cầu của Ngài cho mọi người biết sống niềm tin mật thiết đầy đủ hơn và tươi tắn hạnh phúc hơn, đồng thời cũng biết chan hoà cưu mang những người khác, cách riêng những anh chị em cùng khốn chung quanh mình trong sứ vụ truyền giáo của Hội Thánh. “Hôm nay ngày lễ quan thầy, Giuse thánh Cả tràn đầy ơn thiêng. Dâng câu hát, ngọt lời kinh, khang an hạnh phúc, nguyện xin chúc mừng”.

 

II. CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, vì công nghiệp và lời chuyển cầu của thánh cả Giuse, xin Chúa luôn gìn giữ Giáo Hội được bình an và thoát khỏi mọi gian nguy trần gian. Xin Chúa luôn nâng đỡ và bảo vệ những tâm hồn sống đời thánh hiến, xin cho họ biết nhìn lên mẫu gương khiêm tốn và trung thành của thánh Giuse để trọn niềm dấn thân trong niềm tín thác, quảng đại phụng sự Chúa và cứu rỗi các linh hồn. Xin Chúa luôn bảo vệ và gìn giữ họ giữa thế giới tục hoá này. Lạy thánh cả Giuse là Đấng bảo vệ Giáo Hội và những tâm hồn dâng hiến xin cầu cho chúng con. Amen.

 

GOSPEL (Mt 1:16,18-21,24a):

Jacob was the father of Joseph, the husband of Mary.
Of her was born Jesus who is called the Christ.

Now this is how the birth of Jesus Christ came about.
When his mother Mary was betrothed to Joseph,
but before they lived together,
she was found with child through the Holy Spirit.
Joseph her husband, since he was a righteous man,
yet unwilling to expose her to shame,
decided to divorce her quietly.
Such was his intention when, behold,
the angel of the Lord appeared to him in a dream and said,
“Joseph, son of David,
do not be afraid to take Mary your wife into your home.
For it is through the Holy Spirit
that this child has been conceived in her.
She will bear a son and you are to name him Jesus,
because he will save his people from their sins.”
When Joseph awoke,
he did as the angel of the Lord had commanded him
and took his wife into his home.

The Gospel of the Lord

 

ĐGM Giuse Vũ Duy Thống

Lm. Petrus Tá Đương, OP

 

Chúa Nhật V Mùa Chay - Năm B -

TIN MỪNG: Ga 12,20-33.

“Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác.”

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo Thánh Gio-an:

Khi ấy trong số những người lên Giê-ru-sa-lem thờ phượng Thiên Chúa, có mấy người Hy-lạp, họ đến gặp ông Phi-líp-phê, người Bết-xai-đa miền Ga-li-lê, và xin rằng: “Thưa ông, chúng tôi muốn được gặp ông Giê-su. Ông Phi-líp-phê đi nói với ông An-rê. Ông An-rê cùng với ông Phi-líp-phê đến thưa với Đức Giê-su. Đức Giê-su trả lời: “Đã đến Giờ Con Người được vôn vinh! Thật, Thầy bảo thật anh em: Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình. Còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác. Ai yêu quí mạng sống mình ở đời này thì sẽ mất. Còn ai coi thường mạng sống mình ở đời này, thì sẽ giữ lại được cho sự sống đời đời. Ai phục vụ Thầy thì hãy theo Thầy. Và Thầy ở đâu, kẻ phục vụ Thầy cũng sẽ ở đó. Ai phục vụ Thầy, Cha của Thầy sẽ quí trọng người ấy. Bây giờ, tâm hồn Thầy xao xuyến! Thầy biết nói gì đây? Lạy Cha, xin cứu con khỏi giờ này. Nhưng chính vì giờ này mà con đã đến. Lạy Cha, xin tôn vinh Danh Cha. Bấy giờ có tiếng từ trời vọng xuống: “Ta đã tôn vinh Danh Ta, Ta sẽ còn tôn vinh nữa!”. Dân chúng đứng ở đó nghe vậy liền nói: “Đó là tiếng sấm!”. Người khác lại bảo: “Tiếng một thiên thần nói với ông ta đấy!” Đức Giê-su đáp: “Tiếng ấy đã vọng xuống không phải vì tôi, mà vì các người. Giờ đây đang diễn ra cuộc phán xét thế gian này. Giờ đây thủ lãnh thế gian này sắp bị tống ra ngoài! Phần tôi, một khi được giương cao lên khỏi mặt đất, tôi sẽ kéo mọi người lên với tôi”. Đức Giê-su nói thế để ám chỉ Người sẽ phải chết cách nào.

Đó là Lời Chúa.

 

I. GỢI Ý & SUY NIỆM:

Việc dân Do Thái suy tôn khi đón rước Đức Giê-su vào thành Giê-ru-sa-lem và việc dân ngoại đến xin gặp mặt là dấu hiệu tiên báo đã đến “Giờ” Đức Giê-su được tôn vinh. Được tộn vinh nghĩa là được vào trong vinh quang qua khổ nạn thập giá, giống như hạt lúa chỉ phát sinh được nhiều hạt lúa khác sau khi trải qua một quá trình tự hủy trong ruồng đất. Đức Giê-su qua cuộc Khổ Nạn và Phục Sinh, để ban ơn cứu độ cho loài người, và đến ngày tận thế Người sẽ đến lần thứ hai để phán xét và tiêu trừ ma quỷ cùng những kẻ theo chúng vào hỏa ngục đời đời.

 

A. GỢI Ý:

1. Ta sẽ tha thứ tội ác cho chúng và không nhớ đến lỗi lầm của chúng nữa”. Vì yêu dân Israel, Thiên Chúa đã thiết lập giao ước với họ, nhưng dân lại không chung thủy với tình yêu đó khi không tuân giữ Giao ước. Cũng vì yêu, Thiên Chúa quên đi lỗi lầm của dân để thiết lập Giao ước mới. Thiên Chúa cũng đã thiết lập với mỗi người chúng ta một Giao ước tình yêu khi chúng ta chịu Phép rửa. Vậy chúng ta sống Giao ước với Thiên Chúa như thế nào trong đời sống của chúng ta? Giao ước tình yêu này có thực sự khắc sâu vào trong tâm hồn của chúng ta giúp chúng ta xác tín rằng chúng ta là những người đã thuộc về Chúa chứ không thuộc về thế gian, bằng việc sống và làm chứng cho tình yêu của Thiên Chúa qua lối sống Tin mừng?

2. Dầu là Con Thiên Chúa, Người đã phải trải qua nhiều đau khổ mới học được thế nào là vâng phục”. Chúng ta có biết rằng sống vâng phục thiên ý không phải là một điều dễ, nên chúng ta phải học hỏi gương của Đức Giêsu sao cho có một ý chí kiên vững và sự nỗ lực mãnh liệt với ơn Chúa giúp, để vượt qua ý riêng, sẵn sàng đón nhận các biến cố vui buồn xảy ra trong cuộc sống thường ngày hay không ?

3. Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác”. Hình ảnh này giúp người Kitô hữu cảm nhận được ý nghĩa cứu độ của cuộc khổ nạn và chịu chết mà Đức Giêsu đã trải qua: chết để được sống lại và trao ban sự sống muôn đời cho mỗi người chúng ta. Chúng ta có ý thức rằng chết là lúc “sinh thì”, sự chết là cửa dẫn vào sự sống muôn đời, như các thánh đã cảm nhận “chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời” (thánh Phanxicô Assisi)? Chúng ta có dám cùng đau khổ và cùng chết với Đức Giêsu Kitô để được cùng sống muôn đời và được tôn vinh với Người? Ngoài ra, chúng ta có nhận ra rằng để đem lại sự sống đời đời cho người khác, chúng ta cũng phải chấp nhận tình trạng “hạt lúa gieo vào lòng đất phải chết đi” hay không?

4. Trong Sứ điệp Mùa Chay năm 2021, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắc lại giáo huấn của Thông điệp Fratelli Tutti“Chỉ có cái nhìn được tình bác ái biến đổi mới có thể giúp chúng ta nhận ra phẩm giá của người khác, và từ đó người nghèo được nhìn nhận, phẩm giá, bản sắc và văn hóa của họ được tôn trọng và do đó được thực sự hòa nhập vào xã hội”(Fratelli Tutti, 187). Con Thiên Chúa đã hạ mình trong thân phận phàm nhân để cứu chuộc và phục hồi phẩm giá làm con cái Thiên Chúa cho con người. Chúng ta có ý thức mình được mời gọi đi theo con đường tình yêu của Đức Giêsu, biết quên mình và sống cho người khác, vì “ai yêu mạng sống mình thì sẽ mất” còn ai “quên mình là lúc gặp lại bản thân” (thánh Phanxicô Assisi)?

 

B. SUY NIỆM:

1. Sự hy sinh tự hủy của hạt lúa:

Hôm ấy, một bác nông dân đã mang thóc giống đi gieo trên ruộng của mình. Đang khi gieo thì trời bỗng nổi cơn giông. Nhiều hạt giống gieo đã rơi xuống ruộng, nhưng cũng có những hạt bị cơn gió mạnh thổi bay lên mặt đường. Các hạt giống nằm trên đường cảm thấy mình thật diễm phúc khi nằm ở nơi khô ráo, đang khi bao hạt giống khác bị ngụp lặn dưới lớp bùn đen nhão trong ruộng. Các hạt giống trên đường liền nói với các hạt nằm dưới bùn đen như sau: “Các bạn thật đáng thương! Trong lúc chúng tớ được nằm ở nơi khô ráo sạch sẽ, thì các bạn lại phải ngụp lặn dưới lớp bùn đen nhơ bẩn!”

Hạt lúa vừa dứt lời thì bỗng bị một bàn chân người giẫm đạp khiến nó gãy thành ba đoạn. Sau đó, nó lại bị một chiếc xe cán qua nát thành bột trên đường và một cơn gió ào tới thổi bay tứ tán. Những hạt lúa còn nằm lại đã trở thành mồi ngon cho lũ chim chóc và bầy chuột gặm nhấm!

Đang khi đó, từ những hạt lúa tưởng chừng bất hạnh kia, chỉ ít ngày sau đã ngoi lên thành những chồi non đầy sức sống và trở nên những cây lúa cứng cáp. Cây lúa lớn dần và không đầy ba tháng sau đã trổ sinh bông lúa với hàng trăm hạt lúa khoe mình dưới ánh nắng mặt trời, và được vinh dự trở nên lương thực nuôi sống loài người. Từ một hạt lúa đơn độc ban đầu, cuối cùng nó đã biến thành trăm hạt lúa mới sau một quá trình biến đổi âm thầm!

Tin Mừng Gio-an hôm nay diễn tả hạt lúa bị mục nát trước khi biến thành cây lúa mang lại mùa gặt bội thu như sau: “Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình. Còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác. Ai yêu quí mạng sống mình ở đời này thì sẽ mất. Còn ai coi thường mạng sống mình ở đời này, thì sẽ giữ lại được cho sự sống đời đời” (Ga 12,24-25).

 

2. Đường hy sinh tự hủy của Đức Giê-su:

Đức Giê-su đã trỗi dậy từ trong cõi chết và mở ra con đường cứu độ cho loài người chúng ta là “Qua đau khổ vào trong vinh quang”.

Tông đồ Phao-lô đã diễn tả mầu nhiệm tự hủy của Đức Giê-su qua ba giai đoạn sau:

+ Mầu nhiệm Nhập Thể: “Đức Giê-su Ki-tô, vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế” (Pl 2,6-7). Người như hạt lúa phải được gieo vào lòng đất.

+ Mầu nhiệm Tử Nạn: Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự” (Pl 2,8). Đức Giê-su chấp nhận chịu chết đau thương trên cây thập giá như hạt lúa phải chịu mục nát đi.

+ Mầu nhiệm Phục Sinh: “Chính vì thế, Thiên Chúa đã siêu tôn Người, và tặng ban danh hiệu, trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu. Như vậy, khi vừa nghe danh thánh Giê-su, cả trên trời dưới đất, và trong nơi âm phủ, muôn vật phải bái quỳ, và để tôn vinh Thiên Chúa Cha, mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng: Đức Giê-su Ki-tô là Chúa” (Pl 2,9-11). Đức Giê-su đã từ cõi chết trỗi dậy tương tự như hạt giống gieo vào lòng đất phải bị mục nát trước khi trở thành cây lúa và đến mùa trổ sinh nhiều bông hạt khác.

Tin Mừng Mát-thêu đã trình bày quá trình hy sinh tự hủy của Đức Giê-su như sau: “Người phải đi Giê-ru-sa-lem, phải chịu nhiều đau khổ do các kỳ mục, các thượng tế và kinh sư gây ra, rồi bị giết chết, và ngày thứ ba sẽ sống lại” (Mt 16,21).

 

3. Đường hy sinh tự hủy của các môn đệ Đức Giê-su:

Đức Giê-su đã mời gọi các môn đệ đi theo con đường thập giá hy sinh của Người: “Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo” (Mt 16,24). Nhóm 12 Tông đồ sau khi nhận được Thánh Thần đã chấp nhận con đường tự hủy của Đức Giê-su như tông đồ Phao-lô đã chia sẻ với các kỳ mục ở Ê-phê-sô như sau: “Giờ đây, bị Thần Khí trói buộc, tôi về Giê-ru-sa-lem, mà không biết những gì sẽ xảy ra cho tôi ở đó, trừ ra điều này, là tôi đến thành nào, thì Thánh Thần cũng khuyến cáo tôi rằng: xiềng xích và gian truân đang chờ đợi tôi” (Cv 20,22-23).

Sau các Tông đồ, đến lượt các tín hữu cũng chọn đi con đường hy sinh tự hủy là chấp nhận chịu chết vì danh Chúa, nhờ đó Hội Thánh mới có điều kiện để phát triển như lời Téc-tu-li-a-nô đã tiên báo: “Máu các vị tử đạo là hạt giống trổ sinh các tín hữu”.

 

4. Đường hy sinh tự hủy của các tín hữu hôm nay:

Trong Mùa Chay này, chúng ta hãy đi theo đường “Qua đau khổ vào vinh quang” là quyết tâm loại trừ các thói hư bằng việc thực tập các nhân đức đối lập như kinh “Cải tội bảy mối có bảy đức” đã dạy: Mỗi ngày chúng ta hãy quyết tâm làm ít nhất một việc hy sinh tự hủy như sau:

- Để loại trừ thói ích kỷ lười biếng, chúng ta sẽ chu toàn việc xếp gọn quần áo đồ dùng của mình và vệ sinh nhà cửa mỗi ngày. Hãy cho tha nhân một nụ cười thân thiện, một cái bắt tay thân ái, cho người ăn xin một số tiền cứu đói…

- Để làm chủ thói xấu vô cảm, chúng ta quyết tâm sẽ bênh vực những người thân cô thế cô thay cho thái độ im lặng mần ngơ.

- Để loại trừ thói kiêu ngạo tự mãn, chúng ta sẽ nói lời động viên khen ngợi tha nhân cách thành thật.

- Để loại trừ thói ganh ghét đố kỵ, chúng ta sẽ bào chữa lỗi lầm thay vì phê phán chỉ trích người vắng mặt.

- Để loại trừ thói quan liêu cửa quyền, chúng ta sẽ mỉm cười thân thiện và chào hỏi trước người mới gặp. Tránh to tiếng la mắng nạt nộ người dưới.

- Để “thêm bạn bớt thù”, chúng ta sẽ mở rộng vòng tay kết thân với tha nhân. Mỗi gia đình công giáo sẽ quan tâm cầu nguyện và đến thăm chào hỏi làm quen với một gia đình mới dọn đến khu xóm để thi hành sứ vụ loan báo Tin Mừng.

 

II. CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa Giê-su, khi đóng đinh Chúa trên cây thập giá, bọn đầu mục Do Thái tưởng mình đã hoàn toàn chiến thắng Chúa. Nhưng Giờ Tử Nạn đối với Chúa không phải là sự thất bại, nhưng là Giờ được Chúa Cha tôn vinh. Cũng như hạt lúa có chết đi mới sinh được nhiều bông hạt mới, thì nhờ cái chết thập giá, Chúa đã được Chúa Cha tôn vinh cho sống lại và đặt làm Chúa tể muôn loài. Rồi Hội Thánh về sau cũng noi gương Chúa chấp nhận bị Đế quốc Rô-ma bách hại, và cuối cùng đã được tôn vinh, khi chinh phục cả Đế quốc Rô-ma tin Chúa và gia nhập vào Hội Thánh.

Trong những ngày Mùa Chay này, xin đổ ơn Thánh Thần giúp chúng con vui lòng đón nhận những đau khổ gặp phải trong cuộc sống, với niềm tin yêu hy vọng. Xin cho chúng con ý thức rằng: thập giá là con đường hy sinh tự hủy mà Chúa đã chọn để vâng theo thánh ý Chúa Cha. Nhờ đó chúng con sẽ ngày nên hoàn thiện và hy vọng sau này sẽ được Chúa Cha tôn vinh trên Nước Trời. Amen.

 

GOSPEL (Jn 12:20-33):

Some Greeks who had come to worship at the Passover Feast
came to Philip, who was from Bethsaida in Galilee, 
and asked him, “Sir, we would like to see Jesus.”
Philip went and told Andrew; 
then Andrew and Philip went and told Jesus.
Jesus answered them, 
“The hour has come for the Son of Man to be glorified.
Amen, amen, I say to you, 
unless a grain of wheat falls to the ground and dies, 
it remains just a grain of wheat; 
but if it dies, it produces much fruit.
Whoever loves his life loses it,
and whoever hates his life in this world
will preserve it for eternal life.
Whoever serves me must follow me, 
and where I am, there also will my servant be.
The Father will honor whoever serves me.

“I am troubled now.  Yet what should I say?
Father, save me from this hour?
But it was for this purpose that I came to this hour.
Father, glorify your name.”
Then a voice came from heaven, 
“I have glorified it and will glorify it again.”
The crowd there heard it and said it was thunder; 
but others said, “An angel has spoken to him.”
Jesus answered and said, 
“This voice did not come for my sake but for yours.
Now is the time of judgment on this world; 
now the ruler of this world will be driven out.
And when I am lifted up from the earth, 
I will draw everyone to myself.”
He said this indicating the kind of death he would die.

The Gospel of the Lord

 

Ban Mục Vụ Phụng Tự

Lm. Đan Vinh

 

Chúa Nhật IV Mùa Chay - Năm B -

TIN MỪNG: Ga 3,14-21.

“Thiên Chúa sai Con của Người đến để thế gian nhờ Con của Người mà được cứu độ.”

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo Thánh Gio-an:

Khi ấy Đức Giê-su nói với ông Ni-cô-đê-mô rằng: Như ông Mô-sê đã giương cao con rắn trong sa mạc, Con Người cũng sẽ phải được giương cao như vậy, để ai tin vào Người thì được sống muôn đời. Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời. Quả vậy, Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian nhờ Con của Người mà được cứu độ. Ai tin vào Con của Người thì không bị lên án; Nhưng kẻ không tin, thì bị lên án rồi, vì đã không tin vào Danh của Con Một Thiên Chúa. Và đây là bản án: Ánh sáng đã đến thế gian, nhưng người ta đã chuộng bóng tối hơn ánh sáng, vì các việc họ làm đều xấu xa. Quả thật, ai làm điều ác thì ghét ánh sáng và không đến cùng ánh sáng, để các việc họ làm khỏi bị chê trách. Nhưng kẻ sống theo sự thật, thì đến cùng ánh sáng, để thiên hạ thấy rõ: các việc của người ấy đã được thực hiện trong Thiên Chúa.

Đó là Lời Chúa.

 

I. GỢI Ý & SUY NIỆM:

Khi nói chuyện với ông Ni-cô-đê-mô, Đức Giê-su đã mặc khải về tình thương cứu độ của Thiên Chúa như sau: Để cứu chuộc thế gian đang sống trong bóng tối sự chết, Thiên Chúa đã sai Con Một giáng trần làm Đấng Thiên Sai. Nhờ chấp nhận cái chết đau thương trên thập giá để đền tội thay và giao hòa loài người với Thiên Chúa.

Từ đây, những ai muốn được ơn cứu độ phải có mấy điều kiện sau: Một là phải được tái sinh bởi Nước và Thánh Thần. Hai là phải tin Đức Giê-su, Đấng đã chịu chết trên thập giá để đền tội thay, mà con rắn đồng thời Xuất Hành là hình bóng. Ba là phải vác thập giá mình hằng ngày mà đi theo Người.

 

A. GỢI Ý:

1. Thiên Chúa đã luôn sai sứ giả đến với họ, vì Người thương xót dân Người và đền thờ của Người,... sau hết, cơn thịnh nộ của Chúa đã đổ lên dân NgườiThiên Chúa tìm mọi cách để cứu chúng ta. Ngay cả khi dùng đau khổ hoạn nạn để cảnh tỉnh chúng ta, thì Người đánh phạt rồi lại xót thương, với mục đích giúp chúng ta nhận biết tội lỗi mình, ăn năn trở về với Chúa để được cứu. Chúa không muốn ai trong chúng ta hư mất, nhưng muốn mọi người được sống đời đời. Có khi nào tôi luôn kêu trách Chúa mà không than trách bản thân vì tội lỗi của mình?

2. Bởi ân sủng Chúa, anh em được cứu rỗi nhờ đức tin. Chúng ta được cứu độ là nhờ ân sủng vô biên của Thiên Chúa, và chúng ta đáp lại bằng đức tin của chúng ta vào Đức Giêsu Kitô. Để đáp lại ân sủng nhưng không của Chúa, chúng ta phải thể hiện đức tin đó ra bằng hành động bác ái, như Thánh Phaolô nói: “đức tin hành động bằng đức ái” (Gl 5,6) và thánh Giacôbê nhấn mạnh: “Đức tin không có hành động thì quả là đức tin chết” (Gc 2,17). 

Trong Sứ Điệp Mùa Chay 2021, ĐGH Phanxicô nhắc chúng ta: “Tình yêu vui mừng khi thấy người khác lớn lên. Vì vậy nó đau khổ khi người khác đau khổ, cô đơn, bệnh tật, vô gia cư, bị khinh thường hoặc thiếu thốn. Tình yêu là bước nhảy vọt của con tim, đưa chúng ta ra khỏi chính mình và tạo nên mối liên kết chia sẻ và hiệp thông.” Ngài cũng nói thêm: “Sống Mùa Chay với tình yêu nghĩa là quan tâm tới những người đau khổ hay cảm thấy bị bỏ rơi và sợ hãi vì đại dịch Covid-19. Trong bối cảnh tương lai vô cùng bất ổn, hãy ghi nhớ lời Chúa nói với tôi tớ Người: “Đừng sợ, vì Ta đã chuộc ngươi về” (Is 43,1) để với tình bác ái, chúng ta biết trao tặng những lời nói làm vững dạ an lòng và giúp người khác nhận ra rằng Thiên Chúa yêu thương họ như những người con.” 

Tôi có để cho tinh thần bác ái đổi mới cách nhìn để tôi có thể nhận ra phẩm giá, nét đặc trưng của từng anh chị em và tôn trọng họ, cũng như góp phần chung tay giúp đỡ người đau khổ, cô đơn, bệnh tật, vô gia cư, bị khinh thường hoặc thiếu thốn?

3. “Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một mình, để tất cả những ai tin Con Ngài thì không phải hư mất, nhưng được sống đời đời”. Thiên Chúa yêu và tìm mọi cách để cứu con người, miễn sao con người tin vào Con Một Chúa. Sứ Điệp Mùa Chay 2021 viết: “Trong suốt mùa sám hối này, chúng ta hãy làm mới lại đức tin của chúng ta, kín múc “nước hằng sống” của niềm hy vọng, và mở lòng đón nhận tình yêu Chúa là Đấng đã làm cho chúng ta trở nên anh chị em trong Chúa Kitô,” và “Đức tin mời gọi chúng ta chấp nhận sự thật và làm chứng cho sự thật trước Thiên Chúa và trước toàn thể anh chị em mình.” Tôi có sẵn sàng làm chứng rằng Chúa yêu tôi và tôi tin vào Chúa qua cách hành xử của mình trong lối sống hằng ngày?

 

B. SUY NIỆM:

1. Thiên Chúa yêu thế gian đã sai Con Một cứu độ:

Từ lâu, hình ảnh một con rắn cuộn tròn quanh một cây gậy đã được ngành y dược thế giới chọn làm biểu tượng của khoa chữa bệnh cho con người. Hình ảnh ấy xem ra cũng giống như con rắn bằng đồng thời Mô-sê, được treo trên cây cột để chữa lành những ai bị rắn cắn khỏi bị chết. Tuy nhiên chỉ có Đức Giê-su thời Tân Ước, đã chịu chết treo trên thập giá, mới thật là linh dược chữa lành mọi bệnh hoạn thể xác và linh hồn của chúng ta.

Nói chuyện với ông Ni-cô-đê-mô, Đức Giê-su đã mặc khải về tình thương cứu độ của Thiên Chúa như sau: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3,16).

 

2. Sám hối tội lỗi là điều kiện để được ơn Chúa cứu độ:

Những ai muốn được hưởng ơn cứu độ của Chúa Giê-su cần có đủ mấy điều kiện sau:

- Một là phải khiêm tốn nhận mình là tội nhân để hồi tâm sám hối và chịu phép rửa tội để được ơn tái sinh làm con Thiên Chúa bởi nước và Thánh Thần.

- Hai là phải tin Chúa Giê-su, Đấng đã chịu chết trên thập giá đền tội thay cho loài người, mà con rắn đồng thời Xuất Hành là hình bóng về cái chết của Người.

- Ba là phải “bỏ mình, vác thập giá mình hằng ngày để đi con đường hẹp và leo dốc của Người”.

Lòng tin yêu và sám hối của người trộm lành cùng chịu đóng đinh với Đức Giê-su chính là gương mẫu cho sự hồi tâm sám hối của mỗi tín hữu chúng ta hôm nay.

 

3. Phải đi theo con đường thập giá của Chúa Giê-su:

Khi bị mắc bệnh nan y, nếu muốn khỏi bệnh, bệnh nhân phải đi khám bệnh để tìm ra nguyên nhân và uống thuốc theo toa bác sĩ để điều trị bệnh. Bệnh nhân chỉ được khỏi bệnh nếu tin vào thầy thuốc và uống thuốc theo đúng liều lượng được chỉ dẫn. Rồi còn phải nghe lời bác sĩ để tránh các nguyên nhân gây bệnh về sau.

Cũng vậy, khi phạm tội mà muốn khỏi bị chết, tội nhân cần tin nhận Đức Giê-su, đi theo con đường “qua đau khổ vào vinh quang” của Người, năng nhìn lên Chúa đã bị chết treo trên thập giá để xin Người tha tội như anh trộm lành (x. Lc 23,40-43). Chắc chắn chúng ta cũng sẽ nhận được ơn tha tội và được vào hưởng hạnh phúc Thiên Đàng đời sau như Đức Giê-su đã hứa ban cho anh trộm lành có lòng ăn năn sám hối: “Tôi bảo thật anh, hôm nay anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng” (Lc 23,43).

 

4. Làm gì để loại trừ được thói hư và nhận được ơn tha tội?

Mùa chay mời gọi chúng ta nhìn lại để biết mình đang sống trong ánh sáng hay bóng tối sự chết? Chúng ta hãy đến bệnh viện của Chúa Giê-su là Hội Thánh để kiểm tra sức khỏe tâm hồn, để được Chúa chữa lành bệnh tật và tập các nhân đức đối lập với các thói hư như kinh Cải Tội Bảy Mối có Bảy Đức đã dạy.

Một tác giả vô danh đã kể về cuộc kiểm tra sức khỏe tâm linh của ông ta nơi bệnh viện của Chúa Giê-su mà nhờ đó ông đã được Chúa chữa lành như sau:

- Đầu tiên khi đo huyết áp cho tôi, bác sĩ Giê-su cho biết tôi bị bệnh thiếu máu Đức Tin và Đức Ái. Và khi cặp độ, nhiệt kế báo hiệu tôi bị sốt Ích Kỷ tới 40 độ C cần cấp thời được điều trị.

- Ðiện tâm đồ chỉ ra rằng trái tim của tôi thiếu những rung động Tình Thương, tôi bị chứng huyết áp cao do mạch máu tắc nghẽn do lớp cholesterol Ganh Ghét và có nguy cơ đột quỵ bất cứ lúc nào.

- Tới khoa xương khớp, tôi đã tìm ra nguyên nhân tại sao chân tay của tôi thường bị đau nhức và đi đứng khó khăn, là do Mỡ Tự Mãn trong máu lên khá cao và chất đạm Axit Uric do ăn uống thiếu điều độ cũng tăng gấp đôi mức an toàn, nên bị cục Gút ở mắt cá chân, rất khó đi lại bình thường. Cũng vì thế mà tôi không thể “Đi Bước Trước” mỉm cười bắt tay thân thiện với người mới gặp hay khó lòng làm hòa với bà mẹ chồng khó tính thường la rầy và phê phán tôi với mấy người hàng xóm.

- Chứng cận thị Tham Lam làm mờ mắt khiến tôi đánh giá tha nhân qua sự vật bề ngoài như nhà cửa, xe cộ, quần áo… thay vì nhìn vào bản chất và động cơ ẩn giấu trong tâm hồn họ.

- Do quen nghe những tiếng ồn ào của quán nhạc Ka-ra-ô-kê nên một bên tai tôi đã bị Ðiếc Nặng, không còn nghe được hoặc không còn muốn nghe những lời tâm sự của những người bất hạnh.

- Tôi đã được bác sĩ Giê-su tận tình khám bệnh miễn phí với Lòng Thương Xót. Người đã cho tôi một toa thuốc gồm hai loại đặc trị là Lời Chúa và Thánh Thể, đồng thời khuyên tôi thực hành vật lý trị liệu là Thao Luyện Tâm Linh và thực hành Bác Ái đi thăm viếng tha nhân.

Tôi quyết tâm trong Mùa Chay này sẽ chữa bệnh theo toa thuốc của Chúa như sau:

- Mỗi sáng khi vừa thức dậy, tôi sẽ dùng ngay một ly nước Tạ Ơn Chúa. Trong bữa sáng, tôi uống thêm một thìa Nụ Cười Thân Thiện và Chào Hỏi người tôi gặp gỡ.

- Ở cơ quan làm việc, lợi dụng các giờ nghỉ giữa giờ, tôi làm các động tác vật lý trị liệu là Nghĩ Đến Người Khác và Đáp Ứng Nhu Cầu của họ. Trong bữa trưa, tôi không quên uống thêm viên thuốc Nhẫn Nại Chịu Đựng. Buổi tối về nhà, tôi sẽ dành thời gian vận động tay chân bằng cách giúp người thân làm các việc nhà để biểu lộ Tình Thương Cụ Thể. Rồi trước khi đi ngủ, tôi uống thêm thuốc Sám Hối Tạ Ơn Chúa và Cậy Trông Phó Thác vào Chúa quan phòng.

 

II. CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa Giê-su, Chúa đã yêu thương chúng con đến cùng, nên đã ban Lời Chúa và dạy chúng con phải ăn ở thế nào để nên con thảo của Chúa Cha, và nên anh chị em của mọi người. Chúa cũng ban bí tích Thánh Thể làm lương thực nuôi dưỡng đức tin trong cuộc hành trình về Nhà Cha trên trời. Chúa còn ban chính mạng sống mình, chịu chết trên thập giá để đền tội thay cho chúng con. Mỗi lần lỡ sa ngã phạm tội, xin cho chúng con biết tin thác vào tình thương của Chúa và nhìn lên Thánh giá, để xin ơn tha thứ. Trong những ngày Mùa Chay này, xin Chúa giúp chúng con năng suy niệm chặng đàng Thánh giá, chăm chỉ đến nhà thờ suy ngắm mười lăm sự thương khó, tham dự các buổi tĩnh tâm Mùa Chay để cảm nghiệm được tình Chúa yêu thương và quyết tâm chừa cải các thói hư. Nhờ đó, hy vọng chúng con sẽ được biến đổi nên người mới, thành con yêu của Chúa Cha, nên môn đệ thực sự của Chúa và nhiệt tình làm việc tông đồ để xứng đáng được ơn cứu độ. Amen.

 

GOSPEL (Jn 3:14-21):

Jesus said to Nicodemus:
“Just as Moses lifted up the serpent in the desert, 
so must the Son of Man be lifted up, 
so that everyone who believes in him may have eternal life.”

For God so loved the world that he gave his only Son, 
so that everyone who believes in him might not perish 
but might have eternal life.
For God did not send his Son into the world to condemn the world, 
but that the world might be saved through him.
Whoever believes in him will not be condemned, 
but whoever does not believe has already been condemned, 
because he has not believed in the name of the only Son of God.
And this is the verdict,
that the light came into the world, 
but people preferred darkness to light,
because their works were evil.
For everyone who does wicked things hates the light
and does not come toward the light, 
so that his works might not be exposed.
But whoever lives the truth comes to the light, 
so that his works may be clearly seen as done in God.

The Gospel of the Lord

 

Ban Mục Vụ Phụng Tự

Lm. Đan Vinh

 

Chúa Nhật III Mùa Chay - Năm B -

TIN MỪNG: Ga 2,13-25. 

“Các ông cứ phá hủy Đền Thờ này đi, nội ba ngày, tôi sẽ xây dựng lại.”

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo Thánh Gio-an:

Gần đến lễ Vượt Qua của người Do Thái, Đức Giê-su lên thành Giê-ru-sa-lem, Người thấy trong Đền Thờ có những kẻ bán chiên, bò, bồ câu, và những người đang ngồi đổi tiền. Người liền lấy dây làm roi mà xua đuổi tất cả bọn họ cùng với chiên bò ra khỏi Đền Thờ. Còn tiền của những người đổi bạc, Người đổ tung ra, và lật nhào bàn ghế của họ. Người nói với những kẻ bán bồ câu: “Đem tất cả những thứ này ra khỏi đây, đừng biến nhà Cha Tôi thành nơi buôn bán”. Các môn đệ của Người nhớ lại lời đã chép trong Kinh Thánh: “Vì nhiệt tâm lo việc nhà Chúa, mà tôi đây sẽ phải thiệt thân”. Người Do Thái hỏi Đức Giê-su: “Ông lấy dấu lạ nào chứng tỏ cho chúng tôi thấy là ông có quyền làm như thế?” Đức Giê-su đáp: “Các ông cứ phá hủy Đền Thờ này đi, nội ba ngày, tôi sẽ xây dựng lại”. Người Do Thái nói: “Đền Thờ này phải mất bốn mươi sáu năm mới xây xong, thế mà nội trong ba ngày ông xây lại được sao?” Nhưng Đền Thờ Đức Giê-su muốn nói ở đây là chính thân thể Người. Vậy, khi Người từ cõi chết trỗi dậy, các môn đệ nhớ lại Người đã nói điều đó. Họ tin vào Kinh Thánh và lời Đức Giê-su đã nói. Trong lúc Đức Giê-su ở Giê-ru-sa-lem vào dịp lễ Vượt Qua, có nhiều kẻ tin vào danh Người bởi đã chứng kiến các dấu lạ Người làm. Nhưng chính Đức Giê-su không tin họ, vì Người biết họ hết thảy và không cần ai làm chứng về con người. Quả thật, chính Người biết có gì trong lòng con người.

Đó là Lời Chúa.

 

I. GỢI Ý & SUY NIỆM:

Với lòng nhiệt thành yêu mến Thiên Chúa, Đức Giê-su không thể chấp nhận được cảnh bát nháo diễn ra nơi Đền Thờ của Chúa Cha. Người đã biểu lộ uy quyền của Con Thiên Chúa bằng việc dùng roi xua đuổi bọn con buôn cùng với tiền bạc, chiên bò, chim câu của họ... ra khỏi Đền Thờ. Người tẩy uế Đền Thờ của Chúa Cha và khẳng định rằng: Từ nay việc thờ phượng đẹp lòng Thiên Chúa sẽ phải được cử hành trong Đền Thờ Mới là thân xác Phục Sinh của Người và trong lòng các tín hữu, thay sự thờ phượng tạm thời trong Đền Thờ Giê-ru-sa-lem bằng gỗ đá.

 

A. GỢI Ý:

1. Nền tảng của việc tuân giữ luật Môsê, khởi đi từ biến cố dân Israel được chính Thiên Chúa giải thoát khỏi ách nô lệ Ai cập; để rồi qua giao ước Sinai, dân Israel được trở nên con cái của Thiên Chúa. Do vậy, việc tuân giữ luật Môsê chính là cơ hội giúp cho dân Israel ý thức tư cách là dân riêng và sống tư cách dân riêng ấy trong tương quan với Thiên Chúa là Chúa của họ. Cũng thế, việc tuân giữ luật Chúa của người Kitô hữu cũng sẽ giúp cho họ ý thức tư cách là con và sống tư cách là con ấy trong tương quan với Thiên Chúa là Cha.

2. Việc Đức Giêsu chịu đóng đinh chính là phương thế khôn ngoan nhất mà Thiên Chúa đã dùng để cứu độ loài người. Mỗi Kitô hữu cũng được mời gọi thông phần mình vào biến cố Đức Giêsu chịu đóng đinh để cứu độ anh chị em của mình (Cl 1,24). Vui lòng chấp nhận những hy sinh, những lao nhọc, những nỗi vất vả hay đau khổ trong cuộc sống hằng ngày chính là phương thế giúp mỗi Kitô hữu thực hiện lời mời gọi ấy.

3. Chúa Giêsu chấp nhận ‘cuộc thanh tẩy đền thờ’ là cái chết nơi chính thân thể Người để kiến tạo một đền thờ mới qua biến cố phục sinh. Bốn mươi ngày mùa chay cũng chính là thời gian mỗi tín hữu được mời gọi để thực hiện một cuộc thanh tẩy toàn diện khỏi mọi thói hư tật xấu để trở nên đền thờ mới trong biến cố phục sinh với Đức Kitô.

 

B. SUY NIỆM:

1. Đức Giê-su thanh tẩy đền thờ Giê-ru-sa-lem:

“Cứ mỗi dịp gần Tết kéo dài đến tháng ba (âm lịch) hằng năm, cổng chùa lại léo xéo cảnh đổi tiền lẻ vào lễ chùa. Những tờ tiền 200, 500 đồng được đổi thành từng cục như viên gạch mộc, cứ “10 ăn 8 hoặc 10 ăn 7”. Tức 100.000 đồng tiền chẵn thì đổi được 70.000 hoặc 80.000 đồng loại chuyên dùng để “sắp lễ” (200, 500 đồng). Không biết bao nhiêu triệu đồng tiền “bé” được quay vòng cả năm không chán: người đi lễ đổi tiền, tiền ấy được ném vào xó xỉnh, cài vào chân tay, nách, đùi của các pho tượng đẹp nổi tiếng của quốc gia; rồi nhà chùa xách túi hoặc rổ rá đi gom tiền ấy lại đem ra đổi ngoài cổng chùa. Và vòng quay lại bắt đầu.

Đó là trích từ một bài viết trong Tuổi Trẻ Online diễn tả về tệ nạn xảy ra thường xuyên tại nhiều ngôi chùa Việt Nam thời gian gần đây, và đã bị dư luận lên án gay gắt. Câu chuyện người ta dùng tiền lẻ làm ô uế đình chùa Việt Nam cũng tương tự như câu chuyện dân Do thái làm ô uế Đền Thờ Giê-ru-sa-lem, khiến Đức Giê-su phải ra tay thanh tẩy như trong Tin Mừng Gio-an sau đây ghi lại: “Người thấy trong Đền Thờ có những kẻ bán chiên, bò, bồ câu, và những người đang ngồi đổi tiền. Người liền lấy dây làm roi mà xua đuổi tất cả bọn họ cùng với chiên bò ra khỏi Đền Thờ. Còn tiền của những người đổi bạc, Người đổ tung ra, và lật nhào bàn ghế của họ. Người nói với những kẻ bán bồ câu: “Đem tất cả những thứ này ra khỏi đây, đừng biến nhà Cha Tôi thành nơi buôn bán” (Ga 2,14-16).

Hành động xua đuổi bọn con buôn ra khỏi Đền Thờ của Đức Giê-su cho thấy: Việc lạm dụng Đền Thờ để tìm tư lợi là làm mất đi sự trang nghiêm của nơi thờ phượng và làm ô uế Đền Thờ,… Đó là một trọng tội cần phải được cấp thời chấn chỉnh. Đức Giê-su đòi người ta trả lại chức năng thực sự của Đền thờ khi nói: “Đừng biến nhà Cha Tôi thành nơi buôn bán” (Ga 2,16b). Qua hành động này, Đức Giê-su cũng gián tiếp bác bỏ lối thờ phượng Thiên Chúa hình thức bề ngoài, đúng như ngôn sứ I-sai-a đã tuyên sấm lời Đức Chúa quở trách dân Do thái xưa: “Dân này tôn kính Ta bằng môi bằng miệng, còn lòng chúng thì lại xa Ta” (Mc 76b; Is 29,13).

 

2. Cần tuân giữ lề luật thế nào?

Một người Do-thái nọ muốn sống thánh thiện nên đến xin ý kiến của một vị Rabbi. Vị Rabbi hỏi:

– Từ trước tới nay anh sống thế nào?

– Rất tốt, thưa ngài.

– Anh nói “rất tốt” nghĩa là sao?

– Nghĩa là tôi không vi phạm giới luật nào cả. Tôi không kêu tên Chúa vô cớ, tôi không tục hóa ngày sabát, tôi không bất kính với cha mẹ, tôi không giết người, tôi không bất trung với vợ tôi, tôi không trộm cắp, tôi không làm chứng dối, tôi không tham muốn của cải và vợ người khác.

Vị Rabbi nói:

– Tôi hiểu. Anh đã không vi phạm giới luật nào cả.

– Đúng vậy, thưa ngài.

Nhưng vị Rabbi hỏi tiếp:

– Nhưng anh có tuân giữ các giới luật không?

– Ngài hỏi vậy nghĩa là sao ạ?

– Nghĩa là: anh có tôn kính thánh Danh Chúa không? Anh có thánh hóa ngày sabát không? Anh có hiếu kính cha mẹ không? Anh có tôn trọng và bảo vệ mạng sống của người khác không? Anh có biểu lộ tình yêu đối với vợ con bằng lời nói hay hành động không? Anh có chia sẻ của cải cho người nghèo không? Anh đã bảo vệ danh dự và tiếng tốt cho người bị hại chưa? Anh có hay giúp đỡ người khác không?

Người Do-thái ra đi và suy nghĩ miên man. Từ trước tới nay anh chỉ nhìn các giới luật theo khía cạnh tiêu cực nên mọi cố gắng của anh chỉ là làm sao khỏi vi phạm luật. Nhưng hôm nay vị Rabbi vừa chỉ cho anh một cách nhìn mới hẳn: không chỉ cố tránh vi phạm Luật, mà còn phải làm những việc tốt Luật dạy.

Kitô hữu ngày nay cũng cần lưu ý:

– Chúng ta tuân giữ lề luật không phải vì sợ Chúa phạt, mà vì lòng yêu mến Chúa.

– Chúng ta giữ luật không phải để được Chúa yêu, mà giữ luật để đáp lại tình Chúa đã yêu thương ta.

 

3. Hãy tôn trọng thân xác là đền thờ của Chúa Thánh Thần:

Để trả lời những kẻ chất vấn lấy quyền nào để ra tay xua đuổi bọn con buôn ra khỏi Đền Thờ, Đức Giê-su đã trả lời như sau: “Các ông cứ phá hủy Đền thờ này đi, nội ba ngày Tôi sẽ xây dựng lại” (Ga 2,19). Qua đó, Đức Giê-su ám chỉ Người chính là Đấng Thiên Sai và thân thể của Người giống như Đền Thờ, sẽ bị tàn phá do người đời, nhưng đến ngày thứ ba Người sẽ từ cõi chết trỗi dậy.

Ngoài ra thân xác mỗi người chúng ta cũng là Đền Thờ của Thiên Chúa như thánh Phao-lô dạy: “Nào anh em chẳng biết rằng anh em là Đền Thờ của Thiên Chúa và Thánh Thần Thiên Chúa ngự trong anh em sao? (I Cor 3,16.19). Do đó, chúng ta phải tôn trọng Đền Thờ của Chúa Ba Ngôi là thân xác chúng ta như lời Chúa Giê-su: “Ai yêu mến Thầy và tuân giữ lời Thầy, thì Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy và Chúng Ta (tức Ba Ngôi Thiên Chúa) sẽ đến ngự trong người ấy” (Ga 14, 23).

 

4. Hình phạt dành cho những kẻ làm ô uế đền thờ:

Những ai làm cho Đền Thờ thân xác mình và Đền Thờ là anh em khác ra ô uế thì Đức Giê-su rất đau lòng như Người đã lên án những kẻ xúi giục người ta phạm tội: “Khốn cho kẻ làm cớ cho người ta vấp ngã. Thà buộc cối đá lớn vào cổ nó và xô xuống biển, còn lợi cho nó hơn là để nó làm cớ cho một trong những kẻ bé nhỏ này vấp ngã” (Lc 17,1b-2). Thánh Phao-lô cũng quả quyết về hình phạt dành cho những kẻ này: “Ai phá hủy Đền Thờ Thiên Chúa, thì Thiên Chúa sẽ hủy diệt kẻ ấy. Vì Đền Thờ Thiên Chúa là nơi thánh, và Đền Thờ ấy chính là anh em” (I Cr 3,17).

Ngày nay Đức Giê-su cũng muốn các nhà thờ phải thật sự là nơi thờ phượng Thiên Chúa trong “Thần khí và sự thật” (x Ga 4,24). Người muốn nhà thờ là nơi để con người gặp gỡ Thiên Chúa. Tuy nhiên, nhìn vào các nhà thờ hiện nay, chúng ta thấy nhiều khi nhà thờ đã trở thành một nơi sinh hoạt vui chơi văn nghệ như múa lân, múa hát, diễn kịch xã hội vào các dịp Lễ Tết ngay trên gian cung thánh, làm mất đi bầu khí trang nghiêm lẽ ra phải có. Nên biết rằng: Khi ra giảng đạo, Đức Giê-su muốn môn đệ hãy cầu nguyện trong thinh lặng, và chính Người ngay từ sáng sớm đã vào nơi hoang vắng để cầu nguyện kết hiệp với Chúa Cha (x Mc 1,35).

 

5. Thanh tẩy đền thờ thân xác và tâm hồn thế nào?

Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay ghi nhận việc Đức Giê-su thanh tẩy đền thờ Giê-ru-sa-lem. Người cũng muốn chúng ta tiếp tục công việc của Người là giữ gìn thân xác ta là đền thờ thiêng liêng của Chúa Thánh Thần. Chúng ta cần luôn thanh tẩy tâm hồn và thân xác xứng đáng được Chúa ngự trị.

- Hãy kính trọng thân xác của mình và của tha nhân.

- Hãy tu sửa các đền thờ thân xác chúng ta và tha nhân đang bị xuống cấp, bị xúc phạm.

- Hãy sửa chữa đền thờ là thân xác ta đang bị bệnh tật, đói khát và mang thương tích.

- Cần thanh tẩy tâm hồn chúng ta khỏi tội thờ thần tài khi coi trọng tiền bạc hơn Thiên Chúa.

- Cần thanh tẩy tâm hồn chúng ta khỏi các đam mê dục vọng đang làm ô uế đền thờ tâm hồn chúng ta.

- Cần thanh tẩy tâm hồn chúng ta khỏi thói gian tham và cư xử bất công với người dưới.

- Cần thanh tẩy tâm hồn chúng ta khỏi các thói hư, đặc biệt thói kiêu căng ganh ghét và tự ái cao.

Trong những ngày Mùa Chay này, mỗi tín hữu hãy năng tự kiểm điểm để tìm ra những điều làm cho đền Thờ tâm hồn mình ra ô uế, rồi quyết tâm tu sửa. Chúa Giê-su đã cho biết nguyên nhân làm cho người ta ra ô uế là từ trong tâm hồn: “Vì tự lòng phát xuất những ý định gian tà, những tội giết người, ngoại tình, tà dâm, trộm cắp, làm chứng gian và vu khống. Đó mới là những cái làm cho con người ra ô uế” (Mt 15,19-20). Trong Mùa Chay này, chúng ta cần tập luyện các nhân đức đối lập với thói hư. Cụ thể cần tập hai nhân đức quan trọng này là hiền lành và khiêm nhường để nên giống Đức Giê-su như Người đã dạy: “ Hãy học với Tôi, vì Tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường” (Mt 11,29).

 

II. CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa Giê-su, xin làm cho cánh cửa nhà thờ đủ rộng để có thể đón tiếp mọi người cần đến tình thương của đồng loại. Nhưng cũng đủ hẹp để ngăn chặn các thói xấu như kiêu căng, ganh tị, bất hòa. Xin làm cho ngưỡng cửa các nhà thờ đủ phẳng để những bước chân của trẻ thơ và những người lầm đường lạc lối đi qua đây khỏi bị vấp ngã. Xin làm cho các nhà thờ trở thành nhà cầu nguyện và thành cổng dẫn đưa chúng con vào Nước Chúa. (Viết theo Flor McCarthy)

Lạy Chúa Giê-su, tình yêu của con. Nếu Hội thánh được ví như một thân thể gồm nhiều chi thể khác nhau, thì hẳn Hội thánh không thể thiếu một chi thể cần thiết nhất và cao quý nhất. Đó là trái tim, một trái tim bừng cháy tình yêu. Chính tình yêu làm cho Hội thánh hoạt động. Nếu trái tim Hội thánh vắng bóng tình yêu, thì các tông đồ sẽ ngừng rao giảng, các vị tử đạo sẽ chẳng chịu đổ máu mình. Lạy Chúa Giê-su, cuối cùng con đã tìm thấy ơn gọi của con chính là tình yêu. Con đã tìm thấy chỗ đứng của con trong Hội thánh: nơi trái tim Hội thánh, con sẽ là tình yêu, và như thế con sẽ là tất cả. Vì tình yêu bao trùm mọi ơn gọi trong Hội thánh. Lạy Chúa, với chỗ đứng Chúa ban cho con, mọi ước mơ của con sẽ được thực hiện.” (Theo lời cầu của thánh nữ Têrêsa)

 

GOSPEL (Jn 2:13-25):

Since the Passover of the Jews was near,
Jesus went up to Jerusalem.
He found in the temple area those who sold oxen, sheep, and doves, 
as well as the money changers seated there.
He made a whip out of cords
and drove them all out of the temple area, with the sheep and oxen, 
and spilled the coins of the money changers
and overturned their tables, 
and to those who sold doves he said,
“Take these out of here, 
and stop making my Father’s house a marketplace.”
His disciples recalled the words of Scripture, 
Zeal for your house will consume me.
At this the Jews answered and said to him,
“What sign can you show us for doing this?”
Jesus answered and said to them, 
“Destroy this temple and in three days I will raise it up.”
The Jews said, 
“This temple has been under construction for forty-six years, 
and you will raise it up in three days?”
But he was speaking about the temple of his body.
Therefore, when he was raised from the dead, 
his disciples remembered that he had said this, 
and they came to believe the Scripture 
and the word Jesus had spoken.

While he was in Jerusalem for the feast of Passover, 
many began to believe in his name 
when they saw the signs he was doing.
But Jesus would not trust himself to them because he knew them all, 
and did not need anyone to testify about human nature.
He himself understood it well.

The Gospel of the Lord

 

Ban Mục Vụ Phụng Tự

Lm. Đan Vinh

Chúa Nhật II Mùa Chay - Năm B -

TIN MỪNG: Mc 9,2-10. 

“Đây là Con Ta yêu dấu, hãy vâng nghe lời Người”.

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo Thánh Mác-cô:

Sáu ngày sau, Đức Giê-su đem các ông Phê-rô, Gia-cô-bê và Gio-an đi theo mình. Người đưa các ông đi riêng ra một chỗ, chỉ mình các ông thôi, tới một ngọn núi cao rồi Người biến đổi hình dạng trước mắt các ông. Y phục Người trở nên rực rỡ, trắng tinh, không có thợ nào ở trần gian giặt trắng được như vậy. Và ba môn đệ thấy ông Ê-li-a cùng ông Mô-sê hiện ra đàm đạo với Đức Giê-su. Bấy giờ, ông Phê-rô thưa với Đức Giê-su rằng: “Thưa thầy, chúng con ở đây, thật là hay! Chúng con xin dựng ba cái lều, Thầy một cái, ông Mô-sê một cái, và ông Ê-li-a một cái”. Thực ra, ông không biết phải nói gì, vì các ông kinh hoàng. Và có một đám mây bao phủ các ông. Và từ đám mây, có tiếng phán rằng: “Đây là Con Ta yêu dấu, hãy vâng nghe lời Người”. Các ông chợt nhìn quanh thì không thấy ai nữa, chỉ còn Đức Giê-su với các ông mà thôi. Ở trên núi xuống, Đức Giê-su truyền cho các ông không được kể lại cho ai nghe những điều vừa thấy, trừ khi Người đã từ cõi chết sống lại. Các ông tuân lệnh đó, những vẫn bàn hỏi nhau xem câu “Từ cõi chết sống lại” nghĩa là gì?

Đó là Lời Chúa.

 

I. GỢI Ý & SUY NIỆM:

Sau khi cho các môn đệ biết về việc Người sắp lên Giê-ru-sa-lem để chịu chết và ngày thứ ba sẽ sống lại, Đức Giê-su muốn củng cố lòng tin của các ông đang bị giao động, bằng cách đưa 3 môn đệ thân tín là Phê-rô, Gia-cô-bê và Gio-an lên núi cao. Tại đây, Người biến hình trước mặt các ông, rồi có lời Chúa Cha xác nhận Người là Con yêu dấu. Có Mô-sê và Ê-li-a hiện ra đàm đạo về cuộc khổ nạn Người sắp trải qua. Như vậy, việc biến hình cho thấy cuộc khổ nạn của Đức Giê-su là do thánh ý của Chúa Cha và cũng nhằm khích lệ tinh thần của các môn đệ, giúp các ông kiên vững lòng tin khi phải chứng kiến cuộc khổ nạn của Người sau này.

 

A. GỢI Ý:

1. Khi dâng đứa con duy nhất cho Thiên Chúa theo lệnh của Người, ông Ápraham hoàn toàn đặt niềm tin tưởng và phó thác cả tương lai dòng tộc trong tay Thiên Chúa. Đáp lại, khởi đi từ đứa con yêu dấu của ông Ápraham, Thiên Chúa ban cho ông một dòng dõi đông đúc như lời Người đã hứa. Sự tín thác hoàn toàn vào Thiên Chúa và vâng theo thánh ý Người, mở ra những cơ hội mới và tương lai vững bền cho con người. Trao cuộc đời mình vào tay Thiên Chúa, người Kitô hữu nắm chắc phần phúc vĩnh cửu.

2. Khi trao ban cho con người đứa Con Một, Đấng chết, sống lại và hằng ở bên hữu Thiên Chúa để chuyển cầu cho con người, Thiên Chúa đã yêu thương mà cho đi tất cả. Được Thiên Chúa yêu thương, bảo vệ và thứ tha, con người không còn lo sợ điều gì. Những ai tín thác vào tình thương của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Giêsu, sẽ tìm được sự an bình và hạnh phúc đích thực.

3. Chúa Giêsu mặc khải cho các môn đệ về thần tính của Người là Con yêu dấu của Chúa Cha, nhưng các ông không thể ở mãi trên núi mà chiêm ngắm, vì con đường vinh quang của Con Thiên Chúa phải trải qua đau khổ và cái chết. Để được chia sẻ vinh quang của Con Thiên Chúa, các môn đệ cũng cần “vâng nghe lời Người” mà bước đi trên con đường yêu thương và hiến dâng. Hiến dâng, nhất là hiến dâng chính chính, đòi hỏi sự hy sinh và cả mất mát, nhưng chính tình thương làm cho mọi mất mát và hy sinh hoá thành niềm vui và phúc lành.

 

B. SUY NIỆM:

1. Biến đổi là quy luật của cuộc sống:

Hãy nhìn chung quanh, chúng ta sẽ thấy mọi sự luôn biến đổi. Thí dụ nhìn một cái cây. Tuy nó vẫn là cái cây đó nhưng bên trong nó có biết bao biến đổi: có những chiếc lá tháng trước đến nay không còn, nhưng lại có nhiều chiếc lá mới mọc ra. Và nhiều chiếc lá hiện nay đến tháng sau sẽ không còn. Nếu cái cây vẫn y như thế từ tháng này sang tháng khác, từ năm này qua năm khác thì đó không còn là một cái cây sống nữa mà chỉ là một cây giả.

Hãy nhìn lên trời, chúng ta cũng thấy quy luật biến đổi ấy: bầu trời hôm qua với bầu trời hôm nay đâu có hoàn toàn giống nhau mặc dù cũng vẫn là một bầu trời.

Hãy nhìn xuống nước. Triết gia Hê-ra-clite đã nói “Không ai tắm hai lần trong một dòng sông”. Tuy vẫn là con sông ấy nhưng nước sông hôm nay không phải là nước sông của ngày hôm qua.

Và nhìn vào bản thân: các nhà khoa học nói rằng các tế bào luôn có thay đổi, cái này chết nhường chỗ cho cái kia sinh ra. Sau 7 năm thì không còn tế bào nào cũ của 7 năm trước nữa. Không biến đổi cũng đồng nghĩa với chết. Đối với cuộc sống thân xác thế nào thì cuộc sống thiêng liêng cũng như thế. Mùa Chay chính là thời gian giúp chúng ta biến đổi nên người mới tốt hơn. Nhờ được ơn biến đổi trong Mùa Chay này, chúng ta hy vọng sẽ được sống lại thật về phần linh hồn trong Mùa Phục Sinh sắp tới.

 

2. Cuộc biến hình của Đức Giê-su:

- Đức Giê-su biến hình trên núi hé lộ cho ba môn đệ thân tín là Phê-rô, Gia-cô-bê và Gio-an thấy vinh quang Thiên Chúa của Người: Từ khuôn mặt đến y phục bên ngoài của Đức Giê-su đều biến đổi nên sáng láng đẹp đẽ khiến ba môn đệ cảm thấy sung sướng ngất ngây khi nhìn thấy. Bấy giờ đang là lễ Lều Trại, ông Phê-rô trong tình trạng nửa mê nửa tỉnh thấy Thầy Giê-su trò chuyện với hai nhân vật nổi tiếng là Mô-sê, đại diện cho Lề Luật và Ê-li-a, đại diện cho Ngôn Sứ, đã xin Thầy cho dựng ba cái lều: Một cho Thầy, một cho ông Mô-sê và một cho ông Ê-li-a. Bấy giờ có tiếng Thiên Chúa phán từ trong đám mây xác nhận Đức Giê-su là “Con Yêu Dấu” và dạy các môn đệ “hãy vâng nghe lời Người” (x. Mc 9,7).

- Vâng lời Đức Giê-su chính là vâng lời Chúa Cha như Người đã nói: “Ai nghe anh em là nghe Thầy; và ai khước từ anh em là khước từ Thầy; mà ai khước từ Thầy là khước từ Ðấng đã sai Thầy” (Lc 10,16). Trong tiệc cưới Ca-na, Đức Ma-ri-a cũng dạy gia nhân: “Người bảo gì các anh cứ việc làm theo” (Ga 2,5).

Cụ thể vâng lời Đức Giê-su nghĩa là chấp nhận bỏ mình, vác thập giá mình hằng ngày mà đi theo Chúa, chấp nhận con đường “Qua đau khổ vào trong vinh quang” như Đức Giê-su đã tiên báo khi đi lên Giê-ru-sa-lem mà tông đồ Phê-rô đã can trách, nên đã bị Người mắng như sau: “Xa-tan. Lui lại đàng sau Thầy! Anh cản lối Thầy, vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người” (Mt 16,23).

Hiểu được giá trị biến đổi của đau khổ thập giá, thánh nữ Bec-na-dét đã cầu nguyện với Chúa Giê-su như sau: “Con không xin Chúa cất khỏi con sự đau khổ, nhưng chỉ xin Chúa đừng bỏ con khi con chịu đau khổ”.

 

3. Trở nên đồng hình dạng với Chúa trong Mùa Chay Thánh:

- Mùa Chay là thời kỳ thuận tiện để được ơn biến đổi nên giống Chúa Giê-su: Mỗi tín hữu chúng ta trong Mùa Chay này hãy năng suy gẫm Lời Chúa để quyết tâm đi theo con đường “qua đau khổ vào trong vinh quang” của Đức Giê-su, nghĩa là sẵn sàng bị thua thiệt, bị mất việc làm, mất địa vị xã hội vì lòng tin yêu Chúa... hy vọng sẽ được phục sinh với Người sau này.

- Thánh Phao-lô cũng dạy các tín hữu về việc đổi mới đời sống nhờ Thần Khí Chúa như sau: “Thật vậy, ai gieo giống nào thì sẽ gặt giống ấy. Ai theo tính xác thịt mà gieo điều xấu, thì sẽ gặt được hậu quả của tính xác thịt là sự hư nát. Còn ai theo Thần Khí mà gieo điều tốt thì sẽ gặt được kết quả của Thần Khí, là sự sống đời đời.” (Gl 6,7-8). “Vì thế anh em phải cởi bỏ con người cũ với nếp sống xưa, là con người phải hư nát vì bị những ham muốn lừa dối. Anh em phải để Thần Khí đổi mới tâm trí anh em, và phải mặc lấy con người mới, là con người đã được sáng tạo theo hình ảnh Thiên Chúa để thật sự sống công chính và thánh thiện” (Ep 4,22-24).

 

4. Hiệu quả của Lời Chúa và sứ vụ loan tin mừng:

- Trong những ngày này, mỗi tín hữu chúng ta hãy dành ít thời gian để xét mình mỗi buổi tối và xin ơn Chúa giúp loại trừ các thói hư như: lười tham dự lễ, bỏ đọc kinh tối gia đình, loại trừ thói tham lam ích kỷ và vô trách nhiệm, tránh nói hành những kẻ vắng mặt, biết nín nhịn kẻ mình không ưa, tránh tìm hưởng lạc thú bất chính… Cũng nhờ việc tham dự các buổi tĩnh tâm Mùa Chay, dọn mình xưng tội, tham dự các buổi học sống Lời Chúa hằng tuần, quyết tâm thi hành các công tác tông đồ bác ái cụ thể kèm theo lời nguyện tắt… chúng ta hy vọng sẽ được Thần Khí Chúa biến đổi nên hiền lành và khiêm nhường giống Chúa Giê-su (x. Mt 11,28-29).

- Noi gương Đức Ma-ri-a sau khi đón nhận Thai Nhi Giê-su, đã mang Người đi thăm bà chị họ Ê-li-sa-bét, làm cho thai nhi Gio-an nhảy mừng trong dạ mẹ. Noi gương An-rê sau khi gặp Đức Giê-su đã gặp Si-mon và dẫn em đến giới thiệu với Đức Giê-su để trở thành tông đồ đi chài lưới các linh hồn. Người tín hữu chúng ta sau khi được ơn Chúa biến đổi cũng sẽ chu toàn được sứ mệnh làm chứng cho Chúa, giới thiệu Chúa cho những người thân như cha mẹ, anh chị em, bạn bè chưa biết Chúa để họ cùng chia sẻ niềm tin yêu Chúa và được hưởng ơn cứu độ với chúng ta.

 

II. CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa Giê-su, mỗi khi con bị những tiếng ồn ào vây hãm, xin cho con biết tìm những phút giây thinh lặng được gần bên Chúa.

- Khi tâm trí con bị căng thẳng phải lo trăm công ngàn việc, xin cho con biết quý chuộng những giờ phút được hiện diện trước nhan thánh Chúa.

- Khi lòng trí con bị giao động và không biết phải làm gì, xin cho con biết tìm đến ngồi dưới chân Chúa để nghe lời Người.

- Khi thân xác con bị lôi cuốn bởi các đam mê dục vọng, xin cho con biết vượt lên cao nhờ biết sử dụng đôi cánh thiên thần là cầu nguyện và chay tịnh.

Lạy Chúa, ước gì tinh thần ăn chay cầu nguyện thấm nhuần vào cuộc đời con. Trong Mùa Chay này xin giúp con biến đổi nên hiền lành và khiêm nhường giống như Chúa khi xưa. Amen.

 

GOSPEL (Mk 9:2-10):

Jesus took Peter, James, and John
and led them up a high mountain apart by themselves.
And he was transfigured before them,
and his clothes became dazzling white,
such as no fuller on earth could bleach them.
Then Elijah appeared to them along with Moses,
and they were conversing with Jesus.
Then Peter said to Jesus in reply,
“Rabbi, it is good that we are here!
Let us make three tents:
one for you, one for Moses, and one for Elijah.”
He hardly knew what to say, they were so terrified.
Then a cloud came, casting a shadow over them;
from the cloud came a voice,
“This is my beloved Son. Listen to him.”
Suddenly, looking around, they no longer saw anyone
but Jesus alone with them.
As they were coming down from the mountain,
he charged them not to relate what they had seen to anyone,
except when the Son of Man had risen from the dead.
So they kept the matter to themselves,
questioning what rising from the dead meant.

The Gospel of the Lord

 

Ban Mục Vụ Phụng Tự

Lm. Đan Vinh

 

Chúa Nhật I Mùa Chay - Năm B -

TIN MỪNG: Mc 1,12-15.

“Chúa chịu Xa-tan cám dỗ và có các thiên sứ hầu hạ Người.”

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo Thánh Mác-cô:

Thần Khí liền đẩy Người vào hoang địa. Người ở trong hoang địa bốn mươi ngày, chịu Xa-tan cám dỗ, sống giữa loài dã thú, và có các thiên sứ hầu hạ Người. Sau khi ông Gio-an bị nộp, Đức Giê-su đến miền Ga-li-lê rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa. Người nói: “Thời kỳ đã mãn, và Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng”.

Đó là Lời Chúa.

 

I. GỢI Ý & SUY NIỆM:

Sau khi được tấn phong làm Đấng Thiên Sai (Mê-si-a), Đức Giê-su đã được Thánh Thần hướng dẫn vào hoang địa ăn chay cầu nguyện và Người đã dùng Lời quyền năng chiến thắng ma quỷ cám dỗ. Rồi khi Gio-an Tẩy Giả bị bắt vào tù, Đức Giê-su bắt đầu thi hành sứ mạng Thiên Sai, bằng việc đi khắp miền Ga-li-lê kêu gọi người ta ăn năn sám hối tội lỗi và tin vào Tin Mừng Nước Thiên Chúa do Người thiết lập.

 

A. GỢI Ý:

1. Từ tình trạng tội lỗi, qua Noê, Thiên Chúa đã cho con người cơ hội bắt đầu trở lại trong tương quan mật thiết với Người bằng giao ước tình yêu. Mùa Chay Thánh, tôi có nhận ra cơ hội Chúa trao để trở về với Chúa, về với tình yêu của Người, và với kế hoạch mà Người dành cho tôi?

2. Từ sức mạnh thanh tẩy siêu nhiên của nước qua phép rửa tội, tôi có tin và cảm nghiệm sức mạnh hoán cải của ơn Chúa trong đời mình?

3. Chiêm ngắm về cơn cám dỗ Chúa Giêsu trong sa mạc, tôi có nhận ra tầm quan trọng và giá trị của những cuộc chiến đấu thiêng liêng trước những thách đố của cuộc sống có thể giúp tôi củng cố niềm tin và hành trình theo Chúa?

 

B. SUY NIỆM:

Tin Mừng hôm nay đã ghi lại lời Đức Giê-su rao giảng: “Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng”. Ăn năn sám hối (Mê-ta-noi-a) nghĩa là “cải thiện đời sống”, “cải tà qui chánh”. Là nhìn nhận những điều xấu xa tội lỗi trong đời sống của mình và quyết tâm trừ khử. Nói cách khác: Sám hối là nhận ra thân phận tội nhân của mình và thực lòng hoán cải, bằng cách làm những việc tốt trái ngược với các thói hư, như kinh “Cải tội bảy mối có bảy đức” đã dạy.

1. Mọi người đều phải chịu ma quỷ cám dỗ:

Đức Giê-su là Đấng Thánh vô tội, nhưng mang thân phận loài người giống như chúng ta, nên Người muốn chịu ma quỷ cám dỗ để qua đó nêu gương chống trả cho chúng ta. Qua việc bị ma quỷ cám dỗ, Chúa muốn dạy chúng ta rằng: Mọi người ai cũng đều phải trải qua các cơn cám dỗ của ma quỷ, và càng thánh thiện người ta lại càng bị cám dỗ nặng hơn để chứng tỏ lòng mến Chúa nhiều hơn. Thánh Grê-gô-ri-ô khi đã bước sang tuổi 90 đã chia sẻ kinh nghiệm như sau: “Ở tuổi này mà tôi vẫn thường xuyên bị ma quỷ cám dỗ giống như lúc tôi đang còn trong tuổi đôi mươi!”

Đức Cha Ti-a-mer Toth cũng nói: “Ma quỉ đã dám đụng đến cả thủ lãnh Giê-su... thì chắc chắn chúng cũng sẽ không buông tha cho các đồ đệ của Người là chúng ta”.

 

2. Khía cạnh tích cực của cơn cám dỗ:

a. “Lửa thử vàng - Gian nan thử đức”:

Sống trên đời, chúng ta không thể tránh được các cơn cám dỗ của ma quỷ. Tuy nhiên cám dỗ cũng có mặt tích cực của nó là giúp củng cố đức tin của chúng ta hầu mang lại lợi ích cho tâm hồn. Cám dỗ giống như phương thế tập luyện giúp chúng ta nên người lính thiện chiến, một lực sĩ mạnh mẽ của Thiên Chúa, có khả năng chiến đấu và chiến thắng ma quỷ cám dỗ.

Ta có thể ví cám dỗ giống như một mũi chích ngừa bệnh để bạch huyết cầu của chúng ta có dịp chiến thắng những vi trùng yếu, tiết ra kháng thể giúp chúng ta miễn dịch và sẽ dễ dàng chiến thắng các vi trùng mạnh hơn về sau.

b. “Ơn Thầy đủ cho con”:

Cần ý thức rằng: Chúa luôn ban đủ ơn để giúp ta chiến thắng ma quỷ cám dỗ, miễn là luôn có Chúa ở trong lòng ta. Thánh nữ Ca-ta-ri-na một hôm bị một cơn cám dỗ rất nặng. Sau đó được Chúa Giê-su hiện ra an ủi. Vừa gặp Chúa, thánh nữ liền hỏi: “Lạy Chúa, khi con bị cám dỗ thì Chúa ở đâu?”. Người trả lời: “Ta ở ngay trong lòng con đó”. Về phần thánh Phao-lô Tông đồ có lần đã xin Chúa cất khỏi cơn cám dỗ của ma quỷ luôn quấy rầy, giống như một cái dằm đâm vào cơ thể làm cho đau đớn. Ngài còn bị một thủ hạ của Xa-tan đến vả mặt rất khó chịu và nhiều lần ngài xin Chúa giúp thoát khỏi nỗi khổ này. Nhưng Chúa đã an ủi Phao-lô như sau: “Ơn của Thầy đã đủ cho con, vì sức mạnh của Thầy được biểu lộ trọn vẹn trong sự yếu đuối”. Về sau Phao-lô còn viết như sau: “Tôi cảm thấy vui sướng khi mình yếu đuối, khi bị sỉ nhục, hoạn nạn, bắt bớ, ngặt nghèo vì Đức Ki-tô. Vì khi tôi yếu, chính là lúc tôi mạnh” (2 Cr 12,9).

c. Về các loại cám dỗ của ma quỷ:

Có nhiều loại cám dỗ nhưng quan trọng nhất là cám dỗ của ma quỷ về lòng tham tiền bạc. Thực vậy, tình cảm gia đình cũng có thể bị đảo lộn vì bị đồng tiền chi phối: Cha mẹ có thể từ bỏ con cái, con cái có thể bỏ rơi cha mẹ; Vợ có thể tố cáo chồng, chồng có thể ruồng rẫy vợ; Anh em bạn bè có thể chém giết nhau vì tranh chấp của cải như một căn nhà, mảnh vườn hay thùng quà người thân gửi về… Thật đúng như người ta thường nói về giá trị của đồng tiền: “Còn tiền còn bạc còn đệ tử - Hết tiền hết gạo hết ông tôi” hoặc như câu tục ngữ: “Ông Tiền, ông Phật, ông Tiên - Ba ông đứng lại, ông Tiền cao hơn”.

 

3. Sống tinh thần mùa chay là bước vào sa mạc của lòng mình:

Dù đang sống cuộc sống đời thường hằng ngày nhưng chúng ta vẫn có thể sống tinh thần Mùa Chay bằng cách:

a. Kiên cường chống trả mọi cơn cám dỗ của ma quỷ, luôn vững tin vào Chúa dù gặp bao thử thách gian nan.

b. Bỏ ý riêng để luôn tìm thánh ý Chúa, sẵn sàng thực thi theo ý Chúa Cha, dù phải chịu đau khổ, bị thiệt thòi, như Đức Giê-su đã cầu nguyện với Chúa Cha: “Lạy Cha, nếu Cha muốn, xin cất chén này xa con. Tuy vậy, xin đừng làm theo ý con, mà làm theo ý Cha.” (Lc 22,42 b).

c. Sẵn sàngchấp nhận những khó khăn, thiếu thốn gặp phải trong cuộc sống: Dù bị đói nghèo nhưng tâm hồn vẫn tự do, không chịu khuất phục làm nô lệ cho của cải vật chất.

d. Giữ tâm hồn luôn bình an nhờ năng cầu nguyện với Chúa Cha: Nhờ đó chúng ta sẽtrở nên “Con yêu dấu” luôn làm vui lòng Cha như Đức Giê-su.

Nếu trong Mùa Chay chúng ta quyết tâm vào sa mạc để thanh luyện bản thân, thì tâm hồn chúng ta sẽ nên vững mạnh; Sẽ có khả năng chống trả các cơn cám dỗ của ma quỷ; Sẽ quyết tâm dấn thân phục vụ Chúa và tha nhân không quản ngại bất cứ khó khăn gian khổ nào; Sẽ tập thành thói quen bỏ ý riêng để vâng theo ý Chúa hầu nên con thảo của Chúa Cha noi gương Đức Giê-su.

 

4. Các phương thế giúp chúng ta chiến thắng ma quỷ cám dỗ:

a. Năng ăn chay và cầu nguyện:

Nhờ ăn chay cầu nguyện suốt bốn mươi đêm ngày, Đức Giê-su đã được tăng sức mạnh để đương đầu và chiến thắng ma quỷ cám dỗ. Hội Thánh dạy chúng ta hãy cầu nguyện và ăn chay để hãm mình đền tội trong Mùa Chay như phương thế hữu hiệu gia tăng nội lực thiêng liêng hầu giúp ta đủ sức chống trả và chiến thắng các cơn cám dỗ của ma quỷ.

b. Năng học sống Lời Chúa:

Lời Chúa như thanh gươm mà hai bên mép đều là lưỡi sắc bén để giúp chúng ta chống lại ma quỷ. Noi gương Đức Giê-su khi bị ma quỷ cám dỗ, đã sử dụng Lời Chúa làm phương thế chống trả và đã chiến thắng ma quỷ. Ba câu Lời Chúa được Đức Giê-su sử dụng như sau: “Đã có lời chép rằng: Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra” (Mt 4,4); “Ngươi chớ thử thách Đức Chúa là Thiên Chúa của Ngươi” (Mt 4,7); “Xa-tan kia, xéo đi! Vì đã có lời chép rằng: Ngươi phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một mình Ngài mà thôi” (Mt 4,10).

c. Thamdự các buổi tĩnh tâm năng lãnh nhận các phép bí tích:

Dự tĩnh tâm để được nghe biết cách chống trả các cơn cám dỗ của ma quỷ. Xét mình xưng tội và dọn mình rước lễ sốt sắng, để luôn có Chúa ở cùng. Cầu xin Chúa giúp trừ khử các thói hư bằng việc quyết tâm tập các nhân đức đối lập theo kinh Cải Tội Bảy Mối đã dạy. Nhờ ơn Chúa giúp và nhờ nỗ lực phấn đấu của bản thân, chắc chắn chúng ta sẽ chiến thắng ma quỷ cám dỗ và sẽ ngày một nên hoàn thiện hơn.

 

II. CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa Giê-su, xin giúp chúng con ý thức rằng: Xưa Chúa đã vào sa mạc để gặp gỡ và sống thân tình với Chúa Cha. Mùa Chay chính là thời kỳ thuận tiện để chúng con vào sa mạc với Chúa. Xin cho chúng con mỗi ngày dành ra ít phút thinh lặng để tâm sự với Chúa Cha, cho chúng con biết lắng nghe lời Chúa dạy trong giờ kinh tối gia đình, và các buổi Tĩnh Tâm Mùa Chay tại nhà thờ. Nhờ Thần Khí Chúa thôi thúc, chúng con quyết tâm thực thi ăn chay hãm mình đền tội trong Mùa Chay này. Xin cho chúng con biết chu toàn các việc bổn phận hằng ngày đối với Chúa và tha nhân, biết chủ động đi bước trước làm hòa với những ai đang bất bình với con... để mỗi ngày con được Thần Khí thanh luyện và được biến đổi nên người mới trong Mùa Phục Sinh sắp tới. Amen.

 

GOSPEL (Mk 1:12-15):

The Spirit drove Jesus out into the desert,
and he remained in the desert for forty days,
tempted by Satan.
He was among wild beasts,
and the angels ministered to him.
After John had been arrested,
Jesus came to Galilee proclaiming the gospel of God:
“This is the time of fulfillment.
The kingdom of God is at hand.
Repent, and believe in the gospel.”

The Gospel of the Lord

 

Ban Mục Vụ Phụng Tự

Lm. Đan Vinh

 

Thứ 4 Lễ Tro - Năm B -

TIN MỪNG: Mt 6,1-6,16-18.

“Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả công cho anh.”

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo Thánh Mát-thêu:

Khi làm việc lành phúc đức, anh em phải coi chừng, chớ có phô trương cho thiên hạ thấy. Bằng không, anh em sẽ chẳng được Cha của anh em, Đấng ngự trên trời ban thưởng. Vậy khi bố thí, đừng có khua chiêng đánh trống, như bọn đạo đức giả thường biểu diễn trong hội đường và ngoài phố xá, cốt để người ta khen. Thầy bảo thật anh em, chúng đã được phần thưởng rồi. Còn anh khi bố thí, đừng cho tay trái biết việc tay phải làm, để việc anh bố thí được kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả công cho anh. Và khi cầu nguyện, anh em đừng làm như bọn đạo đức giả: Chúng thích đứng cầu nguyện trong các hội đường, hoặc ngoài các ngã ba ngã tư cho người ta thấy. Thầy bảo thật anh em: Chúng đã được phần thưởng rồi. Còn anh, khi cầu nguyện, hãy vào phòng đóng cửa lại, và cầu nguyện cùng Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả công cho anh. Còn khi ăn chay, anh em chớ làm bộ rầu rĩ như bọn đạo đức giả: Chúng làm cho ra vẻ thiểu não, để thiên hạ thấy là chúng ăn chay. Thầy bảo thật anh em, chúng đã được phần thưởng rồi. Còn anh, khi ăn chay, nên rửa mặt cho sạch, chải đầu cho thơm, để không ai thấy là anh ăn chay, ngoại trừ Cha của anh, Đấng hiện diện nơi kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả công cho anh.

Đó là Lời Chúa.

 

I. SUY NIỆM:

            Sau khi trình bày về sự công chính mới trong việc tuân giữ các giới răn, Đức Giê-su đề cập tới một nền đạo đức mới là phải làm các việc lành thế nào cho phù hợp với tinh thần mới của Người. Điều cốt yếu khi làm các việc đạo đức là phải khiêm tốn và theo thánh ý Chúa Cha: Tránh làm các việc đạo đức như cầu nguyện để được người ta ca tụng; Tránh khua chiêng đánh trống khi bố thí để tìm tiếng khen nơi người đời; Tránh làm bộ mặt rầu rĩ khi ăn chay để mong được thiên hạ nể phục.

 

1. Yêu thương là cho đi:

Cho nhiều là dấu hiệu yêu nhiều. Thánh Phao-lô đã khuyên các kỳ mục ở Ê-phê-xô như sau: “Và phải nhớ lại lời Chúa Giê-su đã dạy: Cho thì có phúc hơn là nhận” (Cv 20,35). Thánh Gia-cô-bê dạy các tín hữu phải có một đức tin hành động như sau: “Giả như có người anh em hay chị em không có áo che thân và không đủ của ăn hàng ngày, mà có ai trong anh em lại nói với họ: “Hãy đi bình an, mặc cho ấm và ăn cho no”, nhưng lại không cho họ những thứ thân xác họ đang cần, thì nào có ích gì?” (Gc 2,15-16).

 

2. Hãy bố thí chia sẻ cơm áo cho tha nhân:

Việc đạo đức chúng ta cần quan tâm thực hiện trong Mùa Chay này là sự bố thí chia sẻ “cơm áo gạo tiền” cho những kẻ nghèo đói bệnh tật. Việc bố thí này tuy khó thực hiện, nhưng sẽ mang lại nhiều hữu ích cho tâm hồn ta:

- Khó thực hiện vì “Đồng tiền liền khúc ruột”: Chỉ những người quảng đại mới thực hiện được tốt công việc bác ái chia sẻ này.

- Việc bố thí giúp ta sử dụng đồng tiền Chúa ban theo ý Chúa muốn: Ý thức được giá trị tương đối của tiền bạc; Biết dùng tiền để làm vinh danh Chúa và cứu rỗi các linh hồn; Giúp ta biết từ bỏ của cải vật chất để có thể thuộc về Chúa trọn vẹn như lời Đức Giê-su khuyên thanh niên giàu có muốn nên hoàn thiện: “Anh chỉ thiếu có một điều, là hãy đi bán những gì anh có mà chia sẻ cho người nghèo, để sẽ có được một kho báu trên trời, rồi hãy đến đây theo tôi” (Mc 10,21).

- Bố thí còn là cách đền tội hữu hiệu: Sứ thần Ra-pha-en đã khuyên bảo hai cha con Tô-bi-a như sau: “Bố thí đi đôi với đời sống công chính, thì tốt hơn có của mà cư xử bất công. Làm phúc bố thí thì tốt hơn có nhiều vàng bạc. Việc bố thí sẽ cứu người ta khỏi chết và sẽ tẩy sạch mọi tội lỗi. Những người làm phúc bố thí chắc sẽ được sống lâu” (Tb 12,8-9).

 

3. Chúng ta phải làm gì?

Trong Mùa Chay, ngoài việc chăm chỉ dự lễ đọc kinh tại nhà thờ, chúng ta cần tham dự các buổi tĩnh tâm và hồi tâm xét mình Mùa Chay để khám phá ra mình mang mối tội đầu hoặc thói hư nào nơi bản thân để tu sửa và sửa bằng cách nào?

- Việc đạo đức: Ngoài việc năng dự lễ và rước lễ hằng ngày, chúng ta nên làm thêm vài ba việc hãm mình hay việc bác ái để đền tội, quyết tâm sửa một thói hư như: Chửi thề tục tĩu, lười biếng đọc kinh tối gia đình, hay uống rượu say xỉn, dự lễ Chúa Nhật trễ, xem phim ảnh xấu…

- Hãy dốc lòng làm một việc tốt đối lập với thói xấu, và nói một lời nguyệt tắt như: “Lạy Chúa, xin ban ơn Thánh Thần giúp con chừa bỏ được thói ưa nói xấu những kẻ không ưa con hoặc con không ưa họ, bằng cách kể ra một điều tốt của họ với người khác, để mỗi ngày con được nên tốt lành giống Chúa nhiều hơn”.

- Đấm ngực kèm theo lời xin Chúa tha tội mỗi lần đọc kinh cáo mình.

 

II. CẦU NGUYỆN:

            Lạy Chúa Giê-su, cùng với toàn thể Hội Thánh, con bắt đầu bước vào Mùa Chay. Con xin tạ ơn Chúa đã ban cho con một thời gian thuận lợi để có dịp duyệt xét lại đời con, hầu phát huy điều tốt và chấn chỉnh các sai lỗi thiếu sót nơi bản thân mình. Xin chiếu dọi ánh sáng Lời Chúa để con nhận ra con người yếu hèn của con. Nhất là xin đổ Thần Khí Chúa nâng đỡ con. Chỉ nhờ ơn Chúa giúp, con mới có thể trỗi dậy và quyết tâm đi xưng tội để quay về làm hòa với Chúa sau mỗi lần vấp ngã.

Lạy Chúa, trong cuộc sống hằng ngày, con thường tỏ ra ích kỷ, khép kín cửa lòng trước tha nhân. Đôi lúc con cũng làm được một vài việc tốt, nhưng con lại muốn được nhiều người biết và khen ngợi con. Hôm nay xin Chúa giúp con biết ăn ở khiêm tốn theo lời Chúa dạy: “Đừng cho tay trái biết việc tay phải làm”, để con làm vui lòng Chúa và xứng đáng được Chúa ban thưởng hạnh phúc Nước Trời ở đời sau. Amen.

 

GOSPEL (Mt 6:1-6,16-18):

Jesus said to his disciples:
“Take care not to perform righteous deeds
in order that people may see them;
otherwise, you will have no recompense from your heavenly Father.
When you give alms,
do not blow a trumpet before you,
as the hypocrites do in the synagogues and in the streets
to win the praise of others.
Amen, I say to you,
they have received their reward.
But when you give alms,
do not let your left hand know what your right is doing,
so that your almsgiving may be secret.
And your Father who sees in secret will repay you.
“When you pray,
do not be like the hypocrites,
who love to stand and pray in the synagogues and on street corners
so that others may see them.
Amen, I say to you,
they have received their reward.
But when you pray, go to your inner room,
close the door, and pray to your Father in secret.
And your Father who sees in secret will repay you.
“When you fast,
do not look gloomy like the hypocrites.
They neglect their appearance,
so that they may appear to others to be fasting.
Amen, I say to you, they have received their reward.
But when you fast,
anoint your head and wash your face,
so that you may not appear to be fasting,
except to your Father who is hidden.
And your Father who sees what is hidden will repay you.”

The Gospel of the Lord

 

Lm. Đan Vinh

 

Chúa Nhật V Thường Niên - Năm B -

TIN MỪNG: Mc 1,29-39. 

“Người đi khắp miền Ga-li-lê, rao giảng trong các hội đường của họ, và trừ quỉ.”

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo Thánh Mác-cô:

Vừa ra khỏi hội đường Ca-phác-na-um, Đức Giê-su đến nhà hai ông Si-mon và An-rê, có ông Gia-cô-bê và ông Gio-an cùng đi theo. Lúc đó, bà mẹ vợ ông Si-mon đang lên cơn sốt, nằm trên giường. Lập tức họ nói cho Người biết tình trạng của bà. Người lại gần, cầm lấy tay bà mà đỡ dậy. Cơn sốt dứt ngay và bà phục vụ các ngài. Chiều đến, khi mặt trời đã lặn, người ta đem mọi kẻ ốm đau và những ai bị quỉ ám đến cho Người. Cả thành xúm lại trước cửa. Đức Giê-su chữa nhiều kẻ ốm đau mắc đủ thứ bệnh tật, và trừ nhiều quỉ, nhưng không cho quỉ nói, vì chúng biết Người là ai. Sáng sớm, lúc trời còn tối mịt, Người đã dậy, đi ra một nơi hoang vắng và cầu nguyện ở đó. Ông Si-mon và các bạn kéo nhau đi tìm. Khi gặp Người, các ông thưa: “Mọi người đang tìm Thầy đấy!” Người bảo các ông: “Chúng ta hãy đi nơi khác, đến các làng xã chung quanh, để Thầy còn rao giảng ở đó nữa. Vì Thầy ra đi cốt để làm việc đó”. Rồi Người đi khắp miền Ga-li-lê, rao giảng trong các hội đường của họ, và trừ quỉ.

Đó là Lời Chúa.

 

I. GỢI Ý & SUY NIỆM:

Mác-cô tường thuật một ngày làm việc tiêu biểu của Đức Giê-su ở thành Ca-phác-na-um: Người giảng dạy trong hội đường vào ngày Sa-bát (c.21); Chữa một người bị thần ô uế nhập (c.23-28); Đến thăm nhà hai anh em Si-mon và An-rê và chữa bệnh cảm sốt cho bà mẹ vợ của ông Si-mon (c.29-32); Buổi chiều, Người tiếp tục chữa lành nhiều kẻ ốm đau và người bị quỉ ám (c.32-34). Sáng sớm Người đã thức dậy và đi đến một nơi thanh vắng để cầu nguyện với Chúa Cha (c.35). Người thi hành sứ mệnh Thiên Sai bằng việc đi khắp nơi rao giảng Tin Mừng, chữa lành bệnh tật và xua trừ ma quỉ (c. 39).

 

A. GỢI Ý:

1. “Cuộc đời con chỉ là hơi thở, mắt con sẽ chẳng thấy hạnh phúc bao giờ.”Những tai ương kinh hoàng liên tiếp ập tới trên cuộc đời của Gióp đã khiến ông không khỏi bi quan. Nhưng điều ấy lại giúp ông nhận thức rõ những nét khác về cuộc đời mà lúc giàu có ông thật khó có thể nhận ra. Đó là cuộc đời thật chóng qua như hơi thở, hạnh phúc có lúc trở nên thật mong manh. Và nhiều khi đau khổ còn làm cho con người rơi vào tình trạng chán nản và vô vọng. Cơn cám dỗ của Gióp cũng là cơn cám dỗ của mỗi Kitô hữu khi không lý giải được vấn nạn về đau khổ của cuộc sống hôm nay.

2. “Rao giảng Tin Mừng không phải là lý do để tự hào, mà đó là một sự cần thiết bắt buộc tôi phải làm.”Đối với vị Tông đồ dân ngoại, việc rao giảng Tin mừng là vấn đề sống còn, là một bổn phận mà chính mình buộc mình phải thực hiện. Thánh nhân dám đánh đổi tất cả chỉ để cho một việc là rao giảng Tin mừng. Phần thưởng đối thánh Phaolô là không một đòi hỏi và không nhận bất cứ một lợi lộc nào. Đây cũng chính là chuẩn mực cho mỗi Kitô hữu khi muốn bắt chước Phaolô trở nên những người tôi tớ của công cuộc loan báo Tin mừng.

3. “Đức Giêsu chữa nhiều kẻ ốm đau mắc đủ thứ bệnh tật... Sáng sớm, lúc trời còn tối mịt, Người đã dậy, đi ra một nơi hoang vắng và cầu nguyện ở đó.Chữa lành mọi người và sống gắn bó với Chúa Cha qua cầu nguyện là hai công việc mà Chúa Giêsu thực hiện mỗi ngày trong suốt hành trình sứ vụ. Việc chữa lành người khác cũng chính là sứ vụ của mỗi Kitô hữu hôm nay. Những suy nghĩ, lời nói, hành động tích cực của mỗi người đều trở nên những phương thế giúp chữa lành mọi người. Việc tạo ra một ‘bầu khí sa mạc’ giữa những tất bật và ồn ào của đời thường cũng sẽ giúp người tín hữu có thể gặp gỡ được Chúa.

 

B. SUY NIỆM:

Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay cho thấy công việc hằng ngày của Chúa Giê-su làm gồm các việc như: cầu nguyện, rao giảng Tin Mừng và chữa lành bệnh tật cả về thể xác cũng như tâm hồn, để nêu gương cho các tín hữu chúng ta học tập noi theo.

1. Người luôn cầu nguyện kết hiệp mật thiết với Chúa Cha:

“Sáng sớm, Đức Giê-su tìm nơi thanh vắng cầu nguyện” (1,35). Suốt ngày lo toan với bao công việc, giao tiếp với đủ hạng người. Dù vậy, Đức Giê-su đều dành ra thời gian lúc sáng tinh sương để đến nơi thanh vắng tâm sự với Chúa Cha. Người cần sống riêng với Cha, tâm sự về mọi công việc, về những khó khăn đau khổ gặp phải... Người cầu nguyện với lòng mến Cha, muốn được kết hiệp với Cha, để đón nhận từ nơi Cha sức mạnh rất cần cho việc loan báo Tin Mừng.

 

2. Người đi khắp nơi loan báo Tin Mừng Nước Trời:

Việc quan trọng thứ hai Đức Giê-su chu toàn là đi loan báo Tin mừng Nước Trời: “Ngày Sa-bát, Đức Giê-su vào hội đường giảng dạy” (Mc 1,21). Người đọc Sách Thánh và giải nghĩa. Thiên hạ sửng sốt về lời giảng dạy của Người, vì Người giảng dạy như một Đấng có uy quyền” (x.Mc 1,22).

 

3. Người chữa lành các bệnh tật về thể xác và tâm hồn:

Người giảng dạy kèm theo chữa lành nhiều bệnh nhân: “Ra khỏi hội đường, Đức Giê-su vào nhà ông Si-mon… Bà nhạc của ông Si-mon đang bị sốt. Đức Giê-su đến bên giường, cầm tay bà mà đỡ dậy. Cơn sốt liền dứt ngay và bà đã trỗi dậy làm bữa phục vụ các ngài” (Mc 1,29-31). “Chiều đến, khi mặt trời đã lặn, người ta đem mọi kẻ ốm đau và những ai bị quỷ ám đến cho Người” (Mc 1,32). Tất cả đều được Người chữa lành.

 

4. Cần làm gì để noi gương Chúa Giê-su chu toàn sứ vụ loan báo Tin Mừng?

- Hãy năng cầu nguyện sớm hôm để kết hiệp mật thiết với Thiên Chúa Cha.

- Sẵn sàng chịu đựng các đau khổ gặp phải trong cuộc sống. Hãy nhớ rằng: Đau khổ chính là hậu quả do tội Nguyên Tổ để lại mà mọi con cháu A-đam E-và phải chịu đựng để đền tội mình. Cần kết hiệp sự đau khổ gặp phải do bệnh tật, tai nạn với cuộc khổ nạn của Chúa Giê-su để đón nhận ơn cứu độ của Người.

- Noi gương Đức Giê-su đã tích cực giải quyết các bệnh tật đau khổ, Hội Thánh hôm nay cũng luôn quan tâm phục vụ những người nghèo khó, bệnh tật và bất hạnh trong xã hội. Ngoài việc mở trường học, trường dạy nghề, Hội Thánh còn xây nhiều trại phong, bệnh viện miễn phí, trại dưỡng lão, mái ấm trẻ mồ côi v.v… để giúp những người nghèo khó bệnh tật vượt qua các đau khổ gặp phải trong cuộc sống.

- Trong Thánh Lễ hôm nay, mỗi người chúng ta hãy đặc biệt cầu cho những người đang đau khổ ở khắp nơi: đau khổ vì chiến tranh, thiên tai hay già yếu bệnh tật,… Khi gặp đau khổ, chúng ta hãy thinh lặng nhìn lên thánh giá Chúa Giê-su, suy niệm về cuộc khổ nạn của Người, rồi cầu xin cho mình biết chấp nhận đau khổ để đền tội. Ngoài ra chúng ta cũng hãy kết hiệp với Chúa đi thăm viếng, động viên và chia sẻ giúp đỡ cụ thể những người nghèo khổ bệnh tật và bất hạnh, tích cực góp phần biến đổi môi trường sống ngày một an toàn sạch đẹp hơn, công bình nhân ái hơn, hầu sớm trở thành “Trời Mới Đất Mới” theo thánh ý Thiên Chúa.

 

II. CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa Cha từ ái, xin dạy chúng con biết giữ thinh lặng để gặp Chúa, để lắng nghe Lời Chúa dạy và tâm sự với Chúa: Xin dạy chúng con giữ thinh lặng con mắt, để biết nhắm lại trước những sai lỗi của tha nhân, biết quay đi trước những dịp tội làm cho lòng chúng con xao xuyến. Xin dạy chúng con thinh lặng đôi tai, để khép lại trước những cám dỗ của thế gian và ma quỷ, nhưng biết mở ra lắng nghe những tiếng kêu than của những người đang bị ức hiếp bách hại. Xin dạy chúng con biết thinh lặng miệng lưỡi, để tránh nói những lời cay độc gây chia rẽ bất hạnh, nhưng biết mở miệng ca tụng tình thương của Chúa và mang lại niềm vui cho mọi người. Xin dạy chúng con thinh lặng lòng trí, để biết khép lại trước dối trá, nhưng biết đón nhận sự thật. Cuối cùng xin dạy chúng con biết thinh lặng quả tim, để tránh những tình cảm ích kỷ, thù hằn, ganh ghét, nhưng biết đón nhận Tình Yêu của Chúa mọi lúc mọi nơi. Amen. (Theo mẹ Tê-rê-xa Can-quýt-ta)

  

GOSPEL (Mk 1:29-39):

On leaving the synagogue
Jesus entered the house of Simon and Andrew with James and John.
Simon’s mother-in-law lay sick with a fever.
They immediately told him about her.
He approached, grasped her hand, and helped her up.
Then the fever left her and she waited on them.
When it was evening, after sunset,
they brought to him all who were ill or possessed by demons.
The whole town was gathered at the door.
He cured many who were sick with various diseases,
and he drove out many demons,
not permitting them to speak because they knew him.
Rising very early before dawn, he left
and went off to a deserted place, where he prayed.
Simon and those who were with him pursued him
and on finding him said, “Everyone is looking for you.”
He told them, “Let us go on to the nearby villages
that I may preach there also.
For this purpose have I come.”
So he went into their synagogues,
preaching and driving out demons throughout the whole of Galilee.

The Gospel of the Lord

 

Ban Mục Vụ Phụng Tự

Lm. Đan Vinh 

2/2: Dâng Chúa Giêsu Trong Đền Thánh -

TIN MỪNG: Lc 2,22-40. 

“Mọi con trai đầu lòng phải được thánh hiến, dành riêng cho Chúa.”

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo Thánh Lu-ca:

Khi đã đủ thời gian, đến ngày các ngài phải được thanh tẩy theo luật Mô-sê, bà Ma-ri-a và ông Giu-se đem con lên Giê-ru-sa-lem, để tiến dâng cho Chúa, như đã chép trong Luật Chúa rằng: “Mọi con trai đầu lòng phải được thánh hiến, dành riêng cho Chúa”. Ông bà cũng lên để dâng của lễ theo Luật Chúa truyền, là một đôi chim gáy hay một cặp bồ câu non. Hồi ấy ở Giê-ru-sa-lem, có một người tên là Si-mê-ôn. Ông là người công chính và sùng đạo, ông những mong chờ niềm an ủi của Ít-ra-en, và Thánh Thần hằng ngự trên ông. Ông đã được Thánh Thần linh báo là ông sẽ không thấy cái chết trước khi được thấy Đấng Ki-tô của Đức Chúa. Được Thần Khí thúc đẩy, ông lên Đền Thờ. Vào lúc cha mẹ Hài Nhi Giê-su đem con tới để làm điều người ta quen làm theo luật dạy, thì ông ẵm lấy Hài Nhi trên tay, và chúc tụng Thiên Chúa rằng: “Muôn lạy Chúa, giờ đây theo lời Ngài đã hứa, xin để tôi tớ này được an bình ra đi. Vì chính mắt con được thấy ơn cứu độ Chúa đã dành sẵn cho muôn dân: Đó là ánh sáng soi đường cho dân ngoại,
là vinh quang của Ít-ra-en Dân Ngài.” Cha và mẹ Hài Nhi ngạc nhiên vì những điều người ta nói về Người. Ông Si-mê-ôn chúc phúc cho hai ông bà, và nói với bà Ma-ri-a, mẹ của Hài Nhi: “Cháu bé này được đặt làm duyên cớ cho nhiều người Ít-ra-en ngã xuống hay đứng lên. Cháu còn là dấu hiệu bị người đời chống báng. Còn chính bà, một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn bà. Như vậy, những ý nghĩ từ thâm tâm nhiều người sẽ lộ ra.” Lại cũng có một nữ ngôn sứ là bà An-na, con ông Pơ-nu-ên, thuộc chi tộc A-se. Bà đã nhiều tuổi lắm. Từ khi xuất giá, bà đã sống với chồng được bảy năm, 37 rồi ở goá, đến nay đã tám mươi tư tuổi. Bà không rời bỏ Đền Thờ, những ăn chay cầu nguyện, đêm ngày thờ phượng Thiên Chúa. Cũng vào lúc ấy, bà tiến lại gần, cảm tạ Thiên Chúa, và nói về Hài Nhi cho hết thảy những ai đang mong chờ ngày Thiên Chúa cứu chuộc Giê-ru-sa-lem. Khi hai ông bà đã hoàn tất mọi việc như Luật Chúa truyền, thì trở về thành của mình là Na-da-rét, miền Ga-li-lê. Còn Hài Nhi ngày càng lớn lên, thêm vững mạnh, đầy khôn ngoan, và hằng được ân nghĩa cùng Thiên Chúa.

Đó là Lời Chúa.

 

I. SUY NIỆM:

Lễ dâng Chúa Giêsu trong Đền Thánh còn được gọi là lễ NẾN, vì ông Simêon đã gọi Chúa Giêsu là ánh sáng các lương dân, và là vinh quang của It-ra-en, Dân Chúa. Người tín hữu có sứ mạng chiếu tỏa ánh sáng Chúa Kitô bằng đời sống thánh thiện.

Lễ dâng Chúa Giêsu trong Đền thờ bao gồm hai sự kiện khác nhau: một là Đức Mẹ dâng con trai cho Thiên Chúa, và hai là Đức Mẹ 40 ngày sau khi sinh được thanh tẩy. Mỗi sự kiện đều có ý nghĩa riêng, nhưng từ thuở nào đến giờ, trong phụng vụ, cả hai đã được nối kết thành một. Đây là lễ “vừa tôn vinh Chúa vừa mừng kính Đức Maria”.

Sau khi sinh hạ Chúa Giêsu được 40 ngày, Mẹ Maria và Thánh Giuse đưa Hài Nhi lên đền thánh Giêrusalem và hiến dâng lên Thiên Chúa đúng theo Lề luật của Môisen. Mẹ Maria cũng được làm phép thanh tẩy như tập tục của người Do thái sau khi sinh con.

Lễ Mẹ dâng Chúa Giêsu vào đền thờ cũng gọi là Lễ Nến, vì cây nến cháy tượng trưng Chúa Kitô là “Ánh Sáng muôn dân”. Cha chủ tế làm phép nến và cùng cộng đoàn rước nến vào Nhà thờ. Giáo dân dùng nến đã làm phép để thắp sáng trên bàn thờ gia đình và trong những trường hợp khó khăn hay bệnh tật.

Hôm nay chỉ đơn sơ chiêm ngưỡng như trong mầu nhiệm Mân Côi thứ bốn Mùa Vui “Đức Bà dâng Đức Chúa Giêsu trong đền thánh, ta hãy xin cho được vâng lời chịu lụy”. Trong lễ dâng đặc biệt này, ta gặp thấy những góc cạnh khác nhau của sự “tuân phục”.

 

1. Tuân giữ luật lệ:

Biết rõ Hài nhi Giêsu là Thiên Chúa làm người, nhưng hai ông bà xem trọng việc tuân giữ luật lệ, vốn được quy định trong truyền thống tôn giáo Do Thái. Hai ông bà chu toàn việc lên đền thờ như luật Môsê truyền dạy (Xh 13): dâng con trai đầu lòng lên Thiên Chúa để nhớ về ơn giải thoát khỏi ách nô lệ Ai Cập.

Chuyện dâng con chỉ có vậy, nhưng được liên kết với việc Đức Maria được thanh tẩy sau khi sinh, theo quy định từ sách Lêvi, khiến cho ngày lễ bừng lên ánh sáng mới. Nếu theo nhãn giới của Thánh Vịnh, người ta chỉ dám dâng của lễ thanh khiết với tay sạch lòng thanh, thì với Đức Maria, được nên tinh sạch sau việc sinh nở chính là việc cần làm trước khi có thể xuất hiện trước tôn nhan mà trình dâng người con của mình cũng là Con Thiên Chúa làm người. Thành thử, trong cùng một bước lên đền thờ, thánh Giuse và Mẹ Maria đã nêu cao tấm gương tuân giữ khít khao lề luật.

 

2. Tuân hành ý Chúa:

Hai nhân vật lớn tuổi quen thuộc với đền thờ bỗng dưng được Thánh Thần thúc đẩy đến đúng lúc nghi thức được cử hành cho trẻ Giêsu. Niềm vui của bậc lão thành sau nhiều năm chờ đợi ơn cứu độ cho Israel, giờ đây đã mãn nguyện, không chỉ nghe kể lại như trong lịch sử, mà chính mắt trần đã mở rộng thấy tường, chính đôi tay đã bồng ẵm nâng niu, chính miệng lưỡi đã hát lên ca tụng và công bố cho mọi người biết trẻ Giêsu là “ánh sáng soi đường cho dân ngoại, là vinh quang của Israel dân Người”. Và còn có niềm vui của chính thánh gia, dù âm thầm không thành lời nhưng thật đậm đà thẳm sâu, đầy vinh quang thánh thiện trong thái độ tuân hành.

Nhưng ơn Chúa thường đi kèm với ý Chúa. Giữa lưng chừng niềm vui đang độ tràn trề, cụ Simêon đã hướng đến Đức Maria bằng lời tiên đoán vận mệnh “một lưỡi gươm sẽ đâm thấu tâm hồn bà”. Như sét đánh ngang tai. Nhưng Đức Maria đã hết dạ tuân hành, cho dẫu trái tim có phải rướm máu. Và đó cũng là bóng thập giá của ngày dâng Con trong đền thờ. Thế mới biết thánh ý cũng gần gũi với thánh giá, và tiến dâng cũng đồng nghĩa với hiến dâng, một lễ dâng sẽ còn phải lập lại dài dài trong đời của Đức Maria và của cả thánh gia.

 

3. Tuân theo nề nếp gia phong:

Kết thúc lễ dâng, thánh gia trở lại quê nhà và trẻ Giêsu lớn lên cả về tinh thần và thể chất, trước mặt Thiên Chúa và mọi người. Phúc Âm chỉ kế lại vắn gọn như thế, nhưng chừng đó thôi cũng đủ để hình dung hiệu quả tích cực nối dài của dịp lên đền. “Trẻ em như búp trên cành, biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”. Trẻ Giêsu cũng thế, phó thác đời mình trong tay cha mẹ, thể hiện từng ngày sự tuân phục, vừa theo định luật tăng trưởng tự nhiên, vừa theo nếp sống tôn giáo giữa mái ấm gia đình. Ngày mai đang bắt đầu từ ngày hôm nay.

Nếu khi được ẵm bồng trên tay, trong Thánh Thần, trẻ Giêsu đã được cụ Simêon ca tụng là “Thiên Chúa viếng thăm dân Người và trở nên Ánh sáng muôn dân”, thì cả quãng đời ẩn danh khiêm tốn, thánh gia đã là khuôn nôi hạnh phúc, thành điểm sáng cho mọi gia đình soi chung. Không có những phép lạ ngoạn mục kiểu Phúc Âm ngụy tác, như lấy đất nặn thành chim rồi thổi hơi vào là biến thành chim thật bay xa; nhưng chắc chắn luôn có những ơn lạ đậm đà bình an dành cho những ai sống tuân theo nề nếp gia phong và yêu thương vâng phục. Không có những công trình hoành tráng được thực hiện hay những việc vĩ đại người người biết đến, nhưng luôn có những việc không tên được làm với trái tim rộng mở cho tình yêu mỗi ngày mỗi thêm lớn mãi.

Ngày Mẹ dâng Con trong đền thánh cũng là ngày trẻ Giêsu trở thành người con hiếu thảo nơi mái ấm Nadaret, trở nên thành viên tốt nơi môi trường xã hội và rất đẹp lòng Thiên Chúa: “Còn Hài Nhi ngày càng lớn lên, thêm vững mạnh, đầy khôn ngoan và hằng được ân nghĩa cùng Thiên Chúa” (Lc 2,40).

Theo truyền thống Giáo hội, vào dịp lễ này, người mẹ đem con nhỏ đến Nhà thờ để dâng cho Chúa. Cha chủ tế đặt tay chúc lành và tặng quà cho các cháu nhỏ.

Trong tông huấn “Marialis Cultus”, bàn về lòng tôn sùng kính mến Mẹ, Đức Thánh Cha Phaolô VI đã gọi Mẹ là “Trinh nữ hiến dâng”. Từ năm 1997, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đặt ngày lễ dâng Chúa Giêsu trong đền thờ làm ngày của Đời Sống Thánh Hiến. Chúa Giêsu được dâng hiến cho Chúa Cha nên trọn vẹn thuộc về Cha. Suốt đời, Ngài sống cho Cha, thi hành thánh ý Cha, vâng lời Cha cho đến nỗi bằng lòng chịu chết và chết thập giá. “Lạy Cha, con xin phó linh hồn con trong tay Cha”, đây là một hiến dâng trọn vẹn nhất. Những người sống đời thánh hiến muốn noi gương Chúa Giêsu, dâng hiến đời mình cho Thiên Chúa.Theo lời khuyên của Phúc âm, các Tu sĩ tự nguyện sống đời trong sạch, nghèo khó và vâng lời.

Huấn thị “Xuất Phát Lại Từ Đức Kitô” của ĐTC Gioan Phaolô II viết cho các Tu sĩ, được đúc kết lại trong ba chữ S: Say mê Đức Kitô, Sống hiệp thông và Sẵn sàng lên đường cho sứ vụ. Tu sĩ là người cảm nhận tình yêu sâu xa của Thiên Chúa và muốn đáp trả lại. Đó là tình yêu hy sinh, quên mình, phục vụ, tình yêu thể hiện bằng việc làm, bằng chính bản thân. Tu sĩ dâng hiến cả cuộc đời mình cho Thiên Chúa và cho tha nhân. Chính tình yêu đã khiến các Tu sĩ muốn nên giống Chúa Giêsu. Ba lời khấn chỉ có giá trị với tình yêu trọn vẹn. Ba lời khấn chính là ba khía cạnh biểu lộ một tình yêu. Thiếu tình yêu, những lời khấn trở thành hình thức, nặng nề, trói buộc.

Khi trung thành với lời khuyên của Phúc âm, các Tu sĩ trở nên ánh sáng của Thiên Chúa giữa trần gian. Ánh sáng siêu thoát trên của cải vật chất. Ánh sáng trao ban quảng đại. Ánh sáng tự chế ngự bản thân. Ánh sáng quên mình vì hạnh phúc của người khác. Ánh sáng lý tưởng, nâng tâm hồn lên những chân trời cao thượng. Ánh sáng của một tình yêu dâng hiến.

Hiệp thông cầu nguyện đặc biệt cho các Tu Sĩ Nam Nữ luôn là người say mê Đức Kitô trong đời sống tâm linh, sống hiệp thông trong tình huynh đệ và luôn sẵn sàng lên đường thực thi sứ vụ để trở nên ánh sáng giữa cuộc đời hôm nay.

 

II. CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa Giêsu, như bất cứ gia đình Do Thái nào, sau khi sinh 40 ngày, Đức Mẹ và thánh Giuse đã đem Chúa lên đền thờ Giêrusalem để dâng cho Thiên Chúa, như luật Mô-sê dạy: mỗi con trai đầu lòng phải được hiến dâng cho Thiên Chúa, để ghi nhớ kỳ công Chúa đã thực hiện cho dân Do Thái, mỗi đứa con trai đầu lòng đều được Thiên Chúa cứu thoát trong biến cố xuất hành, nên phải dâng cho Chúa vì nó thuộc về Chúa.

Lạy Chúa, bản thân con cũng không khác gì đứa con trai đầu lòng của người Do Thái, nghĩa là hoàn toàn do ơn Chúa mà có. Vì thế, cuộc đời con hoàn toàn thuộc về Chúa. Con chỉ thuộc về Chúa khi đời sống con thực sự tựa nương vào một mình Chúa. Nhờ đó, con trở thành ngọn đèn cháy sáng giữa lòng thế giới hôm nay.

Lạy Chúa, xin cho con trở thành ánh sáng khi dám ra khỏi chính mình, dám ra khỏi những bận tâm và tính toán khôn ngoan, để can đảm sống những đòi hỏi của Tin Mừng. Xin cho con trở thành ánh sáng khi dám chấp nhận bóng tối cuộc đời, chấp nhận những thử thách của cuộc sống, chấp nhận những bước đường gồ ghề phải đi qua. Lạy Chúa, xin giúp con. Amen.

 

GOSPEL (Lk 2:22-40):

When the days were completed for their purification
according to the law of Moses,
Mary and Joseph took Jesus up to Jerusalem
to present him to the Lord,
just as it is written in the law of the Lord,
Every male that opens the womb shall be consecrated to the Lord,
and to offer the sacrifice of
a pair of turtledoves or two young pigeons,
in accordance with the dictate in the law of the Lord.
Now there was a man in Jerusalem whose name was Simeon.
This man was righteous and devout,
awaiting the consolation of Israel,
and the Holy Spirit was upon him.
It had been revealed to him by the Holy Spirit
that he should not see death
before he had seen the Christ of the Lord.
He came in the Spirit into the temple;
and when the parents brought in the child Jesus
to perform the custom of the law in regard to him,
he took him into his arms and blessed God, saying:
“Now, Master, you may let your servant go
in peace, according to your word,
for my eyes have seen your salvation,
which you prepared in the sight of all the peoples:
a light for revelation to the Gentiles,
and glory for your people Israel.”
The child’s father and mother were amazed at what was said about him;
and Simeon blessed them and said to Mary his mother,
“Behold, this child is destined
for the fall and rise of many in Israel,
and to be a sign that will be contradicted
— and you yourself a sword will pierce —
so that the thoughts of many hearts may be revealed.”
There was also a prophetess, Anna,
the daughter of Phanuel, of the tribe of Asher.
She was advanced in years,
having lived seven years with her husband after her marriage,
and then as a widow until she was eighty-four.
She never left the temple,
but worshiped night and day with fasting and prayer.
And coming forward at that very time,
she gave thanks to God and spoke about the child
to all who were awaiting the redemption of Jerusalem.
When they had fulfilled all the prescriptions
of the law of the Lord,
they returned to Galilee, to their own town of Nazareth.
The child grew and became strong, filled with wisdom;
and the favor of God was upon him.

The Gospel of the Lord

 

TGM. Giuse Nguyễn Năng

Lm. Giuse Nguyễn Hữu An

Chúa Nhật IV Thường Niên - Năm B -

TIN MỪNG: Mc 1,21-28. 

“Thiên hạ sửng sốt về lời giảng dạy của Người, vì Người giảng dạy như một Đấng có thẩm quyền.”

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo Thánh Mác-cô:

Đức Giê-su và các môn đệ đi vào thành Ca-phác-na-um. Ngay ngày Sa-bát, Người vào hội đường giảng dạy. Thiên hạ sửng sốt về lời giảng dạy của Người, vì Người giảng dạy như một Đấng có thẩm quyền, chứ không như các kinh sư. Lập tức, trong hội đường của họ, có một người bị thần ô uế nhập, la lên rằng: “Ông Giê-su Na-gia-rét, chuyện chúng tôi can gì đến ông mà ông đến để tiêu diệt chúng tôi? Tôi biết ông là ai rồi: Ông là Đấng Thánh của Thiên Chúa!”. Nhưng Đức Giê-su quát mắng nó: “Câm đi, hãy xuất khỏi người này!” Thần ô uế lay mạnh người ấy, thét lên một tiếng, và xuất khỏi anh ta. Mọi người đều kinh ngạc đến nỗi họ bàn tán với nhau: “Thế nghĩa là gì? Giáo lý thì mới mẻ, người dạy lại có uy quyền. Ông ấy ra lệnh cho cả các thần ô uế và chúng phải tuân lệnh!”. Lập tức danh tiếng Người đồn ra mọi nơi, khắp cả vùng lân cận miền Ga-li-lê.

Đó là Lời Chúa.

 

I. GỢI Ý & SUY NIỆM:

Đức Giê-su chính là vị Ngôn Sứ ưu việt đã được Mô-sê tiên báo sẽ đến. Tin mừng Mác-cô hôm nay trình bày Đức Giê-su khởi đầu sứ mạng Thiên Sai vào một ngày Sa-bát tại một hội đường tại thành Ca-phác-na-um miền Ga-li-lê. Lời giảng dạy và uy quyền xua trừ ma quỷ của Đức Giê-su khiến mọi người thán phục.

 

A. GỢI Ý:

1. Ngôn sứ là những người được Thiên Chúa tuyển chọn từ giữa dân, được đón nhận lời Chúa và chỉ nói lời Chúa mà thôi. Qua bí tích Rửa Tội, các Kitô hữu cũng được Thiên Chúa tuyển chọn để làm ngôn sứ cho Người. Ý thức về sứ mạng ngôn sứ, mở lòng để đón nhận lời từ Thiên Chúa và trung thành nói lời Người là lời mời gọi và đòi buộc của ơn gọi Kitô hữu. Nói lời của Chúa không chỉ bằng lời mà bằng hành động, bằng gương sống.

2. Theo thánh Phaolô, dù sống độc thân hay sống đời hôn nhân, người ta đều có bổn phận “phụng thờ Thiên Chúa”. Vì thế, trong khi xác định rõ bổn phận mà những người sống đời hôn nhân phải có đối với nhau, thánh nhân vẫn muốn đề nghị một lối sống hoàn toàn thuộc về Chúa và chuyên lo việc Chúa để không phải lo lắng, vướng bận, giằng co. Tuy vậy, dù sống theo ơn gọi nào, người ta đều cần dành cho Chúa một chỗ đứng riêng biệt trong cuộc đời của mình.

3. Tin Mừng Máccô làm nổi bật hình ảnh Đức Giêsu là Đấng nói lời uy quyền, lời phát xuất từ Thiên Chúa, lời mang lại giáo lý mới mẻ và có sức mạnh xua trừ thần ô uế. Lời của Thiên Chúa đã hóa thân thành Đấng là Ngôi Lời sống giữa nhân loại. Đức Giêsu, Lời của Thiên Chúa, vẫn tiếp tục là uy quyền xua trừ sự dữ, là lẽ sống cho những ai tìm kiếm ý nghĩa mới cho cuộc đời, và là ánh sáng cho những người muốn kiếm tìm chân lý, vì “lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước, là ánh sáng chỉ đường con đi” (Tv 119,105).

 

B. SUY NIỆM:

Đức Giê-su là Đấng Cứu Thế Con Thiên Chúa đầy uy quyền, có sứ mệnh tiêu diệt ma quỷ và thiết lập triều đại Nước Thiên Chúa:

1. Đức Giê-su tỏ uy quyền qua lời nói:

- Đức Giê-su đã rao giảng Lời Chúa trong hội đường Ca-phác-na-um khiến người nghe phải kinh ngạc, vì: “Người giảng dạy người ta như Đấng có uy quyền chứ không như các luật sĩ” (Mc 1,22).

- Vì Người là chính Lời Thiên Chúa nhập thể làm người và được Chúa Cha sai đến làm Đấng Thiên Sai, nên Người chỉ nói Lời Thiên Chúa cho loài người chứ không bị lệ thuộc vào thế giá của các ngôn sứ đi trước, kể cả ông Mô-sê. Đức Giê-su đã biểu lộ uy quyền khi thay đổi các tập tục trong Luật Mô-sê: “Anh em đã nghe Luật dạy người xưa rằng: Chớ giết người… Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: Ai giận anh em mình thì phải bị đưa ra tòa…” (Mt 5,21-22).

- Người có quyền chữa bệnh trong ngày hưu lễ Sa-bát, và đã trả lời những kẻ hạch hỏi Người về việc làm ấy như sau: “Ngày Sa-bát được làm ra vì con người, chứ không phải con người vì ngày Sa-bát; Bởi đó, Con Người làm chủ luôn cả ngày Sa-bát” (Mc 2,27).

 

2. Đức Giê-su chứng tỏ uy quyền trên thiên nhiên và chữa lành:

Đức Giê-su là Đấng Thiên Sai đầy uy quyền như sau:

- Làm chủ các định luật tự nhiên: Người biến nước lã trở thành rượu nho trong bữa tiệc cưới thành Ca-na; Nhân 5 chiếc bánh và 2 con cá ra nhiều và cho môn đệ phân phát cho 5 ngàn người được ăn no trong hoang địa; Đi trên mặt nước mà đến với thuyền các môn đệ; Dẹp yên sóng gió giữa biển hồ; Giúp các môn đệ bắt được mẻ cá lạ lùng...

- Chữa lành các bệnh hoạn tật nguyền: Người cũng dùng lời quyền năng để chữa lành các bệnh hoạn tật nguyền trong dân như: Cho người mù được sáng mắt; Kẻ câm nói được, người điếc được nghe, người què đi được, người phong cùi được sạch…

- Phục sinh kẻ chết: Người còn truyền cho một bé gái mới chết đang nằm trên giường được trỗi dậy; Cho một thanh niên mới chết tại cửa thành Na-im đang mang đi chôn; Cho anh La-da-rô đã chết và được chôn trong mồ 4 ngày sống lại và ra khỏi mồ; Và chính Người đã từ cõi chết trỗi dậy vào ngày thứ ba đúng như Người đã tiên báo.

 

3. Đức Giê-su chứng tỏ uy quyền trên ma quỷ:

- Gặp Đức Giê-su, ma quỷ đã nói ra sứ vụ cứu thế của Người như sau: “Ông Giê-su Na-gia-rét, chuyện chúng tôi can gì đến ông mà ông đến để tiêu diệt chúng tôi? Tôi biết ông là ai rồi: Ông là Đấng Thánh của Thiên Chúa!” (Mc 1,24). Đức Giê-su đã lên tiếng quát nạt ma quỷ: “Câm đi, hãy xuất khỏi người này!”. Thần ô uế lay mạnh người ấy, thét lên một tiếng, và xuất khỏi anh ta (Mc 1,25-26). Chính thái độ sợ hãi và vâng phục Đức Giê-su của ma quỷ cho thấy quyền năng Thiên Sai của Người như đám đông chứng kiến đã nói: “Ông ấy ra lệnh cho cả các thần ô uế và chúng phải tuân lệnh!” (Mt 1,27b).

- Nhìn vào thế giới hôm nay, chúng ta thấy biết bao xiềng xích của ma quỷ đang trói buộc con người. Điều quan trọng là người ta lại không nhận biết mình đang làm nô lệ cho nhiều thứ thuộc về ma quỷ như: quyền lực, tình dục, ma túy, cờ bạc, rượu chè…Ma quỷ thường được các họa sĩ vẽ như một kẻ đen đủi xấu xa, có sừng, trông rất đáng sợ. Nhưng như vậy thì người ta sẽ dễ nhận biết nó và nó sẽ khó cám dỗ thành công được. Ngày nay khi cám dỗ loài người, ma quỉ thường mang dáng vẻ xinh đẹp, hấp dẫn, sang trọng. Nó tấn công người ta bằng những thủ đoạn tinh tế ngọt ngào. Nó nắm rõ điểm yếu của từng cá nhân, từng tập thể để tấn công. Ngày nay những ai tin vào bói toán, tin ngày lành tháng tốt, đi cầu cơ, xem lá số tử vi, tôn thờ thần tài… đều có nguy cơ dễ bị ma quỷ tấn công. Nhất là nhiều người tân tiến hôm nay không còn tin vào sự hiện hữu của ma quỉ, khiến chúng dễ thành công trong việc cám dỗ người ta phạm tội chống lại Thiên Chúa.

 

4. Tín thác vào Chúa để xua trừ ma quỷ và phục vụ tha nhân:

- Noi gương tông đồ Phê-rô, mỗi tín hữu hãy đặt trọn niềm tin vào Chúa Giê-su: Sau bài giảng về Bánh Hằng Sống, nhiều môn đệ không muốn Đức Giê-su nữa, và chỉ còn Nhóm Mười Hai ở lại với Người. Đức Giê-su đã không rút lại ý định lập bí tích Thánh Thể và đòi các ông phải xác định: tin hay không tin, bỏ đi hay ở lại như sau: “Cả anh em nữa, anh em cũng muốn bỏ đi hay sao?”. Ông Phê-rô đại diện Nhóm Mười Hai đáp lại: “Thưa Thầy, bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời. Phần chúng con, chúng con đã tin và nhận biết rằng: Chính Thầy là Đấng Thánh của Thiên Chúa” (Ga 6,68-69).

- Để trung thành tin theo Chúa Giê-su, các tín hữu chúng ta cần năng tham dự các buổi học sống Lời Chúa: Mỗi lần hiệp sống Tin Mừng, chúng ta sẽ khám phá thêm sự mới mẻ của Lời Chúa, và nhận ra quyền năng của Chúa thể hiện trong thiên nhiên và qua các dấu chỉ của thời đại như lời thánh vịnh: “Lời Chúa là đèn soi cho con bước. Là ánh sáng chỉ đường cho con đi” (Tv.118,105). Nhờ năng tham dự các buổi Hiệp Sống Tin Mừng hằng tuần tại nhà Sinh Hoạt Mục Vụ hay trong Giờ Kinh Tối Gia Đình hằng ngày… chúng ta hy vọng sẽ từng bước trở thành “muối men”, được hòa lẫn vào thúng bột xã hội để làm cho cả xã hội đều dậy lên men tình yêu của Chúa. Chính “Ánh sáng" từ các việc lành chúng ta làm sẽ giúp lương dân nhận biết tin thờ Chúa Cha trên trời.

- Hiện nay ma quỉ vẫn luôn tìm cách phá hoại công trình cứu độ của Chúa Giê-su là Hội thánh. Mỗi người chúng ta cần tích cực cộng tác với những người thiện chí để đẩy lùi các tệ nạn xã hội ra khỏi môi trường mình đang sống, xây dựng cho gia đình, khu xóm, trường học, nhà máy… ngày một an toàn sạch đẹp và văn minh hơn. Cần quan tâm đến những bệnh nhân và người tàn tật nghèo đói, để giúp họ tin vào quyền năng và lòng Chúa thương xót, nhờ đó họ sẽ có thể vượt qua nghịch cảnh và nhận được ơn Chúa cứu độ.

 

II. CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa Giê-su là “Đấng Thánh và là Con Thiên Chúa”. Chúa đến để tiêu diệt ma quỉ và thiết lập một Triều Đại Mới Của Thiên Chúa. Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa đã bắt ma quỉ phải câm miệng và xuất ra khỏi người bị chúng trói buộc. Xin cho chúng con vững tin vào quyền năng của Chúa, và xin Chúa giúp chúng con chiến thắng ma quỉ, tội lỗi và các thói hư. Xin cho chúng con sẵn sàng cộng tác với Chúa và những người thiện chí đẩy lùi các cám dỗ của ma quỷ là phim ảnh xấu, ma túy, cờ bạc, rượu chè... ra khỏi gia đình và môi trường chúng con đang sống hầu cho Nước Chúa mau hiển trị.

Lạy Chúa Giê-su, xin dạy cho con biết sống quảng đại, biết phụng sự Chúa cho xứng đáng, biết cho đi mà không cần tính toán, biết chiến đấu mà không sợ thương tích, biết làm việc mà không tìm an nghỉ, biết tận lực mà không chờ một phần thưởng nào khác, ngoài việc biết mình đã làm theo thánh ý Chúa. Amen. (Thánh Inha-xi-ô).

 

GOSPEL (Mk 1:21-28):

Then they came to Capernaum,
and on the sabbath Jesus entered the synagogue and taught.
The people were astonished at his teaching,
for he taught them as one having authority and not as the scribes.
In their synagogue was a man with an unclean spirit;
he cried out, “What have you to do with us, Jesus of Nazareth?
Have you come to destroy us?
I know who you are — the Holy One of God!”
Jesus rebuked him and said,
“Quiet! Come out of him!”
The unclean spirit convulsed him and with a loud cry came out of him.
All were amazed and asked one another,
“What is this?
A new teaching with authority.
He commands even the unclean spirits and they obey him.”
His fame spread everywhere throughout the whole region of Galilee.

The Gospel of the Lord

 

Ban Mục Vụ Phụng Tự

Lm. Đan Vinh 

Chúa Nhật III Thường Niên - Năm B -

TIN MỪNG: Mc 1,14-20.

“Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần, anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng.”

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo Thánh Mác-cô:

Sau khi ông Gio-an bị nộp, Đức Giê-su đến miền Ga-li-lê rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa. Người nói: “Thời kỳ đã mãn, và Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng”. Người đang đi dọc theo biển hồ Ga-li-lê, thì thấy ông Si-mon với người anh là ông An-rê, đang quăng lưới xuống biển, vì họ làm nghề đánh cá. Người bảo họ: “Các anh hãy theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh thành những kẻ lưới người như lưới cá”. Lập tức hai ông bỏ chài lưới đi theo Người. Đi xa hơn một chút, Người thấy ông Gia-cô-bê, con ông Dê-bê-đê, và người em là ông Gio-an. Hai ông này đang vá lưới ở trong thuyền. Người liền gọi các ông. Và các ông bỏ cha mình là ông Dê-bê-đê ở lại trên thuyền với những người làm công, mà đi theo Người.

Đó là Lời Chúa.

 

I. GỢI Ý & SUY NIỆM:

Đức Giê-su bắt đầu sứ mạng giảng đạo tại xứ Ga-li-lê mà nội dung được tóm gọn trong câu: “Thời kỳ đã mãn và Triều Đại của Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng”. Người cũng gọi bốn môn đệ tham gia vào sứ mạng loan báo Tin Mừng là hai đôi anh em: Si-mon và An-rê, Gia-cô-bê và Gio-an. Các ông đã mau mắn đáp lại bằng sự dứt khoát từ bỏ nghề đánh cá biển, từ giã cha già mà đi theo Người để học nghề đánh bắt các linh hồn.

 

A. GỢI Ý:

1. Chúa Giêsu đến khai mở triều đại mới, triều đại của một tình yêu phổ quát, không loại trừ ai. Từ kinh nghiệm của Giôna, tôi được mời gọi nhìn lại những “nén bạc” ân ban của đời mình, để thấy được rằng Chúa đã yêu tôi dường nào, ngay cả khi tôi chìm sâu trong vũng lầy của tội lỗi. Có bao giờ tôi đã “kể lại” những kinh nghiệm ấy cho những người sống quanh tôi để họ cũng cảm nghiệm được Chúa là Cha nhân hiền trong đời họ?

2. Chúa Giêsu đến khai mở triều đại mới, với những giá trị tốt đẹp và trường tồn hướng về quê hương đích thực trên trời. Từ lời khuyên của Thánh Phaolô, tôi được mời gọi nhìn lại những kế hoạch của đời mình, và tự hỏi tôi đã chọn những ưu tiên cho những giá trị Nước Trời?

3. Chúa Giêsu đến khai mở triều đại mới, với sứ điệp trọng tâm là Tin Mừng. Từ lời mời gọi “sám hối”, “tin vào Tin Mừng”, và “theo” Người, tôi có sẵn sàng đáp trả bằng chính đời sống của mình, trở nên môn đệ của Đức Giêsu, và quảng đại cộng tác vào những “mẻ lưới ” yêu thương của Người?

 

B. SUY NIỆM:

1. Sẵn sàng đáp lại lời Chúa mời gọi:

- Câu chuyện của ngôn sứ Gio-na (Gn 3,3-5.10):

Đức Chúa đã kêu gọi Gio-na làm ngôn sứ và sai ông đi giảng cho dân thành Ni-ni-vê hồi tâm sám hối tội lỗi hầu tránh bị trừng phạt. Lúc đầu Gio-na sợ trách nhiệm nên đã chạy trốn bằng cách lên thuyền đi về một thành phố khác. Nhưng con thuyền ông đi đã gặp bão lớn, Gio-na bị quăng xuống biển và bị một con cá lớn nuốt vào bụng, rồi ba ngày sau nó nhả ông nằm trên bãi biển gần thành Ni-ni-vê. Khi thức dậy, Giô-na hồi tâm sám hối và đã thi hành sứ mệnh được trao: Ông đã đi một ngày đàng tiến vào thành phố và rao giảng rằng: “Còn bốn mươi ngày nữa, Ni-ni-vê sẽ bị phá huỷ”. Chứng kiến sự lạ Gio-na nằm trong bụng cá ba đêm ngày nên dân thành Ni-ni-vê đã sám hối và cậy tin vào Chúa: họ công bố việc ăn chay và mặc áo nhặm, từ người lớn đến trẻ nhỏ. Chúa thấy việc họ làm, vì họ bỏ đời sống xấu xa, nên đã bỏ ý định phạt họ.

- Trẻ Sa-mu-en đáp lại tiếng Chúa (I Sam 3,3-10, 19):

Thiên Chúa gọi Sa-mu-en ba lần: Trình thuật kể: “Đèn của Thiên Chúa chưa tắt và Sa-mu-en đang ngủ trong đền thờ Đức Chúa, nơi có đặt Hòm Bia Thiên Chúa. Đức Chúa gọi Sa-mu-en. Cậu thưa: “Dạ, con đây!” Rồi chạy lại với thầy cả Hê-li và thưa: “Dạ, con đây, thầy gọi con.” Ông bảo: “Thầy không gọi con đâu. Con về ngủ đi.” Cậu bèn đi ngủ. Đức Chúa lại gọi Sa-mu-en lần nữa. Sa-mu-en dậy, đến với Hê-li và thưa: “Dạ, con đây, thầy gọi con.” Ông bảo: “Thầy không gọi con đâu, con ạ. Con về ngủ đi.” Bấy giờ Sa-mu-en chưa biết Đức Chúa, và lời Đức Chúa chưa được mặc khải cho cậu. Đức Chúa lại gọi Sa-mu-en lần thứ ba. Cậu dậy, đến với Hê-li và thưa: “Dạ, con đây, thầy gọi con.” Bấy giờ ông Hê-li hiểu là Đức Chúa gọi cậu bé. Ông nói với Sa-mu-en: “Con về ngủ đi, và hễ có ai gọi con thì con thưa: “Lạy Đức Chúa, xin hãy phán, vì tôi tớ Chúa đang lắng nghe.” Được sự hướng dẫn của Thầy, nên khi nghe Thiên Chúa gọi lần thứ ba, Sa-mu-en đã mau mắn thưa: “Xin Ngài phán, vì tôi tớ Ngài đang lắng nghe.” Kể từ khi nhận ra tiếng Chúa, Sa-mu-en tiếp tục đàm đạo với Chúa nhiều lần. Sa-mu-en lớn lên, Đức Chúa ở với ông và Người không để cho một lời nào của Người ra vô hiệu.

- Mau mắn đáp lại ơn Chúa kêu gọi như bốn môn đệ đầu tiên (Mc 1,14-20):

Tin Mừng hôm nay thuật lại việc Đức Giê-su kêu gọi 4 môn đệ đầu tiên. Một là đôi anh em An-rê và Si-mon đang thả lưới dưới biển; Hai là đôi anh em Gia-cô-bê và Gio-an đang vá lưới trên thuyền. Các ông nghe Đức Giê-su kêu gọi đã mau mắn bỏ nghề đánh cá, bỏ lại cha già và những người làm công trên thuyền để đi theo làm môn đệ Người.

- Cần đáp lại ơn Chúa kêu gọi thế nào:

Ngày nay Chúa Giê-su cũng kêu gọi các tín hữu theo làm môn đệ Người bằng nhiều cách khác nhau: Người thì được Chúa gọi khi nghe một bài giảng trong thánh lễ; Người thì cảm phục gương sáng tốt lành, nghe lời khuyên của một linh mục hay một nữ tu thân quen; Người thì được ơn Chúa gọi sau một biến cố như qua cơn bệnh nặng, sau một thất bại, sau khi bị lừa đảo, ….

Vậy khi nghe được tiếng Chúa kêu gọi, chúng ta sẽ đáp lại thế nào: Lảng tránh trách nhiệm như ông Giô-na, hay mau mắn đáp lại như ông Sa-mu-en ? Sẵn sàng từ bỏ nghề đánh cá và từ giã người thân để theo làm môn đệ Chúa đi đánh bắt các linh hồn như bốn môn đệ đầu tiên trong Tin Mừng ?

 

2. Tính cấp bách của sứ vụ loan báo Tin Mừng Nước Thiên Chúa:

Tình hình thế giới hiện nay: Nếu thế giới được thu gọn thành một ngôi làng có 100 người, thì chúng ta sẽ dễ hình dung ra các thành phần trên thế giới theo tỷ lệ tương ứng như sau:

- Về dân số: 57 người thuộc Á Châu, 21 người thuộc Âu Châu, 8 người thuộc Phi Châu và 14 người thuộc các châu lục khác như Mỹ châu, Úc châu và châu Đại Dương.

- Về màu da: 30 người là da trắng; 70 người là da màu như da vàng, da đỏ, da đen.

- Về tôn giáo: 30 người là Ki-tô hữu gồm Công Giáo, Tin lành, Chính Thống, Anh giáo; 70 người thuộc các tôn giáo khác như Hồi giáo, Ấn giáo, Phật giáo, thần đạo hay không theo tôn giáo nào.

- Về của cải vật chất: Vào năm 2018, 42 tỷ phú hàng đầu thế giới nắm giữ số tài sản tương đương với 3,7 tỷ người nghèo nhất. 1% dân số thế giới chiếm 82% tổng tài sản được tạo ra trong 2017. Người sáng lập Amazon là Jeff Bezos, hiện trở thành người giàu nhất thế giới.

- Về trình độ tối thiểu: 70 người mù chữ không biết viết biết đọc.

- Về đời sống: 50 người thiếu ăn, bị suy dinh dưỡng.

- Về nhà ở: 80 người ở nhà ổ chuột không đủ tiêu chuẩn hay lang thang không nhà.

- Về văn hóa: Chỉ có một người là tốt nghiệp đại học!

Thực trạng nói trên cho thấy nhu cầu cấp bách của sứ vụ loan báo Tin Mừng Nước Thiên Chúa. Vậy mỗi người chúng ta sẽ chu toàn sứ mạng loan báo Tin Mừng thế nào ?

 

3. Chu toàn sứ vụ loan báo Tin Mừng:

- Giá trị của lối sống chứng nhân:

Đức Thánh Cha Phaolô VI đã viết: “Người đương thời sẵn sàng lắng nghe những nhân chứng hơn là những thầy dạy, hoặc nếu họ có nghe thầy dậy, thì bởi vì chính thầy dạy cũng là những nhân chứng”. Như vậy, chúng ta có quyền nghĩ rằng: nếu đời sống chứng nhân có tác dụng rất tốt trong việc loan báo Tin Mừng, thì ngược lại, không có gì nguy hại cho công cuộc truyền giáo bằng một lối sống phản chứng nơi người Kitô hữu! Mỗi tín hữu cần tránh những hành động bất công sai trái và sự bất hòa chia rẽ nội bộ.

- Loan báo Tin Mừng cụ thể là gì?

Loan báo Tin Mừng Nước Trời không những là nói về đạo cho người chưa biết Chúa, mà còn bằng việc góp phần kiến tạo một “Trời Mới Đất Mới” bắt đầu từ việc sám hối, góp phần xóa bỏ các tệ nạn và bất công xã hội, đến việc xây dựng cho gia đình và khu phố mình đang sống ngày một an toàn sạch đẹp hơn, công bình nhân ái hơn.

- Cần ý thức giới hạn của sức riêng mình:

Bấy giờ Đức Giê-su bảo Si-mon: “Hãy ra khơi thả lưới bắt cá”. Si-mon nói lên sự bất lực của mình: “Thưa Thầy, chúng tôi đã vất vả suốt đêm mà không bắt được gì cả. Nhưng dựa vào lời Thầy, tôi sẽ thả lưới” (Lc 5,5). Chính nhờ biết tin cậy và làm theo lời Chúa, mà Si-mon đã bắt được một mẻ cá lớn đến nỗi lưới hầu như bị rách. Qua đó cho thấy: về phạm vi đức tin, nếu làm theo ý riêng thì sẽ thất bại, nhưng nếu nghe theo lời Chúa thì chắc chắn sẽ thành công.

- Luôn tin cậy vào ơn Chúa trợ giúp: Trước sứ mạng được Chúa trao phó, thay vì sợ hãi thoái lui như ngôn sứ Gio-na xưa, chúng ta hãy cầu xin với lòng cậy trông phó thác như ngôn sứ Sa-mu-en: “Lạy Chúa, xin hãy phán, vì tôi tớ Chúa đang nghe”, rồi mau mắn thi hành lời Chúa dạy, bằng cách đi bước trước đến thăm những người nghèo khổ bệnh tật và người lương chưa biết Chúa, để cảm thông và khiêm tốn phục vụ họ như phục vụ chính Chúa. Nhờ đó mọi người sẽ nhận biết tin yêu Chúa để cùng được hưởng ơn cứu độ với chúng ta.

 

II. CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa Giê-su, xin cho chúng con ý thức sứ mạng phải tích cực làm chứng cho Chúa mọi lúc và mọi nơi. Để chu toàn sứ mạng quan trọng này, xin cho chúng con biết năng tham dự các buổi học sống Lời Chúa để hồi tâm sám hối tội lỗi, rồi cùng nhau thi hành các việc bác ái yêu thương như: đi thăm bà con lương dân, chia sẻ tiền bạc vật chất cho những người nghèo khó, khiêm tốn phục vụ những người bệnh tật neo đơn, an ủi động viên những người đau khổ bất hạnh... Xin cho chúng con biết cảm thông với Hội Thánh, tích cực cộng tác với các mục tử đi thăm viếng để đưa nhiều chiên lạc về với Chúa, hầu làm cho Nước Chúa mau hiển trị. Amen.

 

GOSPEL (Mk 1:14-20):

After John had been arrested,
Jesus came to Galilee proclaiming the gospel of God:
“This is the time of fulfillment.
The kingdom of God is at hand.
Repent, and believe in the gospel.”
As he passed by the Sea of Galilee,
he saw Simon and his brother Andrew casting their nets into the sea;
they were fishermen.
Jesus said to them,
“Come after me, and I will make you fishers of men.”
Then they abandoned their nets and followed him.
He walked along a little farther
and saw James, the son of Zebedee, and his brother John.
They too were in a boat mending their nets.
Then he called them.
So they left their father Zebedee in the boat
along with the hired men and followed him.

The Gospel of the Lord

 

Ban Mục Vụ Phụng Tự

Lm. Đan Vinh

Chúa Nhật II Thường Niên - Năm B -

TIN MỪNG: Ga 1,35-42. 

“Đây là Chiên Thiên Chúa.”

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo Thánh Gio-an:

Hôm sau, ông Gio-an lại đang đứng với hai người trong nhóm môn đệ của ông. Thấy Đức Giê-su đi ngang qua, ông liền lên tiếng nói: “Đây là Chiên Thiên Chúa”. Hai môn đệ nghe ông nói, liền đi theo Đức Giê-su. Đức Giê-su quay lại, thấy các ông đi theo mình, thì hỏi: “Các anh tìm gì thế?”. Họ đáp: “Thưa Ráp-bi (nghĩa là thưa Thầy), Thầy ở đâu?”. Người bảo họ: “Đến mà xem”. Họ đã xem chỗ Người ở, và ở lại với Người ngày hôm ấy. Lúc đó vào khoảng giờ thứ mười. Ông An-rê, anh ông Si-mon Phê-rô, là một trong hai người đã nghe ông Gio-an nói và đi theo Đức Giê-su. Trước hết, ông gặp em mình là ông Si-mon và nói: “Chúng tôi đã gặp Đấng Mê-si-a” (nghĩa là Đấng Ki-tô). Rồi ông dẫn em mình đến gặp Đức Giê-su. Đức Giê-su nhìn ông Si-mon và nói: “Anh là Si-mon, con ông Gio-an, anh sẽ được gọi là Kê-pha” (tức là Phê-rô).

Đó là Lời Chúa.

 

I. GỢI Ý & SUY NIỆM:

Sau khi được thầy giới thiệu Đức Giê-su, hai môn đệ của Gio-an Tẩy giả là An-rê và Gio-an đã đi theo Người đến nơi Người sống và đã ở lại với Người hôm ấy. Sau khi đã gặp gỡ và tin Đức Giê-su là Đấng Thiên Sai, An-rê đã giới thiệu Người với em mình là Si-mon. Ông dẫn em đến gặp Đức Giê-su để đi theo làm môn đệ Người và tích cực cộng tác với Người trong sứ vụ loan báo Tin Mừng Nước Trời.

 

A. GỢI Ý:

1. Nơi cuộc đời của Samuel, Thiên Chúa không để cho Lời nào của Người ra vô hiệu. Còn nơi cuộc đời tôi thì sao, Lời Chúa được gieo vào lòng tôi có tìm được mảnh đất màu mỡ để lớn lên, để sinh hoa kết trái ? Tôi có sẵn sàng lắng nghe tiếng Chúa và đáp lại Lời Người? Làm sao để Lời Chúa cũng không trở nên vô hiệu nơi cuộc đời tôi?

2. Ơn gọi của người kitô hữu là sống thiết thân với Chúa mỗi ngày, đến mức được kết hợp mật thiết với Ba Ngôi Thiên Chúa. Ơn gọi ấy mời gọi và đòi buộc chúng ta sống chiều kích thánh thiêng trong con người toàn diện, kể cả nơi thân xác. Bằng cách nào để tôi tránh xa những cám dỗ có thể khiến cho thân xác tôi dễ dàng ra ô uế?

3. Đếnvới Đức Giêsu” để “thấy Người”, sau đó, “ở lại với và “ở lại trong” Đức Giêsu rồi “ra đi làm chứng” về Người để khiến cho người khác cũng trở thành môn đệ của Người cũng là lời mời gọi của Chúa Giêsu cho từng người chúng ta hôm nay. Tôi có sẵn sàng đến với Chúa, ở lại để biết Chúa và kết hợp với Chúa? Tôi có đủ can đảm làm chứng về Chúa Giêsu hay giới thiệu Chúa Giêsu cho tha nhân trong môi trường sống hiện nay?

4. Đức Thánh Cha Phanxicô, trong sứ điệp về Ngày thế giới Ơn gọi 3/5/2020, đã nói: “Đi đúng hướng không phải là điều chúng ta tự mình có thể làm được, cũng không chỉ tùy thuộc vào con đường chúng ta đã chọn. Với tư cách cá nhân đơn độc, những quyết định của ta không đủ khả năng tìm ra được sự hoàn hảo trong cuộc sống”. Để đi đúng hướng ơn gọi, người ấy cần biết dựa vào Chúa và cần theo sự hướng dẫn của những người trung gian của Chúa. Ơn gọi là một ân huệ nên người ấy cần trân trọng đón nhận và đáp trả với lòng “biết ơn”.

 

B. SUY NIỆM:

1. An-rê sau khi gặp Đức Giê-su đã giới thiệu Người cho em là Si-mon:

An-rê là anh của Si-mon, một hôm được Gio-an Tẩy giả giới thiệu Đức Giê-su là “Chiên Thiên Chúa”. An-rê và Gio-an đã đi theo Đức Giê-su đến nơi Người ở và ở lại với Người ngày hôm đó. Sau khi đã tin Đức Giê-su là Đấng Thiên Sai, An-rê liền đi gặp em và nói: “Chúng tôi đã gặp Đấng Mê-si-a” (Ga 1,41), rồi dẫn em đến giới thiệu với Đức Giê-su. Đức Giê-su nhìn Si-mon và nói: “Anh là Si-mon, con ông Gio-an, anh sẽ được gọi là “Kê-pha” nghĩa là Đá (Ga 1,42).

Ngày nay Đức Giê-su cũng muốn chúng ta đi tìm Chúa, lắng nghe lời Người và sống kết hiệp với Người. Một khi đã tin yêu Chúa, chúng ta chắc chắn sẽ nhiệt thành giới thiệu Người với tha nhân chưa nhận biết Chúa, để họ cũng được chia sẻ niềm vui ơn cứu độ với chúng ta.

 

2. Tại sao hiện nay nhiều tín hữu vẫn còn thờ ơ, chưa nhiệt thành giới thiệu Chúa cho tha nhân?

- Có thể do họ nghĩ việc loan báo Tin Mừng là nhiệm vụ của các linh mục, mà chưa ý thức đó cũng chính là nhiệm vụ của mọi tín hữu nữa. Thực vậy, khi chịu phép rửa tội và Thêm Sức, chúng ta trở nên con Thiên Chúa và môn đệ Đức Giê-su, nên chúng ta có sứ mệnh làm chứng cho Người như Người đã lệnh cho các môn đệ trước khi lên trời: “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em” (Mt 28,19-20). “Anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giê-ru-sa-lem, trong khắp các miền Giu-đê, Sa-ma-ri và cho đến tận cùng trái đất” (Cv 1,8b).

- Có thể do họ chưa ý thức về giá trị của Lời Chúa nuôi dưỡng đức tin, nên chỉ lo tìm kiếm cơm ăn áo mặc vật chất, đang khi Chúa dạy: “Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho” (Mt 6,33).

- Có thể do họ mang mặc cảm tự ti về vốn liếng giáo lý Thánh kinh ít ỏi của mình, nên họ không dám mạnh dạn nói về Chúa, sợ không đáp lại được các vấn nạn do người lương đặt ra.

- Nhưng có lẽ lý do chính yếu là vì thiếu lòng tin yêu Chúa, do mới chỉ được lãnh nhận phép rửa bằng nước mà chưa được ơn tái sinh bằng Thánh Thần, nên không thiết tha với sứ vụ loan báo Tin Mừng. Nếu một người thực sự gặp Chúa và tin yêu Người, thì đương nhiên sẽ nhiệt tâm giới thiệu Chúa cho tha nhân, như An-rê đã làm với anh mình là Si-mon. Thánh Phao-lô sau khi gặp Chúa Phục Sinh tại thành Đa-mát, đã tin yêu Chúa nên hăng say loan báo Tin mừng như Ngài đã nói: “Tình yêu Đức Ki-tô thôi thúc chúng tôi” (2 Cr 5,14); Từ nay “Tôi sống nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Ki-tô sống trong tôi” (Gl 2,20); “Khốn thân tôi, nếu tôi không rao giảng Tin Mừng” (1 Cr 9,16)…

 

3. Lạy Chúa, con phải làm gì?

- Gặp gỡ Chúa: Là Ki-tô hữu, chúng ta cần năng tham dự thánh lễ mỗi ngày để được gặp Chúa Giê-su là “Chiên Thiên Chúa” (x Ga 1,35-36). Trong thánh lễ, chúng ta sẽ được nghe Lời Chúa phán, được kết hiệp với Chúa qua việc rước lễ. Mỗi ngày không quên đọc một chục kinh Mân Côi kết thúc bằng kinh Hòa Bình của thánh Phan-xi-cô để cầu nguyện cho việc loan báo Tin Mừng.

- Trong ngày, cần hiệp thông với Chúa bằng các lời nguyện tắt. Chẳng hạn: “Lạy Chúa, xin cứ phán dạy, vì tôi tớ Chúa đang lắng nghe” (1 Sm 3,9) ; “Lạy Chúa, xin thương xót con là kẻ có tội” (Lc 18,13); “Lạy Chúa, con tin. Xin Chúa hãy trợ giúp lòng tin yếu kém của con” (Mc 9,24) ; “Lạy Chúa, Chúa thông biết mọi sự. Chúa biết con yêu mến Chúa” (Ga 21,17) ; “Lạy Chúa, con phải làm gì?” (Cv 22,10)...

- Cần kèm theo lời cầu bằng một việc bác ái cụ thể như: chia sẻ cơm áo tiền bạc cho một người nghèo khó; đi thăm viếng một bệnh nhân liệt giường tại tư gia hay bệnh viện; phúng viếng một người trong khu xóm mới qua đời… Năng thành thật khen ngợi ưu điểm của người trong gia đình hay nhân viên dưới quyền để động viên họ làm việc tốt hơn.

- Ngoài ra, hãy nói về Chúa cho một người chưa nhận biết Chúa bằng cách giới thiệu một cuốn phim hay về đạo; Tặng một quyển sách truyện tích các thánh hoặc sách giáo lý đức tin; Mời bạn bè lương cùng tham gia chuyến đi công tác bác ái giúp cho đồng bào dân tộc vùng xa…

 

II. CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa Giê-su, xin dạy chúng con hiểu rằng: Chúa luôn muốn nhờ đôi tay chúng con để chia sẻ cơm áo cho những người nghèo đói và động viên an ủi những người bất hạnh; Chúa đang nhờ trái tim của chúng con để yêu thương những người đang lạc xa Chúa; Chúa đang nhờ miệng lưỡi của chúng con để an ủi động viên những kẻ tội lỗi, để trình bày về Chúa cho những người chưa nhận biết Chúa và rao giảng Tin Mừng Nước Trời cho những kẻ nghèo đói bệnh tật và bất hạnh.

Lạy Chúa, xin hãy dùng chúng con như khí cụ bình an của Chúa, để lau khô những giọt nước mắt của người đau khổ và góp phần kiến tạo một Trời Mới Đất Mới, giúp mọi người có niềm vui và hy vọng về cuộc sống hạnh phúc vĩnh hằng đời sau. Amen.

 

GOSPEL (Jn 1:35-42):

John was standing with two of his disciples,
and as he watched Jesus walk by, he said,
“Behold, the Lamb of God.”
The two disciples heard what he said and followed Jesus.
Jesus turned and saw them following him and said to them,
“What are you looking for?”
They said to him, “Rabbi" — which translated means Teacher ,
“where are you staying?”
He said to them, “Come, and you will see.”
So they went and saw where Jesus was staying,
and they stayed with him that day.
It was about four in the afternoon.
Andrew, the brother of Simon Peter,
was one of the two who heard John and followed Jesus.
He first found his own brother Simon and told him,
“We have found the Messiah” which is translated Christ.
Then he brought him to Jesus.
Jesus looked at him and said,
“You are Simon the son of John;
you will be called Cephas” which is translated Peter.

The Gospel of the Lord

 

Ban Mục Vụ Phụng Tự

Lm. Đan Vinh

 

Lễ Chúa Giê-su Chịu Phép Rửa -

TIN MỪNG: Mc 1,7-11.

“Con là Con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về Con.”

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo Thánh Mác-cô:

Khi ấy, Gio-an rao giảng rằng: “Có Đấng quyền thế hơn tôi đang đến sau tôi, tôi không đáng cúi xuống cởi quai dép cho Người: Tôi làm phép rửa cho anh em nhờ nước; Còn Người, Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần. Và đã xảy ra là trong những ngày đó, Đức Giê-su từ Na-da-rét miền Ga-li-lê đến, và được ông Gio-an làm phép rửa dưới sông Gio-đan. Vừa lên khỏi nước, Người liền thấy các tầng trời xé ra, và thấy Thần Khí tựa chim bồ câu ngự xuống trên mình. Lại có tiếng từ trời phán rằng: “Con là Con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về Con”.

Đó là Lời Chúa.

 

I. GỢI Ý & SUY NIỆM:

Tin mừng Mác-cô trình bày việc Đức Giê-su được tấn phong làm Vua Mê-si-a tương tự như một lễ phong vương gồm 3 nghi thức như sau:

Một là thanh tẩy: Đức Giê-su được Gio-an Tẩy Giả dìm trong nước sông Gio-đan.

Hai là xức dầu: Đức Giê-su được Thần Khí, qua hình ảnh chim câu, từ trời đáp xuống trên mình để xức dầu thiêng liêng tấn phong làm Vua Mê-si-a.

Ba là tung hô: Đức Giê-su cũng được Chúa Cha công khai thừa nhận là “Con rất yêu dấu” luôn làm mọi việc theo thánh ý Cha.

 

A. GỢI Ý:

1. Hãy lắng tai và đến với Ta, hãy nghe thì các ngươi sẽ được sống.” Ngôn sứ Isaia II tiên báo với dân Israel còn đang lưu đày về một thời đại mới đặt nền tảng trên việc lắng nghe chính Đức Chúa. Chính mối liên hệ chặt chẽ của dân với Thiên Chúa sẽ trở nên môt bảo đảm chắc chắn cho cuộc sống của họ. Mối tương quan của mỗi cá nhân, của mỗi cộng đoàn, của mỗi giáo xứ trong việc lắng nghe Lời Chúa sẽ là một bảo đảm chắc chắn cho đời sống đức tin của toàn thể Giáo hội.

2. Phàm ai tin rằng Đức Giêsu là Kitô và là Con Thiên Chúa.” Chỉ có niềm xác tín mạnh mẽ rằng Đức Giêsu là Đấng Kitô và là Con Thiên Chúa mới có thể làm cho con người được Thiên Chúa sinh ra và nhờ đó mới có khả năng để chiến thắng thế gian.

3. Đức Giêsu được ông Gioan làm phép rửa dưới sông Giôđan. Vừa lên khỏi nước…” Phép rửa của Đức Giêsu là hình ảnh tiên trưng cho cái chết và sự phục sinh của Người sau này. Hành vi mỗi người bị dìm vào nước nơi bí tích rửa tội cũng trở nên hình ảnh tiên trưng cho một nỗ lực cùng với Đức Kitô phải chết đi mỗi ngày, điều đó như là một bước trước cần thiết cho việc được thông phần vào cuộc phục sinh vinh hiển với Đức Kitô (x. Rm 6,8).

 

B. SUY NIỆM:

Tin mừng lễ Đức Giê-su chịu phép rửa hôm nay dạy chúng ta bài học về mầu nhiệm nhập thể của Chúa Giê-su. Người chính là Con Thiên Chúa đã đến lập cư giữa loài người và trở thành người phàm giống như chúng ta mọi đàng ngoại trừ không có tội. Khi đứng xếp hàng để được Gio-an dìm xuống dòng sông chịu thanh tẩy bằng nước, Đức Giê-su đã thiết lập bí tích rửa tội để thanh tẩy các tín hữu chúng ta bằng Nước và Thánh Thần hầu ban ơn thánh hóa giúp chúng ta trở nên con Thiên Chúa giống như Người. Từ nay chúng ta không còn phải là kẻ xa lạ, nhưng là người nhà của Thiên Chúa. Qua bí tích Thánh Tẩy chúng ta đã được tháp nhập làm chi thể của đầu nhiệm thể là Đức Giê-su. Hơn nữa, chúng ta còn được tham phần vào ba chức vụ của Người là ngôn sứ, tư tế và vương đế. Tuy nhiên, điều quan trọng chúng ta cần học tập Chúa Giê-su hôm nay là thực thi đức khiêm hạ trong lời nói và việc làm.

 

1. Gương khiêm hạ của Đức Giê-su và của Gio-an Tẩy Giả:

- Đức Giê-su đã dạy các môn đệ học tập đức khiêm nhường của Người như sau: “Anh em hãy mang lấy ách của tôi, và hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường” (Mt 11,29). Người đã nêu gương khiêm hạ khi rửa chân hầu hạ các môn đệ và sau đó dạy các ông bài học khiêm nhường: “Anh em gọi Thầy là “Thầy” là “Chúa”, điều đó phải lắm. Vì quả thật, Thầy là “Thầy” là “Chúa”. Vậy nếu Thầy là “Chúa” là “Thầy”, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau. Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em” (x. Ga 13,13-15). Qua bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giê-su đã biểu lộ đức khiêm nhường khi đứng xếp hàng để xin Gio-an làm phép rửa, dù Người hoàn toàn vô tội (x. Mc 1,9).

- Còn Gio-an Tẩy Giả cũng thể hiện sự khiêm nhường khi thú nhận mình không đáng làm đầy tớ cho Đấng Thiên Sai như sau: “Có Đấng quyền thế hơn tôi đang đến sau tôi, tôi không đáng cúi xuống cởi quai dép cho Người” (Mc 1,7). Ông cũng khẳng định mình không phải là Đấng Ki-tô Thiên Sai mà chỉ là tiếng người la to trong hoang địa để kêu gọi người ta chuẩn bị tâm hồn đón nhận Đấng Ki-tô sắp đến (x. Ga 1,20.23). Gio-an còn chứng tỏ về đức khiêm nhường khi ông thừa nhận thân phận tiền hô của mình đối với Đấng Thiên Sai Giê-su: “Chính anh em làm chứng cho thầy là thầy đã nói: Tôi đây không phải là Đấng Ki-tô, mà là kẻ được sai đi trước mặt Người. Người phải nổi bật lên, còn thầy phải lu mờ đi” (x.Ga 3,30), và truyền cho họ bỏ ông để theo làm môn đệ Đức Giê-su.

 

2. Chúng ta cần làm gì để thực hành nhân đức khiêm nhường?

- Khiêm nhường trong lời nói: Hãy nói ít nghe nhiều; Không khoe khoang thành tích của mình; Không phê bình nói xấu người vắng mặt; Sẵn sàng xin lỗi khi mắc phải sai sót khiến tha nhân buồn lòng; Kịp thời khen thưởng người cộng tác để động viên những cố gắng của họ; Can đảm bênh vực những người yếu đuối thân cô thế cô bị kẻ khác đàn áp bóc lột.

- Khiêm nhường trong thái độ: Năng dâng lời cảm tạ hồng ân Thiên Chúa và cám ơn những ai làm ơn cho mình; Luôn có thái độ hiền hòa và nhẫn nhịn tha nhân; Biết làm chủ tính nóng giận và không to tiếng la mắng người dưới; Luôn sống châm ngôn “dĩ hoà vi quí”, tránh thái độ “Bé xé ra to”, hoặc “chuyện không có gì mà làm cho ầm ĩ”; Sẵn sàng đi bước trước đến với tha nhân; Biết bỏ ý riêng mình để làm theo ý Chúa thể hiện qua ý bề trên hay ý chung của tập thể.

- Khiêm nhường trong cách ứng xử: Không đổ lỗi cho người khác, nhưng “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân”; Kiên nhẫn lắng nghe lời phê bình góp ý của người khác; Tận tình phục vụ tha nhân vô vụ lợi kèm theo sự khôn ngoan để tránh bị lợi dụng; Tránh thái độ “Thượng tôn hạ đạp”; Can đảm đứng ra bênh vực những người “thân cô thế cô”; Khi công việc bị thất bại sẽ không đổ lỗi cho người khác, mà nhận phần trách nhiệm của mình; Khi thành công thì nhận là do ơn Chúa ban và là công của tập thể. Khi làm được điều gì tốt thì hãy khiêm tốn tự nhủ: “Chúng tôi là những đầy tớ vô dụng. Chúng tôi đã chỉ làm việc bổn phận đấy thôi” (Lc 17,10).

 

II. CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa Giê-su, qua việc tình nguyện xếp hàng xin Gio-an làm phép rửa, Chúa muốn dạy chúng con thực thi đức khiêm nhường, là nền tảng của sự thánh thiện. Về phần con, con mang trong mình đầy những tội lỗi khuyết điểm, thế mà con lại thường ngại ngùng khi phải thú tội trong tòa giải tội. Con chỉ là một kẻ bất tài vô đức, thế mà con lại thích được người đời khen ngợi về tài năng và lòng đạo đức của mình. Con thiếu khả năng lãnh đạo, thế mà con lại muốn giữ chức vụ quan trọng trong tập thể...

Lạy Chúa Giê-su, “Đấng hiền lành và khiêm nhường trong lòng”, xin thanh tẩy con sạch mọi thói hư tật xấu, nhất là thói tự ái cao và tự mãn. Xin giúp con thành tâm hoán cải để luôn ứng xử hiền lành và khiêm tốn hơn, để con đáng được Chúa thứ tha tội lỗi và sau này được Chúa ban hạnh phúc Nước Trời đời đời. Amen.

 

GOSPEL (Mk 1:7-11):

And this is what he proclaimed: “One mightier than I is coming after me. I am not worthy to stoop and loosen the thongs of his sandals.

I have baptized you with water; he will baptize you with the holy Spirit.”

The Baptism of Jesus.

It happened in those days that Jesus came from Nazareth of Galilee and was baptized in the Jordan by John.

On coming up out of the water he saw the heavens being torn open and the Spirit, like a dove, descending upon him.

And a voice came from the heavens, “You are my beloved Son; with you I am well pleased.”

The Gospel of the Lord

 

Ban Mục Vụ Phụng Tự

Lm. Đan Vinh

CÂU CHUYỆN HÀNG TUẦN

Chúa Nhật Lễ Lá - Năm B -

MỘT CHÚT TỘI LỖI... MỘT CHÚT RỜI XA 

Có thể nói cuộc thương khó của Chúa Giêsu là một cuộc thương khó lịch sử, nơi đó dạy cho chúng ta biết bao nhiêu bài học làm người. Bài học của sự khôn ngoan và dám bảo vệ cho lẽ phải, mà những người xét xử Chúa Giêsu đã không làm tròn bổn phận của mình, vì lợi ích cá nhân. Bài học về sự khôn ngoan trước những thế lực của sự ác, phải trả lời sao cho lẽ phải. Bài học về sự nhịn nhục và tha thứ. Có thể mọi nỗi đắng cay, phản bội của cuộc sống Chúa Giêsu đã hứng chịu để dạy chúng ta cách sống làm người.

Làm người thật khó, vì chúng ta mang thân phận tội nhân, vừa chiến thắng chính bản thân mình vừa chiến thắng ba thù. Nhưng có lẽ chiến thắng chính mình là chiến thắng vĩ đại nhất. Chỉ cần chiến thắng chính mình, bạn sẽ có thể chiến thắng được ba thù. Bởi kẻ thù lớn nhất là chính bản thân. Bất hạnh đôi khi không đến từ cuộc sống nhưng đến từ chính mình. Bởi tham vọng cá nhân mà chúng ta đôi khi hủy hoại chính cuộc đời mình. Làm thế nào để từ bỏ được cái tôi cá nhân, có lẽ lúc này bất hạnh sẽ không còn tồn tại.

Cũng chỉ vì tham vọng và ganh ghét mà mọi người đóng đinh Chúa vào thập giá. Cũng vì yêu thương và cứu chuộc con người mà Chúa Giêsu chịu chết. Cái chết của Ngài dạy cho ta biết bao nhiêu bài học làm người.

Thế nên, mỗi một tuần đại thánh diễn ra là một lần cho ta cảm xúc. Ta có thể yêu kính Chúa hơn và nhìn nhận bản thân mình hơn hoặc ta có thể chai lì hơn... Nó hoàn toàn lệ thuộc vào cảm xúc của chúng ta và quyết định của chúng ta. Chúng ta chọn lựa cho mình một cảm xúc và một thái độ sống. Chính thái độ sống này sẽ quyết định phần rỗi mai hậu.

Có lẽ ai trong chúng ta cũng yêu thích sự thiện, có lẽ rất hiếm ai không yêu thích điều tốt, chỉ là thân phận con người thì tham vọng, yếu đuối và tội lỗi. Một chút nuông chiều cảm xúc bản thân là một chút xa rời Chúa. Thôi thì phải cố gắng và rèn luyện mỗi ngày. Và cho dù có những lúc thật cô đơn, thật đau khổ nhưng vẫn phải tin tưởng vào ơn cứu độ, quyền năng và sức mạnh của Thiên Chúa.

Chúa Giêsu, Ngài là Con Một Thiên Chúa mà đứng trước cái chết Ngài còn đau đớn, sợ hãi: “Ê-lô-i, Ê-lô-i, la-ma-xa bác tha-ni. Lạy Thiên Chúa, Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con.” ( Mc 15, 34). Vậy nói gì đến chúng ta, là những phàm nhân mỏng dòn và tội lỗi, làm sao chúng ta có thể đứng vững trước thách đố của cuộc sống mà không nao núng, sợ hãi được.

Năm nào đến tuần đại lễ, lòng tôi cũng trào dâng cảm xúc lâng lâng khôn tả. Đúng là không có gì buồn hơn cái chết. Cái chết của Chúa lại càng đáng buồn hơn vì tội lỗi của nhân loại. Nhưng mà sau nỗi buồn là niềm vui, là hy vọng. Đó mới thực là đại phúc của chúng ta.

Lạy Chúa, cảm ơn Ngài đã chết và sống lại cho con để con không cảm thấy tuyệt vọng trước mọi thách đố của cuộc đời. Ngài đã chia sẻ với con đến tận cùng của cái chết là tận cùng của tình yêu thương. Xin giúp con vì tình yêu thương cao cả đó mà can đảm sống niềm vui ơn cứu độ trong suốt cuộc đời con, đừng vì một chút tội lỗi mà một chút rời xa...

 

M. Hoàng Thị Thùy Trang

 

Chia Sẻ Cảm Nghiệm -

THÁNH GIUSE ĐÓN NHẬN MẦU NHIỆM   

Kitô giáo thường hay nói đến các mầu nhiệm như: Mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi, mầu nhiệm Ngôi Hai Nhập Thể, mầu nhiệm Đức Trinh Nữ sinh con mà vẫn đồng trinh... Mầu nhiệm là điều gì đó cao siêu, khó hiểu, là điều kín đáo chưa được nói cho biết, và nhiều khi nói ra thì ngay cả điều đó cũng vượt tầm hiểu biết của con người, khiến con người không thể nắm bắt được một cách rõ ràng và tường tận.

Hôm nay, Giáo hội cho chúng ta mừng kính trọng thể thánh cả Giuse, người có tước hiệu “Đấng công chính”. Thánh Giuse đã trở nên công chính vì biết vâng phục ý Chúa và biết sống theo lời dạy của Thiên Chúa trong mọi hoàn cảnh. Cho dù, những sự kiện xảy ra trong cuộc sống đầy oái ăm, bí nhiệm nhưng thánh Giuse vẫn vâng theo ý Chúa, để chương trình cứu độ của Ngài được thành tòan.

Thật vậy, bài Tin Mừng ngày mừng lễ thánh Giuse được trích từ Phúc âm thánh Matthêu (Mt 1,16.18-21.24), đã minh chứng cho chúng ta biết rõ về sự công chính của thánh Giuse trong việc vâng phục Thiên Chúa, qua mầu nhiệm mà ông rất khó hiểu, mầu nhiệm Con Thiên Chúa nhập thể trong cung lòng Đức Trinh Nữ Maria. Mầu nhiệm Con Thiên Chúa nhập thể đúng là vượt tầm hiểu biết của con người như thánh nhân, nhưng Giuse vẫn đáp tiếng xin vâng để đón nhận.

Đúng thế, điều khó hiểu trước tiên cho Giuse có lẽ là việc Maria mang thai. Maria được xem là, người vợ dịu hiền, đầy nhân đức thánh thiện như thế, nhưng tại sao lại mang thai khi mà Giuse “chưa ăn ở” với cô? Suy đi, nghĩ lại và có khi cảm thấy đớn đau trong lòng, nhưng vẫn chưa có lời đáp cho thỏa đáng…nên Giuse quyết tâm “bỏ của chạy lấy người” một cách kín đáo, âm thầm để không bị ảnh hưởng đến đời sống của cả hai người. Đó có thể là suy tính mang yếu tố rất con người nơi thánh Giuse: “…ông Giuse chồng bà Maria là người công chính và ông không muốn tố giác bà, nên mới định tâm bỏ bà cách kín đáo” (Mt 1,19). Thực ra, một số nhà chú giải không cho rằng, Giuse “bỏ của chạy lấy người”, nhưng ông thấy mầu nhiệm quá cao siêu nên không dám đón nhận, không dám cạnh tranh với Thiên Chúa của ông.

Băn khoăn, lo lắng… là dấu chỉ của một con người đầy bất an. Giuse không an lòng lắm với “mầu nhiệm” cực kỳ khó hiểu này! Nhưng Giuse là người công chính, không muốn tố giác sự việc này, nên đành âm thầm “đào tẩu”. Có lẽ trong trái tim của Giuse lúc này đã trào tràn tình yêu vô hạn, nhưng cũng chứa chan mùi vị đắng cay, khổ đau. Ông yêu thương Maria mà không cần đến luật pháp can dự; nếu ông tố giác Maria về tội “ngoại tình” thì luật pháp sẽ xử cô cho đến chết (bị ném đá cho đến chết). Đúng là chỉ có tình yêu mới can dự vào ý muốn của Giuse, ông thà chịu đựng trong âm thầm hơn là nhìn thấy cảnh tượng người vợ của mình bị ném đá cho đến chết. Ông đã đưa ra quyết định “đào tẩu” khỏi Maria một cách rất kín đáo, để cô được an toàn.

Thánh ý của Thiên Chúa thật nhiệm mầu, khi đã làm cho Đức Maria thụ thai bởi quyền năng của Chúa Thánh Thần, thì cũng phải làm cho Giuse khai thông về mầu nhiệm khó hiểu này nữa. Người đã hiểu thấu tâm trạng “khó xử” của Giuse và đã khai lòng mở trí qua giấc mộng cho ông, để ông tạm hiểu và chấp nhận “mầu nhiệm khó hiểu” đó: “Này Giuse, con cháu Đavit, đừng ngại đón bà Maria vợ ông về, vì người con bà đang cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần. Bà sẽ sinh con trai và ông sẽ đặt tên cho con trẻ là Giêsu, vì chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ” (Mt 1,20-21).

Khi Giuse đã được “khai thông bế tắc” mầu nhiệm Thiên Chúa Nhập Thể trong cung lòng của vợ mình, ông đã đón nhận với tâm tình tôn kính, vâng phục Thiên Chúa: „Khi tỉnh giấc, ông Giuse làm như sứ thần Chúa dạy” (Mt 1,24a). Như thế, nhờ sự vâng phục, Giuse đã cho nhân loại thấy được giá trị Thiên Chúa “cứu” qua con người nhỏ bé Giêsu mà chính ông là người hướng dẫn, nuôi nấng và bảo vệ trong gia đình Nazareth.

Quả thật, vâng phục là thái độ mau mắn đáp lời của Thiên Chúa. Giuse đã vâng phục Thiên Chúa, nên ý định của Thiên Chúa được thành toàn và Giuse đã đóng góp phần mình rất lớn vào chương trình cứu độ này. Nếu chúng ta gọi Đức Maria với tước hiệu “Mẹ Đấng cứu chuộc”, chúng ta cũng có thể gọi thánh Giuse là “cha nuôi của Đấng cứu chuộc” thì chẳng có gì là sai trái cả. Ngài đáng được đón nhận tước hiệu như thế, vì ngài cũng đã tham gia vào sứ vụ cứu chuộc của Con Thiên Chúa.

Vâng phục một cách đơn sơ và mau mắn là thái độ của Giuse, để mầu nhiệm Nhập Thể được thành toàn. Nếu hôm nay, Chúa nói với chúng ta những sứ điệp Người mong muốn qua giấc mộng, qua bao con đường khác, rất riêng tư, mà chỉ mình ta cảm nhận được… nếu chúng ta cũng mau mắn đáp tiếng “xin vâng” như Giuse, chắc chắn chúng ta cũng sẽ đóng góp phần nhỏ bé của mình vào công cuộc cứu độ của Thiên Chúa đối với thế giới này.

Lạy Chúa, xin cho chúng con biết mở rộng cõi lòng, để chúng con đón nhận mầu nhiệm Chúa Nhập Thể mỗi ngày qua Bí Tích Thánh Thể như chính thánh Giuse xưa đã đáp tiếng “xin vâng” để đón nhận Thiên Chúa nhập thể vào thế giới. Amen.

 

Minh An

Chia Sẻ Cảm Nghiệm -

BUÔNG BỎ 

Có lẽ ai đã từng một lần trong đời đối diện với những sự dữ, những thách đố, những lo ngại về bệnh tật và đói nghèo sẽ thấu hiểu hơn nỗi lòng của Chúa Giêsu trong bài Tin mừng hôm nay khi đứng trước giờ tử nạn: “Lạy Cha, xin cứu con khỏi giờ này, nhưng chính vì giờ này mà con đã đến”. (Ga 12, 27)

Trong muôn vàn nỗi sợ, thì nỗi sợ lớn nhất vẫn là sự chết. Vì chết là chấm dứt mọi cơ hội trên trần gian. Đời sau chỉ còn là thưởng, phạt và không còn cơ hội nữa. Cơ hội chỉ có trên trần gian mà thôi. Nếu như bạn muốn làm người tốt, cũng chỉ có cuộc sống trên trần gian mới cho bạn cơ hội. Nếu như bạn muốn yêu, cũng chỉ làm người mới có thể yêu. Khi sự sống này khép lại, mở ra sự sống đời sau nơi ấy chỉ có thể là thưởng và phạt.

Ngôi Hai Thiên Chúa làm người, chia sẻ với con người tận cùng của kiếp người, ngay cả cái chết, để nhân loại hiểu rằng Ngài yêu thương họ thế nào. Sự chết, sự dữ và cái ác hoàn toàn không phải do Thiên Chúa tạo nên mà là hậu quả của tội. Con người đã lạm dụng tự do Thiên Chúa ban để sống phản nghịch với ý muốn của Ngài. Tuy nhiên, Thiên Chúa đã không bỏ rơi con người, mặc cho họ tội lỗi đến chừng nào. Thiên Chúa chán ghét tội lỗi nhưng Ngài không từ bỏ tội nhân, Ngài cũng không bao giờ khinh miệt họ. Trái lại Ngài đã yêu thương họ với tất cả trái tim mình. Chỉ có thể là Thiên Chúa, chỉ có thể là Ngài mới có tình yêu thương vĩ đại như vậy. Thiên Chúa yêu thương con người mà Ngài tạo dựng. Ngài không từ bỏ tạo vật mà Ngài tác tạo. Ngài đã hy sinh chính Con Một Ngài để cứu chuộc họ. Ngôi Hai Thiên Chúa vì yêu thương Chúa Cha, vì yêu thương nhân loại nên đã hy sinh bản thân chuộc tội cho chúng ta. Vì là con người, mới chia sẻ hết mọi nỗi thống khổ của kiếp người, Ngài cũng biết hoài nghi, lo âu và hoảng sợ trước cái chết. Để ta thấy rằng ta không đơn độc, ta không cô đơn, mà mọi khó khăn của kiếp người, chính Chúa Giêsu đã trải qua để chia sẻ với chúng ta. Thế nên, đừng buồn nữa, hãy can đảm và tin tưởng.

Thú thật, tôi sợ nhất cái chết. Vì không nỗi cô đơn nào lớn hơn cái chết. Cảm giác mất đi tất cả không đáng sợ bằng cảm giác không còn tồn tại và vĩnh viễn rời xa người thân. Ngày xưa, khi còn non trẻ, tôi khao khát cao xa bằng việc sẻ chia kiếp người với mọi người, nhưng ngày nay tôi hiểu rằng hiện giờ trong trái tim tôi chỉ có thể chứa được tình yêu thương dành cho gia đình nhỏ bé của mình. Có lẽ nơi ấy là nơi duy nhất có tình yêu thương thực thụ, không gian dối, không bỏ buông...

Thiên Chúa chưa bao giờ bỏ rơi con người mặc dầu họ tội lỗi, tôi cũng chưa một lần trong đời có ý định bỏ rơi ai. Không yêu thương được, tôi cũng không có ý định tổn thương họ dù chỉ một lần. Tôi học được nơi Ngài tình yêu thương tha thứ và bao dung vô bờ bến. Trái tim tôi thấy ấm áp vì được tựa vào trái tim Ngài. Ở nơi Ngài tôi thấy được lòng mình, tôi tìm được sự thấu hiểu, sự an ủi, sự cảm thông, sự sẻ chia và ơn cứu độ. Tôi chỉ buồn mình là kẻ tội lỗi...

Lạy Chúa, cảm ơn Ngài đã chia sẻ kiếp người với con cho đến tận cùng của cái chết. Ngài cũng đã từng đối diện và trải qua cái chết, thì làm sao con có thể tránh khỏi. Biết rằng không có nỗi buồn nào lớn hơn cái chết nhưng mà con cũng rất khó chấp nhận. Chỉ là con không muốn rời xa người thân của mình. Tài sản cao quí nhất của đời người chính là tình yêu thương của gia đình, nơi đó mọi người yêu thương nhau thực sự và mong muốn mãi mãi ở bên nhau. Nơi đó nếu đúng thực là một gia đình, sẽ không buông bỏ nhau bao giờ. Nếu như Thiên Chúa đã chẳng bao giờ rời xa con, thì xin giúp con can đảm tin tưởng tuyệt đối và phó thác đời mình cho tình yêu thương quan phòng của Ngài, mặc cho người đời có buông bỏ con...

 

M. Hoàng Thị Thùy Trang

 

Chia Sẻ Cảm Nghiệm -

ĐỪNG LÀM ƯỚT HIỆN TẠI

“Như ông Môsê đã giương cao con rắn trong sa mạc, Con Người cũng sẽ phải được giương cao như vậy.” (Ga 3, 14) Có lẽ đây là câu Tin mừng mà tôi ấn tượng nhất, vì nơi đó ẩn chứa tất cả mầu nhiệm của sự hy sinh. Chúa Giê su đã hy sinh chính bản thân mình cho Thiên Chúa Cha và cho nhân loại. Ngài đã yêu thương hết mình và hy sinh hết mình.

Tình yêu luôn gắn liền với sự hy sinh. Hy sinh một miếng ăn, hy sinh một công việc, hy sinh một mệt nhọc, hy sinh một đam mê, hy sinh một thời gian... cho người mình yêu thương. Tình yêu thương thực sự không bao giờ có tính toán, so đo và chi li. Nếu như ai đó yêu bạn mà còn so đo tính toán mọi việc với bạn thì họ chưa thực sự yêu bạn đúng nghĩa đâu. Họ chỉ yêu chính bản thân họ mà thôi. Cứ nhìn hành động hy sinh của một ai đó cho bạn, bạn sẽ hiểu rằng người đó yêu bạn đến chừng nào.

Ôi tình yêu nhiệm mầu lắm, kẻ không coi trọng tình yêu thì chả bao giờ hiểu tình yêu là gì. Kẻ coi trọng tình yêu sẽ từng ngày khám phá ra sự kỳ diệu của tình yêu. Tình yêu là thứ thuộc về trái tim và chả có lý lẽ nào có thể giải thích được. Tình yêu cũng chả bao giờ có lỗi, không ai có thể lên án một trái tim yêu thương cả. Có chăng chỉ là chọn lựa hành động yêu thương, cách sống yêu thương chưa chuẩn mực mà thôi.

Con tim có cảm xúc của nó, tuy nhiên chúng ta không thể nô lệ cảm xúc mà bỏ qua chuẩn mực đạo lý mà Thiên Chúa muốn. Con tim có nỗi đau của nó mà chúng ta không thể nào lên án hay khinh miệt. Đừng bao giờ nguyền rủa hay khinh miệt trái tim yêu thương của người khác. Chỉ thông cảm cho họ, nếu như họ có chọn lựa chưa đúng hay nói khác hơn, họ không thắng vượt cảm xúc bản thân để sống theo chuẩn mực đạo lý mà thôi. Vậy cái lỗi không phải tại tình yêu, cái lỗi là ở bản ngã.

Không biết từ bao giờ tôi trở nên thông cảm với mọi biến cố xảy ra trong cuộc sống, không phải tại thái độ bàng quan, nhưng đúng hơn là tôi thấu hiểu. Tôi thấu hiểu mọi chuyện ở cuộc đời này để không quá kỳ vọng vào bất cứ ai, không quá tuyệt vọng vào bất cứ chuyện gì. Bình tĩnh sống thật ra rất quan trọng, bình tĩnh đối diện với tất cả mọi chuyện xảy ra trong cuộc đời này, bạn sẽ thấy cuộc sống không quá nghẹt thở đâu.

Có một người yêu thương bạn, tạo dựng nên bạn, cho bạn cơ hội trải nghiệm kiếp người trong cuộc đời này, luôn tha thứ và cứu độ bạn lẽ ra bạn phải thật hạnh phúc mới đúng. Tại sao bạn có thể hoài nghi và tuyệt vọng chỉ vì không thỏa mãn được tham vọng bản thân.

Kiếp sống này có thực sự buồn tẻ khi phải đối diện với sự sống cái chết? Hay đằng sau cái chết này, bạn còn có một thứ hạnh phúc đáng giá hơn, đó là thứ hạnh phúc bất diệt? Thiên Chúa đã yêu thương bạn đến tận cùng, tạo dựng, cứu chuộc, tha thứ và thương yêu.

Lạy Chúa, những ngày chay thánh là ngày cho con hiểu rằng Chúa yêu thương con đến chừng nào. Xin cho con niềm tin và lòng trông cậy vào tình yêu và lòng thương xót ấy. Xin giúp con nhìn lên cây thánh giá mà nhận ra tình yêu Thiên Chúa hy sinh cho con, để đừng vì một chút đau khổ mà làm nhòa ướt hiện tại Thiên Chúa trao ban.

 

M. Hoàng Thị Thùy Trang

 

Chia Sẻ Cảm Nghiệm -

ĐỀN THỜ CỦA CHÚA

Một trong những vấn đề lớn của thế giới hiện nay là nạn ô nhiễm môi sinh. Các giòng sông đang bị ô nhiễm vì biết bao chất thải dơ bẩn, độc hại. Không khí ta hít thở đang bị đe dọa vì bụi bặm, vì khói xe, khói nhà máy. Nước biển bị ô nhiễm vì nạn dầu nhớt rò rỉ, vì chất thải của những lò phản ứng nguyên tử. Tầng khí quyển bị những chất khí độc chọc thủng đang làm thay đổi khí hậu và gây ra những căn bệnh nguy hiểm. Để con người có thể sống và phát triển được, thế giới cần phải được thanh tẩy khỏi các nguồn ô nhiễm.

Sự ô nhiễm không chỉ trong môi trường vật lý. Nhiều môi trường khác như môi trường văn hóa, môi trường đạo đức cũng đang bị ô nhiễm trầm trọng. Tôn giáo không tránh khỏi nạn ô nhiễm. Muốn cho bầu khí đạo đức được trong sạch, muốn cho đời sống tâm linh tồn tại và phát triển, tôn giáo cũng cần được thanh tẩy.

Những người quản lý đền thờ, lúc ban đầu, có thể đã tổ chức bán chiên bò, chim bồ câu, hay đổi tiền đổi bạc với tinh thần phục vụ, với ý hướng ngay lành là để giúp cho người lên đền thờ có sẵn lễ vật, khỏi phải mang theo từ xa. Cũng là một thứ dịch vụ, thế nhưng đồng tiền lại là một cái dốc, có thể nói được là êm ả và người ta cũng có thể bị tuột trên cái dốc này một cách êm ả không hay biết.

Có biết bao nhiêu việc khởi đầu là phục vụ, là cứu trợ, là bác ái, là từ thiện, là tôn vinh Chúa và mưu ích cho các linh hồn, cho xã hội. Nhưng rồi theo hơi men của đồng tiền đã biến thành chuyện kinh tài thuần tuý, chạy theo lợi nhuận, mưu cầu địa vị, thanh danh hay quyền lực riêng cho mình. Lợi nhuận sẽ kéo theo gian dối, chèn ép, bất hoà và bất công.

Và như chúng ta đã thấy, đền thờ, mặc dù vẫn được coi là nơi thiêng liêng, nơi để con người hướng tâm hồn lên trên những cái quen được gọi là trần tục, chóng qua, nơi giúp con người tìm gặp cái vô giá, cũng có thể biến thành chợ búa, thành hang trộm cướp, nơi người ta cãi cọ nhau, giành giật nhau.

Trước cảnh tượng như vậy, cùng với lòng nhiệt thành đối với nhà Chúa, Ngài đã lấy dây thừng làm roi để xua đuổi phường buôn bán và quân đổi tiền ra khỏi đền thờ. Ngài đổ tung tiền của họ xuống đất và xô nhào bàn ghế của họ.

Với chúng ta cũng thế, kể từ khi lãnh nhận bí tích Rửa Tội, tâm hồn chúng ta đã trở nên như một đền thờ, một gian cung thánh sống động, một nơi cho Thiên Chúa ngự trị. Thế nhưng, cùng với thời gian, lòng đam mê tiền bạc, của cải vật chất đã xô đẩy chúng ta vấp phạm hết tội này đến tội khác. Bởi vì như chúng ta thường nói: tiền bạc là một tên đầy tớ tốt nhưng nó lại là một ông chủ hà khắc, khả dĩ bóp nghẹt những tình cảm cao đẹp nhất của chúng ta.

Đúng thế, vì đam mê chạy theo tiền bạc mà chúng ta sao lãng những bổn phận đối với Chúa. Vì đam mê chạy theo tiền bạc, chúng ta sẵn sàng gian tham, chèn ép và đối xử bất công với những người chung quanh. Vì đam mê chạy theo tiền bạc, chúng ta sẵn sàng ăn trộm, ăn cắp, ăn gian, ăn quỵt, cũng như ăn hối lộ. Tất cả những tội lỗi phát sinh từ lòng đam mê chạy theo tiền bạc ấy, đã biến tâm hồn chúng ta trở nên như một cái chợ, một hang ổ trộm cướp, chứ không còn phải là một gian cung thánh, một ngôi đền thờ sống động cho Chúa nữa.

Điện thờ mới gắn liền với sự chết và phục sinh của Chúa Giêsu. Thánh Gioan đã đi từ một đền thờ, ieros, Giê-ru-sa-lem cụ thể, với những gian nhà và không gian chung quanh (2,14.15) đến một không gian hẹp hơn. Đó chỉ là điện thờ, naos, là nơi để cử hành các nghi thức thờ phượng Thiên Chúa (2,19.20. 21). Đền thờ Giêrusalem tượng trưng cho cơ chế và quyền bính của Do thái giáo. Chúa Giêsu không nói gì đến việc phá hủy đền thờ và quyền bính nầy, theo như lời cáo buộc sau nầy (Mc 14,58; Mt 26,61). Việc thanh tẩy đền thờ dẫn đến việc loan báo dựng lên một điện thờ mới chứng tỏ đền thờ cũ không cần thiết nữa và phải được thay thế (cf. 4,21).

Việc thay thế sẽ không là xây dựng một đền thờ trong bốn mươi sáu năm, mà trong ba ngày. Thân thể Chúa Giêsu chính là điện thờ. Người sẽ chết và sống lại trong ba ngày. Sự chết của Người được ám chỉ trong trích dẫn Thánh vịnh 69,10: “Nhiệt tâm cho nhà Người sẽ hủy hoại tôi” và trong mệnh lệnh “Các ông hãy phá huỷ điện thờ này đi” (2,19). Trong khi để chỉ sự sống lại, thánh Gioan đã cố ý dùng chữ egeiro, có hai nghĩa: dựng lên một căn nhà hay một đền thờ, và làm cho đứng dậy, trỗi dậy. Động từ nầy được dùng để chỉ việc Chúa Cha làm cho Chúa Giêsu trỗi dậy từ cõi chết (2,22; 21,14).

Điện thờ là nhà của Thiên Chúa, là nơi gặp gỡ giữa con người và Thiên Chúa. Nơi đó sẽ không còn là một không gian, mà là một đấng: Chúa Giêsu Kitô Sống Lại.

Ngày nay, người ta nói nhiều về việc suy thoái đạo đức, nhưng điểm suy thoái nguy hiểm nhất vẫn là suy thoái về nhân phẩm con người. Thân xác con người là đền thờ của Chúa đã bị tục hoá vì thói đời hưởng thụ hôm nay. Người ta xem thân xác chỉ là một món hàng để có thể trao đổi, mua bán, lạm dụng… mà không cần bàn tới luân thường đạo lý. Khi thân xác chỉ là món đồ hàng thì người ta cố gắng trang trí cho đẹp, cho lộng lẫy, cho kiêu sa để bắt mắt, để thu lời mà quên rằng cái đẹp chỉ được tôn vinh khi có duyên thắm đi cùng. Người đẹp nhưng lòng dạ xấu xa chắc chắn cũng bị xem thường.

Mỗi người chúng ta đều là đền thờ của Thiên Chúa ngự trị, nhưng có thể Thiên Chúa đã mất chỗ, nghĩa là tội lỗi đã chiếm mất chỗ của Chúa, vậy chúng ta phải trả lại chỗ cho Chúa bằng việc tẩy trừ tội lỗi. Chúa muốn chúng ta sống hiên ngang như đền thờ Giêrusalem, Chúa muốn chúng ta sống tự do độc lập hoàn toàn với tội lỗi, bởi vì phạm bất cứ tội gì, có tính hư tật xấu nào, mắc một đam mê nào là chúng ta làm nô lệ cho những thứ đó, như Chúa Giêsu đã nói: “Ai phạm tội là nô lệ cho tội”. Muốn độc lập với tội lỗi chúng ta phải đến với Chúa Giêsu, ăn năn sám hối, xin Chúa tha thứ, để được sống trong tự do của con cái Chúa.

 

Huệ Minh

 

Chia Sẻ Cảm Nghiệm -

VỊ NGỌT TRONG NƯỚC MẮT

Tin mừng hôm nay thuật lại việc Chúa Giêsu biến hình trên núi. Có lẽ khi đọc thuật trình này, ai trong chúng ta cũng hiểu rằng, đó là việc Chúa Giêsu muốn mặc khải cho các tông đồ thân tín của Ngài biết sự thật về Ngài, là Con Một Thiên Chúa, nhằm củng cố niềm tin cho các ông: “Y phục Người trở nên rực rỡ, trắng tinh, không có thợ nào ở trần gian giặt trắng được như vậy.” (Mc 9, 3)

Và tâm tình của các tông đồ hôm nay cũng như tâm tình của chúng ta. Khi thấy được sự bảo vệ, chở che, khi thấy được quyền năng và sức mạnh, khi thấy được bình an và hạnh phúc, thường thì chúng ta muốn dừng lại, muốn ở mãi trong đó: “Thưa Thầy, chúng con ở đây, thật là hay! Chúng con xin dựng ba cái lều, Thầy một cái, ông Môsê một cái và ông Êlia một cái.” (Mc 9, 5)

Quan trọng hơn, chính là lời tuyên bố của Thiên Chúa Cha: “Đây là Con Ta yêu dấu, hãy vâng nghe lời Người.” (Mc 9, 7) Việc phải vâng lời Con Thiên Chúa là điều chúng ta nhất định phải tuân giữ, vì đó chính là lương thực nuôi sống linh hồn ta. Con người có tự do, có lương tâm thế nên Thiên Chúa luôn luôn tôn trọng quyết định của họ. Lương tâm sẽ dạy cho họ biết sống theo như thánh ý Thiên Chúa muốn nhưng tự do giúp họ biết chọn lựa sống có trách nhiệm và trưởng thành.

Ngày xưa khi còn trẻ, khi còn trên con đường tìm hiểu Thiên Chúa, tôi hay oán trách Ngài, tôi hay hoài nghi Ngài. Ngày nay tôi không còn biết hoài nghi Thiên Chúa là gì nữa nhưng tôi không dám tin Ngài yêu tôi. Đơn giản vì tôi có yêu Ngài nhiều đâu. Ai yêu nhiều mới được cho nhiều mà. Nhưng nói thế thôi, chứ làm sao tôi biết được thánh ý Ngài trên cuộc đời tôi. Làm sao tôi biết mình có thế sống đến khi nào và chết như thế nào. Làm sao tôi biết được ngày sau tôi sẽ ra sao. Tôi không còn oán trách Thiên Chúa nhưng tôi đã biết chấp nhận. Chấp nhận sự thật về mình và thừa nhận sự thật về Thiên Chúa. Tôi cũng không còn quá khắt khe với sự thật về tha nhân nữa. Cuộc sống đã mài giũa tôi trở nên kiên cường, vĩ đại hơn theo cách nghĩ của tôi. Không phải là người vĩ đại vì làm được những việc to lớn nhưng vĩ đại vì đã chiến thắng được chính mình.

Chiến thắng bạn hữu đã là chiến thắng vang dội nhưng chiến thắng chính mình lại là chiến thắng vĩ đại nhất. Chỉ cần bạn thắng được chính mình, bạn đã là người vĩ đại. Vì bạn không còn quá buồn, quá đau khổ bởi thách đố của cuộc sống nữa nhưng mà bạn đã biết biến đổi nó, thay thế cho những giọt nước mắt đau khổ, là những giọt nước mắt có vị ngọt của tình yêu thương và tha thứ.

Không biết từ bao giờ tôi thích làm người vĩ đại, mà cũng chả phải thích hay không. Tự nhiên tôi trở nên người vĩ đại lúc nào tôi cũng không hay. Đôi khi tôi còn ngạc nhiên với chính mình sao tôi có thể bình thản trước đau khổ và sóng gió đến vậy. À thì ra là ơn Chúa, có lẽ là Ngài đã tinh luyện tôi, không phải chai sạn trong đau khổ và tội lỗi mà dịu dàng hơn với thế giới này.

Nếu như có một điều ước duy nhất cho bản thân, có lẽ tôi chọn ước mình mãi trở nên xinh đẹp và dịu dàng. Tôi không cần nét đẹp “long trời lở đất”, nhưng tôi chỉ cần là tôi của hiện tại, chân thành, mộc mạc, bí ẩn và quyến rũ khiến cho người ta không say nhưng nhớ mãi... Tôi yêu thích sự dịu dàng vì trên đời này, hầu như những người tôi gặp gỡ tiếp xúc đều thích tôi dịu dàng. Thế nên, cho dù cuộc sống này có cay nghiệt với tôi, tôi cũng không hoảng sợ hay phản kháng nó, đối lại tôi sẽ rất điềm tĩnh đối xử dịu dàng với nó. Vì người dịu dàng với thế giới không phải là người được thế giới đối xử dịu dàng nhưng ngược lại đó lại là người bị thế giới ngược đãi nhất, đơn giản chỉ vì họ muốn trở nên dịu dàng.

Lạy Chúa, con đã từng ở trong tâm trạng của các tông đồ hôm nay, khi cảm nhận được hạnh phúc chân thành, con chỉ muốn mình được ở mãi trong nó, con chỉ muốn thời gian dừng lại, để hạnh phúc ấy không mất đi, nhưng Chúa dạy con phải biết sống cho hạnh phúc ngày sau. Con không biết hạnh phúc ngày sau ấy như thế nào nhưng chắc chắn đó phải là điều tốt nhất khi Thiên Chúa muốn. Xin giúp con can đảm và dịu dàng sống cho hạnh phúc ngày sau. Xin giúp con mạnh mẽ và kiên cường, vững tin vào một hạnh phúc ngày sau...

 

M. Hoàng Thị Thùy Trang

 

Chia Sẻ Cảm Nghiệm -

ĐIỀU ƯỚC XA XỈ...

Không khí tưng bừng của những ngày xuân đã khép lại, nhường chỗ cho tâm tình phụng vụ mùa chay thánh. Năm nào cũng vậy, cứ mỗi lần dọn nhà đón xuân lòng tôi lại trào dâng những cảm xúc khôn tả. Phải nói là dường như cả năm tất tả kiếm tiền, chỉ vỏn vẹn có vài ngày trước Tết tôi mới có thời gian để dọn dẹp nhà cửa của mình. Hằng ngày, ông xã tôi cũng có dọn dẹp nhưng mà sao đến ngày tổng vệ sinh cuối năm, chỗ nào cũng bụi bặm kinh khủng. Tôi lau chùi căn nhà trần thế, mà luôn nghĩ đến Ngôi Đền thờ trong tâm hồn mình. Một năm trôi qua, khi có thời gian nhìn lại, mới thấy lòng mình cũng bụi bặm, tội lỗi và ngổn ngang không kém.

Dọn nhà và dọn lòng, đó chính là công việc hằng năm của tôi trong những ngày xuân. Ngôi nhà nào cũng bụi bặm cần phải được chăm sóc luôn luôn. Ngôi nhà trần thế tôi không có thời gian, thì lẽ nào ngôi nhà tâm hồn của tôi không bị bỏ quên. Có đôi khi, tôi cũng bỏ quên hoặc lười biếng, tôi bỏ quên tâm hồn mình trong tội, trong đam mê, trong tham vọng.

Có lẽ mùa xuân là mùa tôi yêu thích nhất trong năm. Vì tôi có thời gian để nghỉ ngơi đúng nghĩa. Vì tôi được gặp gỡ người thân của mình, vì tôi có cơ hội viếng thăm những nơi tôi đã từng đi qua. Mùa xuân bao giờ cũng là mùa của niềm vui và hy vọng là vậy. Nhà nhà đều hy vọng một năm mới đến hạnh phúc và an khang hơn.

Có thể nói mỗi mùa xuân trôi qua, tôi đều có riêng một tâm trạng. Khi người ta có thể kiên cường đứng vững trước mọi thách đố của cuộc sống là khi người ta hạnh phúc nhất. Tôi không tiếc tuổi trẻ của mình, tôi cũng không hối tiếc thời gian đã trôi qua. Tôi chỉ hy vọng bình an và hạnh phúc đến với mọi người cho hiện tại và tương lai mà thôi.

Quá khứ, cụm từ này với tôi giờ đây không quá đau buồn và cay đắng. Quá khứ là điều đã trải qua rồi, không thể khiến tôi hối tiếc hay đau buồn, ân hận. Giờ đây tôi hiểu rằng, quá khứ hay hiện tại hay tương lai đều không quan trọng, quan trọng là điều gì còn tồn tại trong cuộc sống này, đó mới thực sự quan trọng nhất.

Như vậy, chỉ cần trong lòng tôi có Chúa. Chỉ cần trong lòng tôi tồn tại Ngài, thiết nghĩ đó là điều quan trọng và hạnh phúc nhất. Dù quá khứ tôi có là ai, tôi có phạm tội gì không quan trọng. Dù ngày mai tôi có ra sao cũng không cần biết đến, chỉ cần giây phút này lòng tôi có Chúa, trái tim tôi yêu mến và tôn thờ Ngài là đã đủ.

Đến bây giờ tôi mới khám phá ra bình an của một tâm hồn có Chúa ở trong lòng. Đó là một sự bình an đến kỳ diệu. Thật nực cười cho tôi, cả một quãng đời tuổi trẻ vật lộn với bản thân và cuộc sống, giờ đây tôi lại thấy bình yên và ấm áp lạ. Cho dù tôi vẫn phải đương đầu với bệnh tật, khó khăn và vất vả, tôi cũng thấy thật bình yên. Sự bình yên mà chỉ ở trong Thiên Chúa tôi mới có được. Hình như va vấp nhiều khiến người ta đứng vững như cây cổ thụ kiên cường trước mọi bão giông là vậy.

Tin mừng Chúa nhật thứ nhất mùa chay hôm nay mời gọi chúng ta hãy: “Ăn năn sám hối và tin vào Tin mừng.” (Mc 1,15) Có lẽ ai cũng hiểu vì sao mình phải ăn năn sám hối, cũng chỉ vì mình tội lỗi và yếu đuối, sống phản nghịch với ý muốn của Thiên Chúa. Không chỉ sám hối mà chúng ta còn cần phải tin vào Tin mừng, tin vào những lời dạy bảo và lời hứa của Thiên Chúa nữa. Tin mừng là lời Thiên Chúa nói với ta, ta cần phải tin vào lời Ngài đã nói, đơn giản vì đó là những lời dạy bảo, những lời hứa, những lời yêu thương.

Mùa xuân khép lại bằng mùa chay, có vội vã quá không khi niềm vui xuân chưa hết. Sự thật thì Chúa xuân vĩnh cửu luôn ở bên ta, mỗi ngày Ngài đều là mùa xuân vĩnh hằng không bao giờ khép lại. Thế nhưng, chúng ta cần phải sống tâm tình mùa chay thánh, để chúng ta ý thức về thân phận tro bụi và tội lỗi của mình, chỉ là để thánh hóa biến đổi bản thân ta tốt hơn mà thôi.

Lạy Chúa, con cần phải ăn năn sám hối và tin vào Tin mừng, vì con không biết mình có còn tồn tại để dọn nhà đón mùa xuân năm sau hay không. Con cần phải dọn tâm hồn mình đón Chúa đến, điều đó quan trọng hơn việc dọn nhà đón Tết đón xuân. Con không mong ước gì hơn sự bình an và hạnh phúc. Trải qua nhiều sóng gió con hiểu rằng không có gì quan trọng hơn có Chúa, không có gì quan trọng hơn bình an và hạnh phúc. Nếu như có được một điều ước duy nhất, chắc chắn con sẽ mong ước cho tất cả mọi người trên thế giới đều hạnh phúc và bình an, ai cũng là người tốt, ai cũng có công ăn việc làm, ai cũng có sức khỏe và bình an. Hình như điều ước ấy xa xỉ quá.. cho lộc xuân năm này phải không?

 

M. Hoàng Thị Thùy Trang

Chia Sẻ Cảm Nghiệm -

BƯỚC VÀO MÙA CHAY

Thánh lễ hôm nay đưa chúng ta vào Mùa Chay Thánh, là mùa ăn năn sám hối và đền tội. Muốn ăn năn sám hối thì ta phải quay về với chính mình, để thấy mình cần phải sám hối những gì, quay về với cuộc sống nội tâm kín đáo thầm lặng, mặc dầu phải sống với bao nhiêu ồn ào náo nhiệt của cuộc sống hôm nay.

Nghi thức xức tro chính là nghi thức khai mạc Mùa Chay. Nó là hành động hữu hiệu và cụ thể nhất nhắc nhỡ ta về thân phận và kiếp người nhỏ nhoi mỏng dòn ấy. Để khi cúi đầu nhận lãnh một chút tro từ tay Thừa Tác Viên, bạn và tôi hiểu rằng: Thân phận này chỉ là bụi tro. Bởi thế, nghi thức xức tro là một nghi thức sám hối ý nghĩa nhất. 

Nếu ta xức tro bằng một ý hướng ngay lành, bằng một tâm hồn thành thật, nghi thức này sẽ cho ta sự khiêm tốn cần thiết để đón nhận bài học của một sự thật rất quý giá: xuất phát từ tro bụi, thân phận được hoàn trả cho bụi tro. Chỉ cầm một lần xuôi tay nhắm mắt là đủ để tất cả tan biến.

Đồng thời Mùa Chay còn giúp ta có đủ thời gian chuẩn bị tâm hồn đón mừng mầu nhiệm Phục Sinh, đón mừng vị thủ lãnh của ta vượt qua sự chết, sự đau khổ đưa ta vào nguồn sống thật. Dẫu chỉ là tro bụi, nhưng nhờ Chúa Ki-tô, thân phận bụi tro không mất đi, không tan biến đời đời, nhưng lại được mặc lấy sự sống vĩnh cửu, sự sống phục sinh huy hoàng của chính Chúa Ki-tô.

Với hai tâm tình chính của Mùa Chay: ý thức thân phận của bản thân và chuẩn bị tâm hồn đón mừng mầu nhiệm Phục Sinh như thế, Giáo Hội mời gọi ta ăn năn sám hối, mời gọi ta trở về với Chúa bằng nỗ lực nên thánh của mình. Bài học của sự trở về và nên thánh của các thánh sẽ là bài học cụ thể cho ta noi gương bắt chước. Tôi muốn nói với bạn về cuộc trở lại của thánh Phao-lô Tông Đồ.

Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu dạy các Tông đồ: bố thí kín đáo, cầu nguyện kín đáo và ăn chay kín đáo. Đời sống đạo đức phải kín đáo. Rõ ràng là Chúa chống lại thói phô trương của người Biệt phái và Pharisiêu, cũng như của chúng ta hôm nay. 

Lời chúa hôm nay nhắc nhở chúng ta về thân phận mỏng dòn của con người, đồng thời mời gọi chúng ta hoán cải nội tâm trong tương quan với Thiên Chúa và tha nhân. Tiên tri Joel đã kêu gọi: “Hãy xé tâm hồn chứ đừng xé áo”, hãy phản đối lại chính tà tâm của mình. Nói khác đi, cần phải thay đổi cái nhìn, thay đổi tư tưởng và ước muốn sao cho phù hợp với giao ước tình yêu của Thiên Chúa. Sự biến cải nội tâm ấy được biểu lộ bằng những hành động cụ thể, như từ bỏ tập quán xấu, kìm hãm con người xác thịt, thực hành chay tịnh, tất cả là để tái tập thế quân bình giữa hồn và xác.

Do tội lỗi, con người đã bị cắt đứt khỏi nguồn mạch sự sống và bị dìm vào tình trạng bi thảm của sự chết màn tang chế đã bao trùm lên con người. Thiên Chúa mời gọi chúng ta trở về với Ngài để Ngài cất khỏi chúng ta tấm màn tang chế ấy và ban cho chúng ta niềm hân hoan lạc giao hòa. Sự giao hoà này trước tiên phải là một lời cầu nguyên khiêm tốn: “Lạy Chúa, xin thương xót con, vì con đã xúc phạm đến Chúa”. Đó là lời cầu nguyện đẹp lòng Chúa vì diễn tả tâm tình khiêm tốn tin cậy nơi lòng nhân hậu của Thiên Chúa, và chắc chắn sẽ được Thiên Chúa nhận lời.

Tuy nhiên, người ta không thể giao hoà với Thiên Chúa mà lại không hòa giải với tha nhân. Đó là điều Chúa Giêsu đã xác quyết: “Nếu người dâng của lễ nơi bàn thờ và ở đó nhớ ra anh em có điều bất bình với ngươi, ngươi hãy đặt của lễ đó trước bàn thờ, đi làm hòa với anh em ngươi trước đã rồi bấy giờ hãy đến mà dâng lễ vậ của người”. Bởi vậy, nếu chúng ta cầm mong ơn giải hòa với Thiên Chúa, chúng ta cũng hãy tìm mọi cách xóa đi những xích mích, bất hòa hờn giận với người khác.

Bước vào Mùa tập luyện chiến đấu thiếng liêng, ba việc nên làm trong Mùa Chay là: Ăn chay, Cầu nguyện và bố thí. Ba việc ấy diễn tả ba chiều kích, ba mối tương quan giữa đương sự với Thiên Chúa và với anh em. Tương quan với Thiên Chúa là cầu nguyện, với tha nhân là bố thí và với chính mình là ăn chay. 

Trong sứ điệp, Đức Thánh Cha cổ võ các tín hữu trong mùa chay này hãy cầu nguyện, làm phúc bố thí và chay tịnh cho nên, vì đó là những phương dược ngọt ngào trong Mùa Chay Thánh.

Cầu nguyện giúp tâm hồn chúng ta khám phá những gian dối bí mật chúng ta thường dùng để đánh lừa chính mình, để chúng ta đi tìm kiến sự an ủi trong Thiên Chúa là Cha và là Đấng muốn cho chúng ta được sống.

Làm phúc bố thí giải thoát chúng ta khỏi sự ham hố và giúp chúng ta khám phá ra tha nhân là anh chị em chúng ta: điều chúng ta sở hữu không phải chỉ là của chúng ta. Đức Thánh Cha cho biết ngài “ước mong việc làm phúc được biến thành lối sống đích thực của mỗi người”.

Sau cùng là việc ăn chay. Việc giữ chay sẽ giải tỏa bạo lực của chúng ta, và là cơ hội quan trọng để tăng trưởng. Chay tịnh cũng giúp chúng ta cảm nghiệm điều mà nhiều người khác đang thiếu thốn, thiếu những điều cần thiết và bị đói. Chay tịnh biểu lộ tình trạng tinh thần của chúng ta, đang đói khái lòng từ nhân và sự song của Thiên Chúa. Chay tịnh đánh thức và làm cho chúng ta chú ý hơn đối với Thiên Chúa và tha nhân, thúc đẩy ý chí vâng phục Thiên Chúa, là Đấng duy nhất có thể thỏa mãn sự đói khát của chúng ta.

Mùa chay là những ngày thánh, vì là thời thuận tiện, là ngày cứu độ. Thiên Chúa lúc nào cũng sẵn sàng ban ơn cứu độ với điều kiện con người phải chuẩn bị tâm hồn để đón nhận. Cùng với Giáo Hội, chúng ta hãy dâng lời cầu nguyên: “Lạy Chúa, xin ban cho chúng con bắt đầu cuộc chiến thiêng liêng này bằng ngày chay tịnh hôm nay. Ước gì những kiêng khem, hãm mình của chúng con giúp chúng con nên dũng mạnh để chiến đấu với sự dữ”.

 

Huệ Minh

 

Chia Sẻ Cảm Nghiệm -

NHỮNG TIẾNG KHÓC KHÔNG LỜI 

Hài Nhi Giêsu xuất thân từ một gia đình Do Thái, tuy nghèo khó nhưng rất trung thành vâng theo Lề luật. Thái độ tuân phục lề luật nơi cha mẹ Người được thể hiện qua việc dâng con trẻ cho Chúa và qua việc thanh tẩy người mẹ sau khi sinh bốn mươi ngày cùng với những lễ vật quy định.

Ở đây, chúng ta thấy gia đình Chúa Giêsu đã tuân thủ ba nghi lễ cổ mà người Do Thái phải giữ, đó là : Cắt bì, Chuộc con đầu lòng và Thanh tẩy sau khi sinh.

Nhìn bên ngoài thì đây là những việc bình thường. Hàng năm chẳng có rất nhiều cha mẹ trẻ bước lên Đền thờ tiến vào cửa trước dành cho các phụ nữ để được thanh tẩy theo nghi lễ và chuộc lại đứa con mới sinh đó sao? Tuy nhiên, nội dung của sự việc mới có khác biệt.

– Đức Maria rõ ràng là người Mẹ chẳng có dính bén chút gì để phải thanh tẩy.

– Còn Đức Giêsu cũng không buộc phải được hiến dâng cho Thiên Chúa theo luật dạy, vì rồi đây chính Ngài sẽ bị sát tế và dâng hiến lên Chúa Cha trên thánh giá để làm của lễ chuộc tội loài người.

Thế nhưng chỉ vì khiêm tốn vâng phục mà Đức Maria và thánh Giuse đã chu toàn luật Cựu ước cho Chúa Giêsu để nêu gương cho chúng ta.

Chiêm ngắm Hài Nhi Giêsu được cha mẹ nâng niu trên tay mà dâng cho Thiên Chúa Cha, chiêm ngắm hai cụ già Simêon và Anna hân hoan bồng bế Chúa trên tay, chúng ta biết rằng trẻ Giêsu là một quà tặng bởi Chúa mà đến cho loài phàm hèn chúng ta. Vì thế, khi thấy Mẹ Maria ẳm trẻ Giêsu trong lòng, và khi thấy Simêon bồng Người trong đôi cánh tay già nua của mình, chúng ta cũng hãy trân trọng và chăm lo cho những đứa con bé bỏng của chúng ta và hết lòng quí trọng quà tặng sự sống này. Không bao giờ đối xử với sự sống như một sở hữu hay như một cái gì chúng ta chế tạo ra, để rồi tưởng mình có quyền muốn giữ thì giữ, muốn bỏ thì bỏ…

Tiếng kêu thống thiết của trẻ thơ chưa được chào đời đã bị chính ngay cha mẹ mình loại bỏ càng lúc càng to, càng nhiều nhất là tại đất nước Việt Nam chúng ta. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết:” Đêm nghe gió tự tình. Đêm nghe đất trở mình vì mưa. Đêm nghe gió thở dài. Đêm nghe tiếng khóc cười của bào thai….”

Vâng, những tiếng khóc không lời đó, trong những đêm khuya thanh vắng đó, lẽ nào không thấu đến tai Chúa Trời là Đấng Giàu Lòng Thương Xót?

Lạy Chúa, ngay từ khi tình yêu kết trái thì sự sống đã xuất hiện. Đó là món quà cao quý nhất mà Thượng Đế ban cho nhân loại. Con người phải biết trân trọng món quà cao quí đó. Chắc hẳn người cho phải thấy quý lắm mới tặng, mà vì là quà tặng nên chúng ta – những người nhận không can thiệp được và cũng không được phép can thiệp… Vậy mà chung quanh chúng ta, hằng ngày, hằng giờ người ta phá hoại sự sống, giết chết sự sống, phá thai như chuyện bình thường. Rất có thể họ là nạn nhân của xã hội, vì hoàn cảnh, vì thiếu ăn, vì thiếu hiểu biết, thiếu cả sự đồng cảm… Nhưng trên hết vì họ thiếu niềm tin vào một Đấng Toàn Năng và chỉ một mình Ngài mới có quyền trên Sự Sống.

Đức Giêsu đã nói: Ta là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống. Chỉ khi nào con người xác tín rằng: chạm đến sự sống là chạm đến Thiên Chúa; giết chết sự sống là phá huỷ tác phẩm của Đấng làm nên Sự Sống. Hiểu được như thế, thảm hoạ phá thai mới mong được đẩy lùi.

Lạy Chúa Giêsu, Chúa là Ngôi Lời nhập thể đã được tiến dâng hôm nay, Chúa là Thiên Chúa đã mặc lấy thịt xương máu huyết để trở nên con người và để ở với chúng con, chia sẻ thân phận con người như chúng con, đau khổ với chúng con, đau khổ vì chúng con và đau khổ cho chúng con, xin thương xót chúng con, tha thứ tội lỗi cho chúng con và ban ơn nâng đỡ chúng con.

 

Têrêsa Trịnh Thị Hảo

 

Chia Sẻ Cảm Nghiệm -

ĐẤNG UY QUYỀN 

Đức Giêsu không chỉ là một ngôn sứ (tiên tri), nhưng Ngài còn là Đấng Kitô, nghĩa là Đấng Thiên Chúa sai đến để cứu dân Ngài. Dân chúng thời Đức Giêsu đang ao ước thoát ách đô hộ của người Roma, nên họ mong chờ Thiên Chúa sai đến một vị cứu tinh giải thoát họ khỏi cảnh áp bức chính trị này. Đức Giêsu ý thức Ngài không phải là vị Kitô chính trị, nên Ngài đã cấm các tông đồ nói cho người ta biết Ngài là Kitô (Mt.16, 20).

Cái chết trên thập giá của Đức Giêsu làm cho dân chúng và các tông đồ như bừng tỉnh. Đức Giêsu không là Đấng Kitô như họ nghĩ. Các tư tế, kỳ lão và biệt phái nghĩ rằng Đức Giêsu cũng như bất kỳ ai khác, nên khi Ngài chết là họ tưởng rằng họ đã giải quyết được một bận tâm tranh chấp ảnh hưởng. Đức Giêsu sống lại, là một điều gì hoàn toàn mới. Không ai có thể nghĩ rằng Ngài sẽ sống lại. Ngay cả các tông đồ cũng không dám tin Ngài sống lại, cho dù Ngài đã báo trước vài lần, vì thế nên các ngài mới hoảng loạn sợ hãi, và hai môn đệ trên đường Emmau là hai người đã bỏ cuộc về quê vì thất vọng.

Đức Giêsu sống lại và truyền trao sứ mạng cho các tông đồ, làm các tông đồ và những người tin vào lời rao giảng của các tông đồ, suy nghĩ và hiểu biết hơn về Đức Giêsu. Đức Giêsu vẫn đang sống, cho dù bây giờ Ngài vượt khỏi tầm kiểm soát của con người, của những thế lực thù ghét Ngài cũng như cả của những người yêu mến Ngài. Ngài là ai? Đây là một câu hỏi luôn theo sát những người yêu mến Ngài, và cả những kẻ không thích Ngài. Ngay khi Ngài còn sống, Đức Giêsu đã biết người ta nói Ngài là ai, và cũng chính Ngài đã hỏi các tông đồ Ngài là ai, nhưng dường như những câu trả lời đó chưa đủ (Mt.16, 13-16).

Qua đoạn Tin Mừng hôm nay, chúng ta thử tìm về thái độ của Chúa Giêsu đối với dân chúng. Như chúng ta đã biết Palestine là một xứ nóng, người ta thường sống ở ngoài đường. Cũng chính ở ngoài đường mà Chúa Giêsu thường tiếp xúc và giảng dạy cho dân chúng. Chung quanh Ngài lúc nào cũng có một đám đông thuộc đủ mọi hạng người: Đau yếu, tàn tật, mù lòa, phong cùi, khổ đau, nghĩa là những người cần đến một sự giúp đỡ nào đó. Ngoài ra còn có những bà mẹ và những đứa con, những người đạo đức và những kẻ tội lỗi. Ngài thường mở rộng vòng tay đón nhận, tiếp xúc và nâng đỡ họ.

Ngày kia khi thuyền vừa cặp bến, thì có một đám đông đã chờ đợi Ngài. Từ trong đám đông, ông Giairô tiến ra xin Ngài đến chữa cho đứa con gái của ông đang hấp hối. Chúa Giêsu liền bước theo ông mà chẳng nói một lời. Rồi giữa đám đông, bỗng dưng Chúa Giêsu quay mặt lại và hỏi: Ai đã động đến Ta. Câu hỏi này làm cho các môn đệ ngạc nhiên và nói: Thầy coi đám đông đang chen lấn thế mà Thầy lại hỏi ai động đến Thầy. Sở dĩ Ngài hỏi như thế là vì muốn giúp người đàn bà đau yếu đã làm hành động ấy được biểu lộ đức tin của mình. Sau khi bà ấy đã xác nhận, Ngài nói với ba: Đức tin của con đã cứu chữa con, vậy con hãy về bình an.

Chúa Giêsu không phải chỉ niềm nở tiếp đón mọi người, nhưng hơn thế nữa, Ngài còn biết cách nói với từng hạng người. Thực vậy với bọn biệt phái, là những kẻ đạo đức giả, vốn kiêu căng và tự mãn, Ngài không ngần ngại gay gắt chỉ trích: Các ngươi giống như mồ mả tô vôi. Các ngươi là những kẻ dẫn đường đui mù. Với những người tội lỗi thì khác, Ngài thấu hiểu nỗi đớn đau và sự giày vò của họ, nên Ngài đã nói với họ bằng tất cả sự tế nhị, để họ thấu hiểu và tìm thấy được niềm hy vọng.

Chúa Giêsu được khắc họa trong tư thế có quyền siêu việt tuyệt đối trên thần ô uế. Người quát mắng nó. Và chỉ bằng một lời quát mắng như thế, Người đã chiến thắng nó. Người giải thoát con người khỏi tình trạng nô lệ thần ô uế, trả lại cho họ sự tự do.

Trước khi bị trục xuất, thần ô uế đã kêu lớn tiếng với Chúa Giêsu: “Ông Giêsu Nadarét, chuyện chúng tôi can gì đến ông mà ông đến tiêu diệt chúng tôi? Tôi biết ông là ai rồi: ông là Đấng Thánh của Thiên Chúa!”. Lời này nói về sứ mạng và căn tính của Chúa Giêsu. Nó cho thấy Chúa Giêsu có mối liên hệ đặc biệt với Thiên Chúa. Người được Thiên Chúa sai đến. Người đến để tiêu diệt quyền lực ma quỷ. Sau này, Người sẽ nói rõ ràng hơn: “Tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi” (2,17); “Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người” (10,45).

Chúa Giêsu đến để nối kết tình nhân loại. Ngài không tìm quyền bính và danh vọng. Ngài không chạy theo những toan tính vụ lợi cho bản thân. Ngài đển để phục vụ và hiến dâng mạng sống cho người mình yêu được sống và sống dồi dào. Chính đời sống khiêm nhu xoá bỏ địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, Ngài đã sống một cuộc đời phục vụ tha nhân một cách không mệt mỏi. Ngài đã phục vụ mọi người bất luận sang hèn, bất luận già trẻ. Ngài đã từng quỳ gối rửa chân cho các môn đệ. Ngài còn rửa chân cho cả Giu-đa kẻ sẽ bán ngài với giá 30 đồng bạc. Ngài đã sống một cuộc đời nghèo khó đến độ “sinh vô gia cư – chết vô địa táng”.

Chúa Giêsu, Ngài đã thi hành quyền bính của mình là đến để phục vụ chứ không phải để được phục vụ. Đối tượng được Ngài phục vụ là các bệnh nhân, là những người nam, người nữ đang bị thần ô uế thống trị, là những con người nghèo khổ, bất hạnh đang bị bỏ rơi bởi đời sống thiếu vắng tình người của đồng loại. Tình thương đó đã được thể hiện trên người bệnh nhân bị thần ô uế thâm nhập mà đoạn tin mừng thánh Marco tường thuật lại. Ma quỷ cũng nhìn nhận quyền bính của Ngài nên đã thốt lên: “Ngài là Đấng Thánh của Thiên Chúa”. Người đồng hương cũng nhìn nhận Ngài có đầy uy quyền trên môi miệng và nhân cách của Ngài. Họ đã khâm phục ngài vì “giáo lý thì mới mẻ, và người dạy lại có uy quyền”.

Người Kitô hữu cũng được tham dự vào vương quyền của Chúa Giêsu qua bí tích Rửa tội. Người Kitô hữu cũng được mời gọi dùng tình yêu để hoán cải lòng người, để hàn gắn những hố sâu ngăn cách của giầu nghèo, của địa vị sang hèn. Dùng tình yêu để phục vụ anh em, để dấn thân quên mình vì hạnh phúc của tha nhân. Sự hiện diện của người Kitô hữu phải là những ngọn nến sáng chịu hao mòn để mang lại niềm vui và hạnh phúc cho cuộc đời.

Người Kitô hữu phải là những hạt lúa chịu nghiền nát để dâng hiến cho đời những hương thơm của phục vụ, của bác ái và vị tha. Người Kitô hữu được mời gọi theo gương Thầy Giêsu biết dùng quyền để phục vụ, biết dùng tình yêu để hàn gắn những thương đau của chia rẽ và hận thù, biết lấy đức ái để sống vì lợi ích của tha nhân.

Hãy sống đạo đức và thánh thiện, bác ái và yêu thương, nhờ đó Nước Chúa mỗi ngày một trị đến, đồng thời nhờ đó chúng ta đẩy lui được ảnh hưởng của quyền lực Satan.

 

Huệ Minh

 

Chia Sẻ Cảm Nghiệm -

CÙNG NGÀI BƯỚC ĐI

Có lẽ những ai đã một lần bước theo Đức Giêsu trên con đường dâng hiến, sẽ nhớ mãi khoảnh khắc Chúa cất tiếng gọi những môn đệ đầu tiên hôm nay. Bởi họ cảm nhận như chính tiếng Thiên Chúa chọn gọi mình: “Các anh hãy theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh thành những kẻ lưới người như lưới cá.” (Mc 1, 17)

Thật ra ai trong đời cũng cảm nhận ít nhất một lần Thiên Chúa chọn gọi mình. Ngài mời gọi chúng ta không chỉ dâng hiến cuộc đời phục vụ tha nhân nhưng còn là phục vụ chính những người thân yêu sống bên cạnh. Nước Thiên Chúa phong phú, đa dạng, thích hợp cho mọi người, mọi hoàn cảnh. Vấn đề là tùy thuộc vào chúng ta, chúng ta có quảng đại đáp lại lời mời gọi của Ngài hay không mà thôi.

Nếu như cuộc sống càng đa dạng, phức tạp thì cuộc đời chúng ta càng phong phú. Đó là sự thích ứng với mọi hoàn cảnh của cuộc sống. Thật ra phong ba bão táp cuộc đời không quan trọng bằng chính năng lực sống của chúng ta. Chúng ta càng giỏi thích ứng với cuộc sống thì tâm hồn chúng ta càng đẹp, càng quảng đại. Đừng chỉ ngồi trông chờ những điều may lành đến với cuộc đời mình nhưng hãy cầu xin Thiên Chúa ban cho ta lòng can đảm để có thể đối diện với mọi trạng huống của cuộc đời mà không hề quá băn khoăn, lo lắng. Nếu như chúng ta có được niềm tin tưởng phó thác tuyệt đối vào Thiên Chúa, thì chắc chắn chúng ta sẽ thấy mọi biến cố xảy ra trong cuộc đời mình chỉ là phương tiện, là cơ hội để rèn luyện bản thân trở nên người trưởng thành hơn mà thôi.

Chọn lựa đáp lại lời mời gọi của Thiên Chúa là một chọn lựa khôn ngoan nhất. Vì phần thưởng Ngài dành cho những ai quảng đại với Ngài vô cùng to lớn. Thế nhưng làm gì cũng vậy, là ai cũng vậy, sống thế nào cũng vậy, chỉ cần bạn sống chân thành với mình với người thì cuộc sống sẽ luôn mỉm cười với bạn, và hạnh phúc cũng sẽ luôn luôn ở bên cạnh bạn. Ngược lại, nếu như bạn sống giả dối, sống vì tham vọng, thì chả có hạnh phúc nào có thể tồn tại trong những tâm hồn bất lương cả.

Ngày nay vẫn còn rất nhiều tâm hồn quảng đại dấn thân theo Chúa trên con đường phục vụ. Chắc chắn Thiên Chúa sẽ dành phần thưởng xứng đáng cho sự hy sinh của họ. Đó là những tâm hồn biết sống cho hạnh phúc tâm linh của người khác.

Hơn bao giờ hết, ngày hôm nay, chúng ta cần những vị mục tử theo đúng nghĩa. Hơn bao giờ hết chúng ta cần những con người có Chúa trong tâm hồn. Cho dù bạn là ai không quan trọng cho bằng bạn có Chúa trong tâm hồn. Chỉ cần ở bên người trong tâm hồn có Chúa, hạnh phúc và bình an sẽ luôn tràn ngập. Người có Chúa là người mang lại bình an hạnh phúc cho người khác. Đó phải là người luôn thấu hiểu, luôn lắng nghe, luôn cảm thông và tha thứ.

Chắc chắn sẽ không có người tuyệt hảo trên thế gian này, vì tất cả chúng ta đều là tội nhân. Thế nên, việc đồng cảm, thấu hiểu và sẻ chia là quan trọng nhất. Hơn bao giờ hết, người ta cần sự thấu hiểu, cảm thông. Thế nên, Thiên Chúa của chúng ta là một Thiên Chúa làm người như con người. Ngài cũng trải qua kiếp người với mọi người để nâng đỡ, sẻ chia, để thấu hiểu cho chúng ta.

Có một Thiên Chúa yêu thương ta như vậy, đúng ra ta phải sống thật hạnh phúc. Có một Thiên Chúa quan tâm đến chúng ta như vậy, đúng ra chúng ta phải sống thật tốt lành. Thế nhưng, tại sao vẫn còn bất hạnh và đau khổ. Tất cả cũng tại vì con người quá ích nhỉ, nhỏ nhen và tham vọng. Ai cũng chỉ quan tâm đến nhu cầu của bản thân mà không nghĩ đến Thiên Chúa và tha nhân. Bất hạnh cũng là từ đó mà ra.

Lạy Chúa, con là kẻ tội lỗi không trung thành đáp lại lời mời gọi của Ngài trên con đường dâng hiến. Không phải vì con không có khả năng nhưng có lẽ vì con quá ích kỉ, con chỉ quan tâm đến hạnh phúc của bản thân chứ không nghĩ đến hạnh phúc của người khác. Nhưng rồi thời gian cho con hiểu rằng, bản thân hạnh phúc chính là lúc mình sống quảng đại và phó thác nhất. Phó thác cho Chúa mọi biến cố xảy ra trong cuộc đời và tin vào bàn tay quan phòng, chăm sóc, thương yêu của Ngài. Quảng đại để đón nhận mọi tha nhân bước vào cuộc đời mình dù buồn dù vui, dù hạnh phúc hay đau khổ. Hôm nay con không còn nghe thấy tiếng Ngài mời gọi con bước đi trên con đường dâng hiến nhưng con nghe được tiếng Ngài mời gọi con trên con đường về quê trời. Đường dù xa dù ngắn, dù buồn dù vui thì con cũng đã bước đi hơn nửa cuộc đời. Xin giúp con trên quãng đường còn lại, hãy sống thật hạnh phúc, không phải thứ hạnh phúc mong chờ người khác đem lại cho mình nhưng chính là thứ hạnh phúc mình đã tự rèn luyện và chọn lựa. Đó là thứ hạnh phúc vì biết rằng con đã cùng Ngài bước đi...

 

M. Hoàng Thị Thùy Trang

 

Chia Sẻ Cảm Nghiệm -

LỜI GỌI VÀ ĐÁP TRẢ

Cuộc sống hôm nay đang đặt ra cho người Kitô hữu rất nhiều chọn lựa: chọn lựa giữa niềm tin vĩnh cửu với sự hấp dẫn kỳ thú của những thành tựu vĩ đại do nền khoa học kỹ thuật tiên tiến mang lại, giữa hành vi buông thả, tự do quá trớn với thái độ đúng mực theo nền tảng luân lý truyền thống, nhất là sự cân nhắc chọn lựa giữa các “thần tượng” trần thế với lời mời gọi lý tưởng đến từ thập giá Đức Kitô… Dưới ánh sáng Lời Chúa, chúng ta bắt gặp được câu trả lời thỏa đáng cho những chọn lựa ấy.

Samuel là người con được sinh ra sau khi bà Anna, một phụ nữ hiếm muộn, cầu khẩn Đức Chúa. Người mẹ đã cầu xin Thiên Chúa ban cho mình người con, bà cầu nguyện khẩn thiết đến độ thầy tư tế Hêli tưởng bà say rượu nói nhảm. Sau khi nghe bà trình bày, thầy Hêli chúc lành cho bà, và sau đó bà sinh hạ Samuel. Bà mẹ này đã dâng người con quý cho Thiên Chúa, để Samuel được phục vụ trong nhà Thiên Chúa. Bà Anna nhận ra rằng, tuy Samuel là con bà, nhưng Samuel cũng là người thuộc về Thiên Chúa, là người của Thiên Chúa. Người hiếm muộn dễ nhận ra con cái là quà tặng của Thiên Chúa; họ thường trân trọng và quý món quà Thiên Chúa ban này cách đặc biệt.

Thiên Chúa gọi Samuel. Đầu tiên Samuel cũng tưởng đó chỉ là lời gọi của người phàm. Samuel chỉ nhận ra Chúa gọi mình khi thầy Eli dạy cho cậu biết. Phải chăng tiếng Chúa và tiếng con người cũng có những nét giống nhau, và chỉ con người thân quen với Thiên Chúa hay có kinh nghiệm với Thiên Chúa mới dễ dàng nhận ra? Con người là thể xác và tinh thần, nên để nghe được tiếng Chúa, con người cần nhận ra điều gì đó và xác tín rằng điều này đến từ Thiên Chúa. Thánh Giuse qua giấc mộng, nhận ra đó là tiếng Chúa. Giấc mộng, có thể là trung gian Thiên Chúa dùng để tỏ lộ Ý của Ngài cho con người. Đức Maria được thiên thần truyền tin. Có thể thiên thần lấy hình một người hiện ra cho Đức Maria và nói với Mẹ, nhưng cũng có thể Mẹ Maria nhận ra Ý Thiên Chúa qua những ý tưởng hiện ra trong đầu Mẹ.

Thiên Chúa có chương trình cho Samuel. Ngài có chương trình cho Giuse và Maria. Thiên Chúa có chương trình cho Phaolô (1Cor.1, 1). Thiên Chúa cũng có chương trình cho mỗi người chúng ta, vì Thiên Chúa yêu thương mỗi người chúng ta như yêu chính Đức Yêsu (Ga.17, 23. 20; 15, 9.13). Thiên Chúa muốn chúng ta thuộc về Thiên Chúa, và sống hạnh phúc nhờ và trong Đức Giêsu Kitô (Eph.1, 3tt).

Tin mừng Ga 1, 35 – 42 đã gợi lên cho chúng ta kinh nghiệm đáp trả đích thực của người môn đệ Chúa trước lời mời gọi của Đức Kitô. Thánh Gioan kể lại một cách hết sức thích thú câu chuyện Chúa Giêsu gọi hai môn đệ đầu tiên. Thích thú thật, vì đó là câu chuyện cho phép chúng ta tha hồ dùng trí tưởng tượng mà hình dung ra bất cứ điều gì chúng ta thấy thích hợp với tâm tình cầu nguyện của chúng ta. Vậy trước hết chúng ta cứ để phần tưởng tượng lại mà tâm sự với Chúa, còn bây giờ chúng ta xem câu chuyện xảy ra như thế nào.

Chúng ta biết rõ hai người môn đệ này thuộc nhóm môn đệ ông Gioan Tẩy Giả. Với linh đạo “Chúa Giêsu phải nổi bật lên, còn tôi phải lu mờ đi” (Ga 3,30), ông Gioan Tẩy Giả thấy không có vấn đề gì khi ông vừa nhận ra Chúa Giêsu “đi ngang qua” liền nói cho các môn đệ biết đấy chính là “Chiên Thiên Chúa”. Lời ông Gioan giới thiệu giản dị, nhưng chứa đựng cả một bí mật cao cả, đã khiến cho hai trong số các môn đệ ông quyết định “đi theo Chúa Giêsu”. Đều là “đi”, nhưng người thì đi ngang qua làm như không để ý gì, kẻ thì đi theo để gặp cho được người mình chưa biết là ai. Bề ngoài xem ra như chuyện tình cờ, nhưng bên trong là động lực mạnh mẽ: Chúa Giêsu cố ý đi ngang qua để lọt vào sự chú ý của những kẻ Chúa muốn gọi, còn hai môn đệ ông Gioan cố ý đi theo Chúa Giêsu là để khám phá một mầu nhiệm.

Khi hai môn đệ Gioan đi theo Chúa Giêsu. Anrê sau khi đã biết Chúa Giêsu là Đấng Kitô, là Đấng Messia thì ông giới thiệu với anh mình là Simon Phêrô đến gặp Chúa Giêsu. Anrê nói với anh mình: “Chúng tôi đã gặp Đấng Messia, nghĩa là Đấng Kitô” và rồi ông đã dẫn Simon Phêrô đến với Chúa Giêsu.

Mỗi người trong chúng ta khi biết được Thiên Chúa, biết được ơn cứu rỗi của Đức Kitô, chúng ta có can đảm mạnh dạn giới thiệu Ngài với mọi người chăng? Chúa không đòi hết thảy trong mọi người chúng ta phải từ bỏ cha mẹ, anh em và mọi sự để theo Ngài. Nhưng Ngài đòi mỗi người trong chúng ta tùy khả năng, tùy môi trường nơi chúng ta đang sống mà giới thiệu Chúa cho mọi người biết. Chúa không đòi hỏi chúng ta phải rao giảng, phải nói về Chúa thật hay như các nhà hùng biện để lôi cuốn người khác. Nhưng Ngài chỉ mong ước trong cách sống đạo của mỗi người chúng ta, như là lời mời gọi tha thiết mọi người tìm đến Thiên Chúa tình thương. Mỗi cử chỉ, mỗi lời nói, mỗi hành động của chúng ta đều thể hiện lời Chúa trong Phúc Âm như thánh Phaolô đã thúc nhắc chúng ta: “Tôi sống nhưng không phải là tôi sống mà là chính Chúa Kitô sống trong tôi”.

Thiên Chúa có chương trình cho mỗi người; tuy nhiên nếu ai không đáp trả tiếng gọi của Ngài, thì Thiên Chúa vẫn yêu thương và tiếp tục mời gọi họ theo chương trình yêu thương của Ngài. Thiên Chúa luôn mong muốn và mời gọi mỗi người sống hạnh phúc, không chỉ ở đời sau nhưng ngay đời hiện tại này nữa.

 

Huệ Minh

 

Chia Sẻ Cảm Nghiệm -

SỐNG PHÉP RỬA 

Biến cố Chúa chịu phép rửa được cả ba sách Tin mừng nhất lãm kể lại. Sự kiện này đánh dấu việc khởi đầu sứ vụ rao giảng công khai của Đức Giêsu. Trình thuật cũng tiên báo về bí tích rửa tội mà Chúa Giêsu sẽ thiết lập qua cái chết và sự Phục sinh của Ngài.

Phép rửa không chỉ được ban một lần khi chúng ta được mang đến giếng Rửa Tội trong Nhà thờ. Chúng ta được rửa bởi tất cả mọi biến cố xảy ra trong đời:

Chúng ta được rửa bởi những cực nhọc, khó khăn: đó là những dòng nước biến động thanh luyện chúng ta khỏi những gì là gian trá và vô dụng.

Chúng ta được rửa bởi những khổ đau, buồn rầu: đó là những dòng nước u ám nhưng có khả năng giúp ta lớn lên trong đức khiêm tốn và cảm thông.

Chúng ta được rửa bởi niềm vui: đó là dòng nước róc rách khiến ta cảm nghiệm được vị ngọt của cuộc đời.

Chúng ta được rửa bởi tình yêu: đó là dòng nước ấm áp làm cho đời ta tươi nở như hoa dưới ánh nắng mặt trời.

Phép rửa là một hạt giống, cần phải nẩy mầm trong suốt cả đời sống. Thánh Luca xác định rằng Chúa Giêsu cũng chịu phép rửa “như toàn dân”. Người không hề phạm tội nhưng đã muốn liên đới với tất cả những người đến thú nhận tội lỗi và chịu phép rửa. Đấng vô tội đã hòa mình vào dòng người tội lỗi để lãnh nhận phép rửa. Đấng là Suối nguồn sự sống của thành đô Thiên Chúa nay đến chịu thanh tẩy trong dòng nước Gio-đan nhỏ bé. Đấng đến để xóa tội trần gian lại bước xuống xin rửa tội từ con người. Đấng làm phép rửa trong Thánh Thần đến xin chịu phép rửa bằng nước của Gioan.

Chúa Giêsu chịu phép rửa không phải để được thánh hóa nhờ nước, nhưng chính Người thánh hóa dòng nước và để thanh tẩy những dòng nước mà Người chạm đến nhờ sự trong sạch tuyệt đối của Người.

Khi Đấng Cứu Độ chịu phép rửa chính là để thánh hóa cách trọn vẹn trước dòng nước cho phép rửa của Kitô hữu trong tương lai. Nhờ đó, ân sủng của phép rửa được ban tặng cho chúng ta cách tràn đầy và xóa bỏ mọi tội lỗi của chúng ta.

Chúa Kitô đã đón nhận phép rửa trước để rồi tất cả Kitô hữu tiếp tục lãnh nhận với lòng tin. Qua phép rửa bằng nước, Chúa Kitô chuẩn bị cho dân Người đón nhận phép rửa trong Thánh Thần do chính Người ban, như lời Gioan làm chứng “Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần.” ( Lc 3,16b)

Phép Rửa trong Thánh Thần được Gioan chứng nghiệm: Tầng trời đã mở ra, sự thông truyền được thiết lập giữa Thiên Chúa và dân của Người. Chúa Thánh Thần ngự xuống trên Chúa Giêsu dưới hình chim bồ câu để chứng thực bản tính Thiên Chúa của Người. Chúa Giêsu đón nhận Thánh Thần không phải cho chính Người nhưng là cho tất cả chúng ta đang ở trong Người.Vì nhờ Chúa Kitô và trong Chúa Thánh Thần là Đấng Thánh Hóa mọi sự, chúng ta đạt đến sự thánh thiện và mọi điều tốt lành.

Chúa Giêsu là Con yêu dấu của Chúa Cha. Người giữ mối tương quan đặc biệt với Chúa Cha. Qua tiếng từ trời phán “Con là Con của Cha,ngày hôm nay Cha đã sinh ra Con” (Lc 3,22b), Chúa Cha đã đón nhận tất cả chúng ta làm con của Người. Bởi vì tất cả nhân loại được ở trong Chúa Kitô với tư cách Người là con người. Trong ý nghĩa này, chúng ta gọi Thiên Chúa là Cha và chúng ta cũng là con yêu dấu của Người. Vậy tầng trời đã mở ra cho Con Một và tương lai cũng sẽ mở ra cho chúng ta. Chúa Thánh Thần đã ngự xuống trên Chúa Giê su, cũng sẽ ngự vào trong tâm hồn chúng ta và chắc chắn cả Ba Ngôi Thiên Chúa sẽ ở cùng mỗi người Kitô hữu khi lãnh nhận phép rửa trong Chúa Thánh Thần.

Hôm nay, chúng ta mừng lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa. Quang cảnh trong biến cố Ngài chịu phép rửa mà chúng ta vừa nghe trong Tin Mừng có lẽ làm chúng ta thấy mình hổ thẹn biết bao khi để cho tính kiêu căng thống trị và hướng dẫn đời sống mình. Thật vậy, Chúa Giêsu là Thiên Chúa cao cả vô cùng, nhưng Ngài đã mặc lấy những tâm tình và cung cách sống khiêm tốn thẳm sâu. Là Thiên Chúa, nhưng Ngài đã không đòi phải được sinh ra trong một đất nước văn minh, trong một thành phố hoa lệ và trong cung ngọc điện ngà. Trái lại, Ngài đã chấp nhận sinh ra trong một hoàn cảnh bi đát nhất của thân phận làm người.

Ngài đã không chọn cho mình một người cha, một người mẹ danh giá và giàu sang. Trái lại, Ngài chấp nhận làm con của một anh thợ mộc vô danh tiểu tốt và một cô thiếu nữ nhà quê khổ nghèo.

Và hôm nay, khi bước xuống dòng sông để lãnh nhận phép rửa của Gioan, chúng ta mới thấy hết sự khiêm nhường của Thiên Chúa chúng ta. Là Thiên Chúa thánh thiện tuyệt đối, nhưng Ngài lại hạ mình đến xin ông Gioan làm phép rửa như một người dân tầm thường và tội lỗi. Ngài khiêm hạ đến độ làm cho mình trở thành một kẻ vô danh bên cạnh một ông Gioan Tẩy Giả đang được mọi người ngưỡng mộ và kính phục để chia sẻ kiếp người với chúng ta, để nâng loài người chúng ta lên.

Phép Rửa nói với chúng ta rằng: Con cái do cha mẹ sinh ra nhưng không hoàn toàn thuộc về cha mẹ, bởi vì chúng ta còn là con cái của Thiên Chúa. Cha ông mình đã nói rất chí lý: “Cha mẹ sinh con, trời sinh tính”. Không ai có thể tự nắm giữ vận mệnh của mình. Số phận của mỗi người đã được bàn tay đầy yêu thương quan phòng của Thiên Chúa an bài. Chúng ta tin rằng, con người do Thiên Chúa tạo dựng, mỗi người được Thiên Chúa trao cho một số khả năng và một sứ mạng. Với ơn Chúa giúp con người có thể dùng khả năng của mình để chu toàn sứ mạng đã được giao phó cho mình.

Mỗi biến cố xảy tới là một lời mời gọi chúng ta nhớ đến thân phận của mình sau khi chịu phép Rửa, mời gọi chúng ta nhìn lại con người của mình và canh tân đời sống. Khi ý thức được mình là ai thì chúng ta mới biết sống sao cho phù hơp với ý muốn của Thiên Chúa.

 

Huệ Minh

Chia Sẻ Cảm Nghiệm -

BAO MÙA GIÁNG SINH VẪN MỘT MỐI TÌNH...

Mỗi năm khi mùa Giáng sinh đến, có lẽ lòng mỗi người đều tưng bừng một niềm vui khôn tả, vì Thiên Chúa làm người mang lại cho chúng ta một niềm vui vĩnh cửu. Không khí giáng sinh lúc nào cũng vậy, tưng bừng và náo nhiệt. Người ta hân hoan chào đón Chúa Hài nhi vì biết rằng Thiên Chúa đến để chia sẻ kiếp người với chúng ta. Giờ đây thì tôi đã hiểu vì sao Thiên Chúa lại chọn sinh ra cách nghèo khó nhất. Vì Ngài là Thiên Chúa của người nghèo, Ngài đến là để chia sẻ kiếp người với chúng ta và là để dạy chúng ta cách sống để trở thành người giàu có ngày sau.

Bài học Nhập thể là bài học vô tận, nơi đó Chúa Giêsu đã từng ngày sống và chỉ dạy cho chúng ta biết điều nên làm, nên sống, nên chọn lựa. Cho dù là cách nào đi chăng nữa thì cũng chỉ là Ngài yêu thương chúng ta vô tận mà thôi.

Có Thiên Chúa yêu thương mình đến như vậy, đúng ra chúng ta phải thật vui và thật hạnh phúc. Vì Thiên Chúa làm người chia sẻ kiếp sống với chúng ta, vì có Thiên Chúa ở với chúng ta, vì có Thiên Chúa đến với chúng ta. Có Thiên Chúa đến với mình, ở với mình là điều hạnh phúc nhất.

Nếu như bạn cảm thấy thật hạnh phúc khi có được ai đó đến với mình thì bạn lại càng nên hạnh phúc hơn vì chính Thiên Chúa đã đến trong cuộc đời bạn. Người đời có thể đến và có thể rời đi bất cứ lý do gì họ muốn nhưng Thiên Chúa, Ngài chẳng bao giờ rời đi cả. Ngài đến và chỉ đến cho con người hạnh phúc, không bao giờ Ngài khiến cho bất kỳ một thọ tạo nào đau khổ.

Đau khổ của con người là tội lỗi họ chứ không phải là ý muốn của Thiên Chúa, thế nhưng, từ trong đau khổ Ngài ban bình an và hạnh phúc cho muôn người: “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho loài người Chúa thương.” (Lc 2,14)

Mỗi một mùa giáng sinh, tôi đều mang một tâm trạng khác nhau. Có mùa thì vui, có mùa thì buồn, có mùa thì đau khổ, có mùa thì sung sướng, âu cũng là cảm xúc của trái tim, nhưng mỗi mùa Noel qua, cho tôi một trải nghiệm sống, tôi biết sống trưởng thành hơn, dù đau khổ, dù thất bại, dù buồn dù vui không quan trọng, quan trọng là tôi ý thức mỗi ngày Thiên Chúa yêu thương và chờ đợi tôi.

Lạy Chúa, bao mùa giáng sinh vẫn một mối tình... Đó là tình yêu con dành cho Chúa, cho những người con yêu thương và cho những người con chưa yêu thương. Có lẽ con già mất rồi để không còn biết buồn khi bị bỏ rơi, khi bị hất hủi, khi bị ghen tỵ... Có lẽ trái tim con già cỗi mất rồi để có thể đối diện với cuộc sống bằng một tâm thế bình tĩnh nhất. Con cũng chỉ mong ước vậy, mong ước trái tim mình đủ lớn, đủ can đảm, đủ quảng đại để học cách sống trong thinh lặng. Cho dẫu là một thinh lặng buồn cũng không quan trọng, quan trọng là con cảm nhận được thứ bình an mà Thiên Chúa ban cho con. Đó là thứ bình an kỳ diệu nhất, nó rất buồn nhưng rất quyến rũ, rất lãng mạn và rất thiết tha... Cảm ơn Ngài đã đến với con và không bao giờ rời đi...

 

M.Hoàng Thị Thùy Trang

 

Songs of Comfort

8 Catholic Church Songs

Kinh Lạy Cha (tiếng Anh)

Kinh Kính Mừng (tiếng Anh)

Kinh Tin Kính (tiếng Anh)

ANRÊ DŨNG LẠC-Điện thoại (402) 423-2005 &(402) 937-5699

9210 1St Lincoln, NE 68526

ANRÊ DŨNG LẠC
9210 1St

Lincoln, NE 68526

Điện thoại (402) 423-2005 &(402) 937-5699
Email: joseph@andrewdunglac.org
Chúng tôi:

"Sống và thực hành Lời Chúa trong cuộc sống".